Bài học cùng chủ đề
- Tính giá trị biểu thức nghiệm của phương trình bậc hai chứa tham số
- Xác định điều kiện tham số để phương trình bậc hai thỏa mãn điều kiện (nâng cao)
- Xác định điều kiện tham số để phương trình bậc hai thỏa mãn điều kiện liên quan giá trị nhỏ nhất, lớn nhất
- Sự tương giao của hai đồ thị chứa tham số liên quan đến định lí Viète (nâng cao)
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Xác định điều kiện tham số để phương trình bậc hai thỏa mãn điều kiện (nâng cao) SVIP
Cho phương trình $x^2-2mx-1=0$ (1) với $m$ là tham số. Tìm tất cả các giá trị của $m$ để phương trình (1) có hai nghiệm phân biệt $x_1; \, x_2$ thỏa mãn $x_{1}^2+x_{2}^2-x_1x_2=7$.
Hướng dẫn giải:
Phương trình (1) có $\Delta'=m^2+1>0$ với mọi $m$ nên phương trình (1) luôn có hai nghiệm phân biệt $x_1, \, x_2$.
Khi đó áp dụng định li Viète ta có
$x_1+x_2=2m; \, x_1x_2=-1$.
Theo bài ra ta có: $x_{1}^2+x_{2}^2-x_1x_2=7$
${{(x_1+x_2)}^2}-2x_1x_2-x_1x_2=7$
${{(x_1+x_2)}^2}-3x_1x_2=7$
$4m^2+3=7$
$4m^2=4$
$m=\pm 1$
Vậy $m=\pm 1$ thỏa mãn yêu cầu bài toán.
Cho phương trình $x^2-2mx+2m-2=0$, với $m$ là tham số. Tìm giá trị của $m$ để phương trình đã cho có hai nghiệm $x_1; \, x_2$ thỏa mãn $x_1+3x_2=6$.
Hướng dẫn giải:
$x^2-2mx+2m-2=0$, với $m$ là tham số.
$\Delta'=(-m)^2-(2m-2)=m^2-2m+2=(m-1)^2+1 \ge 0$ với mọi $m$.
Suy ra phương trình luôn có hai nghiệm phân biệt với mọi $m$.
Theo định lí Viète ta có: $x_1+x_2=2m; \, x_1x_2=2m-2$.
Theo giả thiết, ta có: $x_1+3x_2=6$
Giải hệ phương trình $\left\{ \begin{aligned} & x_1+x_2=2m \\ & x_1+3x_2=6 \\ \end{aligned} \right.$
$\left\{ \begin{aligned} & x_2=3-m \\ & x_1=3m-3 \\ \end{aligned} \right.$
Thay $\left\{ \begin{aligned} & x_2=3-m \\ & x_1=3m-3 \\ \end{aligned} \right.$ vào $x_1x_2=2m-2$, ta được:
$( 3m-3)( 3-m)=2m-2$
$3m^2-10m+7=0$
Phương trình có dạng $a+b+c=3-10+7=0$.
Suy ra $m=1$ hoặc $m=\dfrac{7}{3}$ .
Vây giá trị cần tìm là $m=1$ hoặc $m=\dfrac{7}{3}$ .
Cho phương trình: $x^2-3x+m=0$ (1) ($x$ là ẩn số).
a) Giải phương trình (1) khi $m=2$.
b) Tìm các giá trị của $m$ để phương trình (1) có nghiệm.
c) Tìm các giá trị của $m$ để phương trình (1) có nghiệm $x_1, \, x_2$ thỏa mãn đẳng thức: $x_{1}^{3}x_2+x_1x_{2}^{3}-2x_{1}^2x_{2}^2=5$.
Hướng dẫn giải:
a) Giải phương trình (1) khi $m=2$.
+ Khi $m=2$, phương trình đã cho trở thành: $x^2-3x+2=0$.
+ Ta có: $a+b+c=1+(-3)+2=0$ nên phương trình có hai nghiệm là $x=1$ và $x=2$.
Vậy khi $m=2$ thì phương trình (1) có hai nghiệm là $x=1$ và $x=2$.
b) Tìm các giá trị của $m$ để phương trình (1) có nghiệm.
