Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Viết thư trao đổi về một vấn đề đáng quan tâm SVIP
I. TRI THỨC KIỂU BÀI
- Kiểu bài:
- Yêu cầu đối với kiểu bài:
+ Về nội dung: Nêu được vấn đề cần quan tâm, trình bày được ý kiến về vấn đề.
+ Về hình thức: Viết thư tay, bố cục văn bản gồm:
- Mở đầu: Nêu địa điểm, thời gian viết thư, danh tính người nhận, lời chào mở đầu.
- Nội dung: Trình bày ý kiến trao đổi về vấn đề.
- Kết thúc: Lời chào tạm biệt, danh tính người viết thư.
Với hình thức thư điện tử, bố cục về cơ bản như thư tay, nhưng cần chú ý đến địa chỉ người nhận, chức năng Cc1, Bcc2.
Chú thích:
1Cc: (Viết tắt của Carbon Copy): Tính năng gửi email cho nhiều người cùng lúc, danh sách những người nhận nội dung mail được hiển thị với tất cả những người được nhận mail.
2Bcc: (Viết tắt của Blind Carbon Copy): Tính năng gửi email cho nhiều người nhận cùng lúc, nhưng họ sẽ không biết được danh sách những người nhận thư chung với mình.
II. ĐỌC NGỮ LIỆU THAM KHẢO
Thư gửi con trai
Ngày..., tháng..., năm...
Uy-li-am (William) yêu quý!
Trước khi thảo luận cùng con, cha muốn hỏi con mấy vấn đề như sau: Con đã từng hỏi bản thân mình là người như thế nào chưa? Con đã từng tự ngẫm lại những cử chỉ, lời nói thường ngày của mình chưa? Trong lá thư này cha muốn nói với con về nhân tính.
Nhân tính là gì? Câu hỏi này đã được đặt ra rất nhiều lần trong cuộc sống. Cha cho rằng nhân tính là tổng hợp tất cả những phẩm chất tốt đẹp nhất của con người. Nó bao gồm: mạnh mẽ, cương nghị, cảm thông, chính trực, lương thiện,... tất cả những phẩm chất đáng được ca ngợi. Một người có nhân tính hay không, chỉ cần nhìn vào những điều nhỏ nhất từ cuộc sống hằng ngày của anh ta là sẽ thấy. Có những người ý chí mềm yếu, chơi bời lêu lổng, lừa đảo người lành, khiếp sợ kẻ ác. Có những người ý chí kiên cường, cần cù, chịu khó, chính trực, lương thiện. Loại người thứ nhất không có nhân tính, còn loại người thứ hai là tấm gương mẫu mực của người có nhân tính. Vậy thì làm thế nào để có nhân tính?
Để có nhân tính, trước hết bản thân phải có nhân cách tốt đẹp. Lin-cơn (Lincoln) đã qua đời mấy chục năm nhưng danh tiếng của ông vẫn vang mãi. Vì sao lại như vậy? Vì Lin-cơn là người có nhân cách vĩ đại. Khi còn sống, ông là người chính trực, liêm khiết, không bao giờ hạ thấp nhân cách của mình, không chà đạp lên danh dự của mình.
Con trai ạ, hãy luôn ghi nhớ rằng: Giữ gìn nhân cách là sức mạnh lớn nhất trên đời này. Khi mới bắt đầu sự nghiệp, nếu như con có thể lấy nhân cách của mình làm nguồn vốn cho sự nghiệp, thì sau này cho dù không phải lúc nào con cũng gặp thuận lợi, nhưng cũng không gặp thất bại đến ê chề. Ngược lại, nếu đánh mất đi nhân cách cơ bản nhất, thì con chẳng còn gì để mà nói đến sự nghiệp thành công nữa. Một người thực sự có được thành tựu trong sự nghiệp chắc chắn là người có nhân cách. Chúng ta thường nói, phải học làm người trước, từ đó có thể thấy bồi dưỡng nhân cách là nguồn vốn đáng tin cậy nhất cho sự nghiệp.
Con bây giờ đang ở trong giai đoạn học tập then chốt, tuổi trẻ tươi đẹp là thời kì lí tưởng để con nuôi dưỡng nhân cách của mình. Rất nhiều các bạn trẻ không nhận thức được điều này. Thời đi học, nhiều người không chịu khó học các kiến thức văn hoá, lại đi học các thói hư tật xấu như: lười biếng, ích kỉ, lừa thầy dối bạn, không có tí trách nhiệm nào với tương lai của chính mình. Sau này chắc chắn họ không thể là người đủ tiêu chuẩn bước vào xã hội, chứ đừng nói đến việc sẽ gây dựng nên sự nghiệp. Ngược lại những người hết lòng ham học, thật thà, có trách nhiệm, đạo đức tốt, sau này chắc chắn sẽ có tiền đồ tươi sáng.
