K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 10 2014

Hai góc có cạnh tương ứng song song nên chúng bằng nhau hoặc bù nhau. Mà góc thứ nhất (giả sử là góc \(\alpha\)) gấp 3 lần góc thứ hai (giả sử là góc \(\beta\)). Nên ta có

\(\left\{\begin{array}{l}\alpha+\beta=180^o\\ \alpha=3\beta\end{array}\right.\)

Từ đó ta tính được \(\alpha=135^o; \beta=45^o\)

18 tháng 10 2014

Câu trả lời bên dưới bị lỗi. Rõ ràng lúc gõ là công thức toán mà hiện lên câu trả lời lại là code Tex. Trả lời lại:

Hai góc có cạnh tương ứng song song nên chúng bằng nhau hoặc bù nhau. Mà góc thứ nhất (giả sử là góc \(\alpha\)) gấp 3 lần góc thứ hai (giả sử là góc \(\beta\)). Nên ta có \(\alpha+\beta=180^{\text{o}}\) và \(\alpha=3\beta\)

 

Từ đó ta tính được \(\beta=45^{\text{o}}\) và \(\alpha=135^{\text{o}}\)

18 tháng 10 2014

\(=\frac{9}{100}\)

7 tháng 10 2014

Tổng 3 số 38, 45 và 67 là:

    38 + 45 + 67 = 150

A lớn hơn trung bình cộng của cả 4 số => Ta có sơ đồ sau:

Tổng 3 số: 150 A Trung bình cộng 9 3 lần Trung bình cộng = 150 + 9

=> 3 lần Trung bình cộng = 150 + 9 = 159

=> Trung bình cộng = 159 : 3 = 53

=> A = Trung bình cộng + 9 = 53 + 9 = 62

25 tháng 11 2014

giỏi wá'''''''''''!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!

3 tháng 10 2014

Tổng 1 + 2 + .. + 9 = 9.(9 + 1)/2 = 45

Khi xóa hai chữ số bất kỳ (a, b) bằng hiệu của chúng (a - b hoặc b - a tùy theo a lớn hơn hay nhỏ b ) thì tổng trên sẽ giảm đi a + b và tăng thêm a -b (hoặc b - a). 

=> Tổng trên sẽ giảm đi a + b - (a - b) = 2.b hoặc a + b - (b - a) = 2.a. Mà 2.a và 2.b luôn là số chẵn => Mỗi lần xóa 2 số bất kỳ và thay bằng hiệu thì Tổng ban đầu sẽ luôn giảm đi một số chẵn, mà tổng ban đầu là số lẻ (45) nên không thể trừ số 45 cho các số chẵn để được 0 được (vì 0 là số chẵn).

Vậy không có cách nào để có kết quả tổng = 0 được.

5 tháng 10 2014

Tổng 1 + 2 + .. + 9 = 9.(9 + 1)/2 = 45

Khi xóa hai chữ số bất kỳ (a, b) bằng hiệu của chúng (a - b hoặc b - a tùy theo a lớn hơn hay nhỏ b ) thì tổng trên sẽ giảm đi a + b và tăng thêm a -b (hoặc b - a). 

=> Tổng trên sẽ giảm đi a + b - (a - b) = 2.b hoặc a + b - (b - a) = 2.a. Mà 2.a và 2.b luôn là số chẵn => Mỗi lần xóa 2 số bất kỳ và thay bằng hiệu thì Tổng ban đầu sẽ luôn giảm đi một số chẵn, mà tổng ban đầu là số lẻ (45) nên không thể trừ số 45 cho các số chẵn để được 0 được (vì 0 là số chẵn).

Vậy không có cách nào để có kết quả tổng = 0 được.

30 tháng 9 2014

Cách đổi số thập phân vô hạn tuần hoàn sang phân số (số hữu tỉ) như sau:

1) Trường hợp có 1 chữ số lặp lại:

Ví dụ: 0,(6) = p/q ?

0,(6) = 0,666....

Đặt a = 0,(6) 

=> 10. a = 0,666... x 10 = 6,666.... = 6 + 0,666... = 6 + a

=> 10. a = 6 + a

     9.a = 6

    a = 6/9 = 2/3

2) Trường hợp có 2 số lặp lại:

Ví dụ là số trong đầu bài:

2,4(13) thì ta có thể tách phần không lặp và phần lặp lại như sau:

2,4(13) = 2,4 + 0,0(13) = 24/10 + 0,(13)/10 = 24/10 + 1/10 x 0,(13)

Đặt a = 0,(13) = 0,131313....

=> a x 100 = 13,1313.... = 13 + 0,1313... = 13 + a

=> a x100 = 13 + a

=> 99 x a = 13

=> a = 13/99

Vậy:

2,4(13) = 24/10 + 1/10 x 13/99

           = 24/10 + 13/990

           = 2389/990

9 tháng 1 2015

Gọi x là phân số cần tìm.

Ta có:

x=2,4(13)

=>10x =24,(13)

=>1000x=2413,(13)

Vậy:

1000x-10x=2413,(13)-24,(13)

=>990x=2389

=>x=2389/990

Vậy số đó là 2389/990

21 tháng 9 2014

Anh - Em = 8

[Anh 5 năm trước] bằng tuổi anh hiện nay trừ 5 tuổi

[Em 8 năm sau] bằng tuổi em hiện nay cộng thêm 8 tuổi

Khi đó hiệu tuổi anh và em giảm 5 + 8 = 13 tuổi, giảm hơn chênh lệch tuổi anh và em hiện nay (chênh lệch giữa tuổi anh và em hiện nay là 8 tuổi) 

=> [Em 8 năm sau] hơn [Anh 5 năm trước] là 13 - 8 = 5 tuổi.