+ Ta có: $\Delta =(-3)^2-4.1.m=9-4m$.
+ Để phương trình (1) có nghiệm khi và chỉ khi: $\Delta \ge 0$
$9-4m\ge 0$
$4m\le 9$
$m\le \dfrac{9}{4}$
Vậy khi $m\le \dfrac{9}{4}$ thì phương trình (1) có nghiệm.
c) Theo câu b) phương trình $(1)$ có nghiệm $x_1, \, x_2$ khi $m\le \dfrac{9}{4}$ (*).
Khi đó theo định lí Viète, ta có: $x_1+x_2=-\dfrac{b}{a}=3; $
$x_1.x_2=\dfrac{c}{a}=m$.
Ta có: $x_{1}^{3}x_2+x_1x_{2}^{3}-2x_{1}^2x_{2}^2=5$
$x_1x_2(x_{1}^2+x_{2}^2)-2{{(x_1x_2)}^2}=5$
$x_1x_2[(x_1+x_2)^2-2x_1x_2]-2(x_1x_2)^2=5$
$m(3^2-2m)-2m^2=5$
$9m-2m^2-2m^2=5$
$4m^2-9m+5=0$
$4m^2-4m-5m+5=0$
$4m(m-1)-5(m-1)=0$
$(m-1)(4m-5)=0$
$m=1$ hoặc $m=\dfrac{5}{4}$.
Đối chiếu với điều kiện (*) ta được các giá trị cần tìm của $m$ là $m=1$ và $m=\dfrac{5}{4}$.
Cho phương trình: $x^2-(m+2)x+m+1=0$ (1)
a) Giải phương trình (1) với $m=-3$.
b) Chứng tỏ phương trình (1) luôn có nghiệm với mọi số thực $m$.
c) Tìm $m$ để phương trình có hai nghiệm phân biệt $x_1; \, x_2$ là độ dài hai cạnh góc vuông của một tam giác vuông có độ dài đường cao ứng với cạnh huyền là $h=\dfrac{2}{\sqrt{5}}$. Biết rằng nghịch đảo của bình phương độ dài đường cao ứng với cạnh huyền bằng tổng nghịch đảo của bình phương độ dài hai cạnh góc vuông.
Hướng dẫn giải:
a) Giải phương trình (1) với $m=-3$.
Khi $m=-3$ phương trình (1) trở thành: $x^2+x-2=0$.
Vì $1+1+(-2)=0$ nên phương trình có hai nghiệm $x_1=1;\,x_2=-2$
b) Chứng tỏ phương trình (1) luôn có nghiệm với mọi số thực $m$.
Ta có: $\Delta = [ -(m+2) ]^2-4(m+1)=m^2+4m+4-4m-4=m^2 \ge 0$ với mọi $m$.
Vậy phương trình (1) luôn có nghiệm với mọi số thực $m$.
c) Tìm $m$ để phương trình có hai nghiệm phân biệt $x_1; \, x_2$ là độ dài hai cạnh góc vuông của một tam giác vuông có độ dài đường cao ứng với cạnh huyền là $h=\dfrac{2}{\sqrt{5}}$.
Theo câu b ta có: $\Delta =m^2$
Phương trình (1) có có hai nghiệm phân biệt $x_1; \, x_2$ là độ dài hai cạnh góc vuông của một tam giác vuông khi
$ \left\{ \begin{aligned} & \Delta >0 \\ & x_1+x_2>0 \\ & x_1.x_2>0 \\ \end{aligned} \right. $
$\left\{ \begin{aligned} & m^2>0 \\ & m+2>0 \\ & m+1>0 \\ \end{aligned} \right.$
$ \left\{ \begin{aligned} & m\ne 0 \\ & m>-1 \\ \end{aligned} \right. $
Mặt khác tam giác vuông có đường cao ứng với cạnh huyền $h=\dfrac{2}{\sqrt{5}}$ nên áp dụng hệ thức $\dfrac{1}{b^2}+\dfrac{1}{c^2}=\dfrac{1}{{{h}^2}}$ ta có:
$ \dfrac{1}{x_{1}^2}+\dfrac{1}{x_{2}^2}=\dfrac{1}{\Big(\dfrac{2}{\sqrt{5}}\Big)^2}$
$\dfrac{x_{1}^2+x_{2}^2}{x_{1}^2x_{2}^2}=\dfrac54$
$4\left[ {{(x_1+x_2)}^2}-2x_1x_2 \right]=5(x_1x_2)^2$
$ 4\left[ {{(m+2)}^2}-2(m+1) \right]=5(m+1)^2$
$ m^2+2m-3=0$
$m=1; \,m=-3$
Đối chiếu điều kiện ta được $m=1$ thỏa mãn yêu cầu bài toán.
Vậy $m=1$ là giá trị cần tìm.
Cho phương trình $x^2-2(m+1)x+m^2=0$ ($m$ là tham số).
a) Giải phương trình với $m=1$.
b) Tìm giá trị của $m$ để phương trình đã cho có hai nghiệm $x_1, \, x_2$ thỏa mãn: $x_{1}^2+x_{2}^2+6=4x_1x_2$.
Hướng dẫn giải:
a) Giải phương trình với $m=1$.
Với $m=1$, phương trình đã cho trở thành $x^2-4x+1=0$.
Ta có $\Delta'=2^2-1=3>0$ nên phương trình có hai nghiệm phân biệt
$ x_1=\dfrac{-b'+\sqrt{\Delta'}}{a}=2+\sqrt{3}$;
$x_2=\dfrac{-b'-\sqrt{\Delta'}}{a}=2-\sqrt{3}$.
Vậy khi $m=1$ thì nghiệm của phương trình là $x_1=2+\sqrt{3};$ $x_2=2-\sqrt{3}$.
b) Ta có: $\Delta'=(m+1)^2-m^2=2m+1$.
Để phương trình đã cho có hai nghiệm $x_1, \, x_2$ thì $\Delta' \ge 0 $
$2m+1\ge 0$
$m\ge -\dfrac12$.
Khi đó áp dụng định lí Viète ta có: $x_1+x_2=2(m+1); \, x_1x_2=m^2$.
Theo bài ra ta có: $x_{1}^2+x_{2}^2+6=4x_1x_2$
${{(x_1+x_2)}^2}-2x_1x_2+6=4x_1x_2$
${{(x_1+x_2)}^2}-6x_1x_2+6=0$
$4{{(m+1)}^2}-6m^2+6=0$
$-2m^2+8m+10=0$ (1)
Ta có $a-b+c=-2-8+10=0$ nên phương trình có hai nghiệm phân biệt $m_1=-1$ (ktm); $m_2=-\dfrac{c}{a}=-\dfrac{10}{-2}=5$ (tm).
Vậy có một giá trị của $m$ thỏa mãn là $m=5$.
Cho phương trình $x^2-2(m+1)x+m^2+2=0$ (1) ($x$ là tham số, $m$ là tham số).
a) Giải phuơng trình (1) khi $m=1$.
b) Xác định các giá trị của $m$ để phương trình (1) có hai nghiệm phân biệt $x_1, \, x_2$ thỏa mãn điều kiện: $x_{1}^2+2(m+1)x_2=12m+2$.
Hướng dẫn giải:
a) Thay $m=1$ vào phương trình $(1)$ ta có:
$x^2-2(1+1)x+{{1}^2}+2=0$
$x^2-4x+3=0$
Phương trình có: $a+b+c=1-4+3=0$ suy ra phương trình có hai nghiệm phân biệt $x_1=1$ và $x_2=\dfrac{c}{a}=3.$
Vậy với $m=1$ thì phương trình có tập nghiệm là: $S=\{1;3\}$.
b) Xét phương trình $x^2-2(m+1)x+m^2+2=0$ (1)
Phương trình (1) có hai nghiệm phân biệt khi $\Delta'>0$
${{(m+1)}^2}-(m^2+2)>0$
$m^2+2m+1-m^2-2>0$
$2m-1>0$
$m>\dfrac{1}{2}$
Với $m>\dfrac{1}{2}$ thì phương trình (1) có hai nghiệm phân biệt $x_1, \, x_2$.
Áp dụng định lí Viète ta có: $x_1+x_2=2(m+1); \, x_1x_2=m^2+2$.