      Tỉ lệ: [Em 8 năm sau] và [Anh 5 năm trước] bằng 4 : 3

Đây là bài toán tìm 2 số biết hiệu và tỉ.

Gọi [Anh 5 năm trước] là 3 phần thì [Em 8 năm sau] là 4 phần.

=> Hiệu là: 4 - 3 = 1 phần và bằng 5 tuổi

=> 1 phần = 5 tuổi

=> [Anh 5 năm trước] = 3 phân x 5 = 15 tuổi

     [Em 8 năm sau] = 4 phần x 5 = 20 tuổi

=> [Anh hiện nay] = 15 + 5 = 20 tuổi (vì 5 năm trước đã là 15 tuổi) 

     [Em hiện nay] = 20 tuổi - 8 = 12 tuổi (Vì 8 năm sau là 20 tuổi)

Đáp số: Anh: 20 tuổi, em: 12 tuổi

20 tháng 11 2016

Gọi tuổi anh là x (tuổi); tuổi em là y (tuổi)

Độ tuổi anh cách đây 5 năm; tuổi em sau 8 năm tỉ lệ với 3 và 4 nên ta có:

(x-5)/3 = (y+8)/4

Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau ta được:

(x-5-y-8)/3-4 = (8-13)/-1 = -5/-1 =5

(x-5)/3 = 5 suy ra x = 20

(y+8)/4 = 5 suy ra y = 12

Vậy tuổi anh là 20 tuổi ; tuổi em là 12 tuổi.

16 tháng 9 2014

Đặt T = 12 + 22 + ... + 102 = 385

=> T x 22 = 12. 22 + 22. 22 + ... + 102.22 = 385. 22

=> T x 22 = (1.2)2 + (2. 2)2 + ... + (10.2)2 = 385. 22 

=> T x 22 = (2)2 + (4)2 + ... + (20)2 = 385. 22 

=> T x 22 = S = 385. 22 

=> S = 385 x 4

16 tháng 9 2014

Em cảm ơn cô(thầy) ạ!

24 tháng 8 2014

Ta có:

p = 42.k + r. = 2.3.7.k + r

Vì r là hợp số và r < 42 nên r phải là tích của 2 số r = x.y

x và y không thể là 2, 3, 7 và cũng không thể là số chia hết cho 2, 3, 7 được vì nếu thế thì p không là số nguyên tố.

Vậy x và y có thể là các số trong các số {5,11,13, ..}

Nếu x=5 và y=11 thì r = x.y =55>42

Vậy chỉ còn trường hợp x = 5, y = 5. Khi đó r = 25.

 

 

18 tháng 8 2017

R bằng 12

HD
6 tháng 8 2014

\(A=1+\frac{1}{2}+\frac{1}{2^2}+...+\frac{1}{2^{99}}+\frac{1}{2^{100}}\)

\(A\times2=2+1+\frac{1}{2}+...+\frac{1}{2^{98}}+\frac{1}{2^{99}}\)

\(\Rightarrow A\times2-A=2-\frac{1}{2^{100}}\)

\(\Rightarrow A=2-\frac{1}{2^{100}}\)

6 tháng 8 2014

Đặt

\(A=1+\frac{1}{2}+\frac{1}{2^2}+...+\frac{1}{2^{99}}+\frac{1}{2^{100}}\)

Lấy A x 2 ta được:

\(\frac{A}{2}=\frac{1}{2}+\frac{1}{2^2}+...+\frac{1}{2^{100}}+\frac{1}{2^{101}}\)

\(\frac{A}{2}=1+\frac{1}{2}+\frac{1}{2^2}+...+\frac{1}{2^{100}}+\frac{1}{2^{101}}-1\)(thêm 1 ở đầu, bớt 1 ở cuối)

\(\frac{A}{2}=A+\frac{1}{2^{101}}-1\)

\(\frac{A}{2}=1-\frac{1}{2^{101}}\)

\(A=\frac{2^{101}-1}{2^{100}}\)

28 tháng 7 2014


Gọi số thành viên trong đội (trừ chỉ huy) là a (a thuộc N*).

Theo bài: tuổi trung bình của một đội thể dục là 11 nên tuổi cả đội là 11(a + 1). 

Tuổi người chỉ huy là 42 và tuổi trung bình của những người đang tập (trừ chỉ huy) là 10 nên tuổi của cả đội là 42 + 10a. 

Từ đó ta có 11(a + 1) = 42 + 10a  a = 31.

Vậy đội đó có 32 người (kể cả chỉ huy)

16 tháng 3 2015

Gọi số thành viên trong đội (trừ chỉ huy) là a (a thuộc N*).

Theo bài: tuổi trung bình của một đội thể dục là 11 nên tuổi cả đội là 11(a + 1). 

Tuổi người chỉ huy là 42 và tuổi trung bình của những người đang tập (trừ chỉ huy) là 10 nên tuổi của cả đội là 42 + 10a. 

Từ đó ta có 11(a + 1) = 42 + 10a  a = 31.

Vậy đội đó có 32 người (kể cả chỉ huy)