Theo đề bài ta có: $x_{1}^2+2(m+1)x_2=12m+2$
$x_{1}^2+(x_1+x_2)x_2=12m+2$
$x_{1}^2+x_1x_2+x_{2}^2=12m+2$
${{(x_1+x_2)}^2}-2x_1x_2+x_1x_2=12m+2$
${{(x_1+x_2)}^2}-x_1x_2=12m+2$
$4{{(m+1)}^2}-(m^2+2)=12m+2$
$4m^2+8m+4-m^2-2=12m+2$
$3m^2-4m=0$
$m(3m-4)=0$
$m=0$ (ktm); $m=\dfrac{4}{3}$ (tm).
Vậy $m=\dfrac{4}{3}$ là thỏa mãn bài toán.
Cho phương trình $x^2-6x+m+4=0$ (1) ($m$ là tham số).
a) Giải phương trình (1) khi $m=1$.
b) Tìm tất cả các giá trị của $m$ để phương trình (1) có hai nghiệm $x_1, \, x_2$ thỏa mãn $2\,020(x_1+x_2)-2\,021x_1x_2=2\,014$.
Hướng dẫn giải:
Xét phương trình $x^2-6x+m+4=0$ (1) ($m$ là tham số).
a) Khi $m=1$, ta có $ x^2-6x+1+4=0$
$x^2-6x+5=0$
Vì $a+b+c=1+(-6)+5=0$ suy ra phương trình có hai nghiệm $x_1=1; \, x_2=\dfrac{c}{a}=5$.
Vậy $m=1$ thì phương trình có nghiệm là $x_1=1; \, x_2=5$.
b) Để phương trình (1) có hai nghiệm phân biệt $x_1, \, x_2$ thì $\Delta'>0$
${{(-3)}^2}-1(m+4)>0$
$9-m-4>0$
$-m>-5$
$m<5 $.
Khi đó theo hệ thức Viète, ta có $x_1+x_2=6; \, x_1x_2=m+4$.
Theo bài ra: $2\,020(x_1+x_2)-2\,021x_1x_2=2\,014$
$2\,020.6-2\,021.(m+4)=2\,014$
$12\,120-2\,021m-8\,084=2\,014$
$-2\,021m=-2\,022$
$m=\dfrac{2\,022}{2\,021}$ (thỏa mãn).
Vậy $m=\dfrac{2\,022}{2\,021}$ là giá trị cần tìm.
Cho phương trình (ẩn $x$): $x^2-2(m+2)x+m^2+7=0$.
a) Tìm $m$ để phương trình có hai nghiệm phân biệt.
b) Gọi $x_1, \, x_2$ là hai nghiệm phân biệt của phương trình. Tìm $m$ để $x_{1}^2+x_{2}^2=x_1x_2+12$.
Hướng dẫn giải:
a) Phương trình $x^2-2(m+2)x+m^2+7=0$ có: $\Delta'=(m+2)^2-m^2-7=4m-3$.
Phương trình có hai nghiệm phân biệt khi $\Delta'>0$
$4m-3>0$
$m>\dfrac{3}{4}$.
Vậy với $m>\dfrac{3}{4}$ thì phương trình có hai nghiệm phân biệt.
b) Gọi $x_1, \, x_2$ là hai nghiệm phân biệt của phương trình.
Với $m>\dfrac{3}{4}$, theo định li Viète ta có: $x_1+x_2=2m+4$;
$x_1x_2=m^2+7$.
Theo bài ra ta có: $x_{1}^2+x_{2}^2=x_1x_2+12$
${{(x_1+x_2)}^2}-2x_1x_2=x_1x_2+12$
${{(x_1+x_2)}^2}-3x_1x_2-12=0$
${{(2m+4)}^2}-3(m^2+7)-12=0$
$4m^2+16m+16-3m^2-21-12=0$
$m^2+16m-17=0$
Ta có $a+b+c=1+16-17=0$ nên phương trình có hai nghiệm phân biệt $m=1$ (tm); $m=\dfrac{c}{a}=-17$ (ktm).
Vậy $m=1$.
Cho phương trình $x^2+4(m-1)x-12=0$ (*), với $m$ là tham số.
a) Giải phương trình (*) khi $m=2.$
b) Tìm tất cả các giá trị của tham số $m$ để phương trình (*) có hai nghiệm phân biệt $x_1, \, x_2$ thỏa mãn $4| x_1-2 |.\sqrt{4-mx_2}=(x_1+x_2-x_1x_2-8)^2.$
Hướng dẫn giải:
a) Với $m=2$ thì phương trình (*) trở thành:
$x^2+4x-12=0$
$x^2+6x-2x-12=0$
$x(x+6)-2(x+6)=0$
$(x+6)(x-2)=0$
$x=-6; \, x=2$
Vậy với $m=2$ thì phương trình (*) có tập nghiệm là $S=\left\{ -6;2 \right\}$.
b) Phương trình $(*)$ có $a.c=1.(-12)=-12<0$ nên luôn có hai nghiệm phân biệt trái dấu.
Theo định lí Viète ta có: $\left\{ \begin{aligned} &x_1+x_2=-4m+4 \\ &x_1.x_2=-12 \\ \end{aligned} \right.$ (1)
Vì $x_2$ là nghiệm của phương trình (*) nên ta có: $x_{2}^2+4(m-1)x_2-12=0$
$x_{2}^2+4mx_2-4x_2-12=0$
$x_{2}^2+4(mx_2-4)-4x_2+4=0$
$4(4-mx_2)=x_{2}^2-4x_2+4$
$4(4-mx_2)=(x_2-2)^2$
$2.\sqrt{4-mx_2}=\sqrt{(x_2-2)^2}$
$2.\sqrt{4-mx_2}=| x_2-2 |$ (2)
Mà theo bài có: $4| x_1-2 |.\sqrt{4-mx_2}=(x_1+x_2-x_1x_2-8)^2$ (3)
Thay (1), (2) vào (3) ta được: $2.\left| x_1-2 \right|.\left| x_2-2 \right|=\left[ -4m+4+12-8 \right]^2$
$2.\left| x_1x_2-2(x_1+x_2)+4 \right|=(8-4m)^2$
$2.\left| -12-2(-4m+4)+4 \right|=64-64m+16m^2$
$2.\left| -16+8m \right|=16(m^2-4m+4)$
$16.\left| m-2 \right|=16(m-2)^2$
$\left| m-2 \right|=(m-2)^2$
$(m-2)^2=(m-2)^4$
$(m-2)^4-(m-2)^2=0$
$(m-2)^2.[ (m-2)^2-1 ]=0$
$(m-2)^2=0$ hoặc $(m-2)^2-1=0$
Giải $(m-2)^2=0$ ta được $m=2$
Giải $(m-2)^2-1=0$
$(m-2)^2=1$
$m-2=1$ hoặc $m-2=-1$
$m=3$ hoặc $m=1$
Vậy $m\in \left\{ 1;2;3 \right\}$ là các giá trị cần tìm.
Cho phương trình $x^2-(2m+1)x+m^2+1=0$, với $m$ là tham số. Tìm tất cả các giá trị $m \in \mathbb{Z}$ để phương trình có hai nghiệm phân biệt $x_1, \, x_2$ sao cho biểu thức $P=\dfrac{x_1x_2}{x_1+x_2}$ có giá trị là số nguyên.
Hướng dẫn giải:
Ta có $\Delta = (2m+1)^2-4(m^2+1)=4m-3$.
Để phương trình có hai nghiệm phân biệt khi $\Delta >0$
$m>\dfrac{3}{4}$.
Theo định lí Viète ta có: $x_1+x_2=2m+1$ và $x_1x_2=m^2+1$.
Do đó $P=\dfrac{x_1x_2}{x_1+x_2}$
$=\dfrac{m^2+1}{2m+1}=\dfrac{2m-1}{4}$
$=\dfrac{5}{4(2m+1)}$.
Suy ra $4P=2m-1+\dfrac{5}{2m+1}$.
Do $m>\dfrac{3}{4}$ nên $2m+1>1$
Để $P\in \mathbb{Z}$ thì ta phải có $(2m+1)$ là ước của $5$, suy ra
$2m+1=5$
$m=2$
Thử lại với $m=2$, ta được $P=1$ (thỏa mãn).
Vậy $m=2$ là giá trị cần tìm thỏa mãn bài toán.