Thành thật và giữ lời hứa là những phẩm chất quan trọng nhất trong vẻ đẹp nhân cách của con người, là thứ đáng tin cậy nhất trên đời. Trong cuộc sống không ít người vì vứt bỏ sự thành thật mà cuối cùng phải gánh chịu thất bại. Mấu chốt của thành công nằm ở sự chính trực, công bằng, thành thật và giữ chữ tín, nếu ta thiếu những thứ này thì không thể đi tới thành công đích thực được. Bất kể trong học tập hay đi làm, những phẩm chất này đều giúp con gặt hái được thành công như mong muốn.
Con trai, con cần phải biết bảo vệ nhân cách của mình, nhân cách là thứ quý giá nhất trong mọi tài sản. Lúc cần thiết, thậm chí ta còn hi sinh tính mạng của mình để bảo vệ nhân cách.
Người không có nhân cách thì làm bất cứ việc gì cũng phải đeo mặt nạ, hại người để trục lợi, tuy họ có được tiền nhưng trong thâm tâm thực ra rất đau khổ, bởi việc họ làm không có nhân tính nên lương tâm sẽ bị dằn vặt.
Con phải hiểu rằng, cho dù sau này con làm bất cứ ngành nghề gì thì cũng phải tôn trọng nhân cách và giữ gìn phẩm hạnh của mình. Sau này dù con làm bác sĩ, luật sư, doanh nhân, hay làm nông dân, nghị sĩ, chính trị gia,... thì con cũng phải nhớ một điều, trước sau con vẫn đang làm “người”. Ngoài ra, để có được nhân tính tốt đẹp, con cần có một tấm lòng cao thượng, hãy đong đầy trong tim mình những điều tốt đẹp. Với một tâm hồn mạnh mẽ, dũng cảm, con có thể chống lại tất cả những thứ tàn ác. Con hãy ghi nhớ rằng: Thà chấp nhận kẻ trộm vào nhà cả nghìn lần, lấy đi những bộ sưu tập đắt giá, lấy đi bao của cải, cũng không được chấp nhận kẻ thù của tinh thần, đó là sự hỗn loạn, suy nghĩ bệnh hoạn, lo âu, đố kị, sợ hãi,... lấy đi sự bình an của con, cướp đi sự yên tĩnh trong tâm hồn con. Mất sự bình an và yên tĩnh trong tâm hồn, cuộc sống chỉ còn là “nấm mồ sống” mà thôi.
Một người làm chủ được suy nghĩ của mình, có thể thay thế thất vọng bằng hi vọng, lấy suy nghĩ tích cực thay thế cho tiêu cực, lấy quyết tâm thay cho hoài nghi, lấy lạc quan thế chỗ cho bi quan. Người làm nô lệ cho sự lo âu, sợ hãi, suy sụp thì chắc chắn sẽ là người thất bại. Vì vậy, trong bất kì tình huống nào, con cũng không được để những suy nghĩ buồn phiền, bệnh hoạn, hỗn loạn xâm nhập vào tâm hồn mình! Nếu một người ngay từ khi còn nhỏ đã biết giữ trong lòng những suy nghĩ lạc quan, tích cực, biết bỏ ra ngoài những suy nghĩ có tính phá hoại, ăn mòn, thì cuộc đời của người ấy sẽ giảm được rất nhiều tổn hại không cần thiết. Con cần học cách xua đuổi những kẻ thù của tinh thần, quét sạch những suy nghĩ xấu trong đầu, cự tuyệt chúng ra khỏi ý thức, khiến chúng không tới gõ cửa trái tim con.
Con trai, chỉ cần con để lòng mình luôn lấp đầy bởi những suy nghĩ trung hậu, lương thiện, vị tha, chân thực, hài hoà, thì tất cả những suy nghĩ xấu xa sẽ biến mất rất nhanh. Tư tưởng nhân ái, thân thiện, hữu hảo có thể đánh thức những phẩm chất cao thượng nhất trong con người. Chúng sẽ cho con sức khoẻ, sự hài hoà, và sức mạnh, sẽ giúp con có được sự nghiệp thành công và cuộc sống tốt đẹp.
Cha hi vọng con trưởng thành khoẻ mạnh, có một cuộc sống tươi đẹp và nhân cách cao thượng thuộc về chính con.
Chúc con hạnh phúc suốt đời!
Cha mãi yêu con!
Thô-mát Hân Mo-gân
(In trong Học cho ai, học để làm gì, tập 2, NXB Kim Đồng, 2022, tr. 120 - 124)
1. Bức thư gồm những phần nào?
Mở đầu: Từ đầu đến "Nói với con về nhân tính".
Nội dung: Từ "Nhân tính là gì?" đến "cuộc sống tốt đẹp".
Kết thúc: Còn lại.
2. Mục đích viết thư của tác giả là gì?
3. Tìm những lí lẽ, bằng chứng mà người bố đã sử dụng để thuyết phục con trai.
- Lí lẽ: Lí lẽ về nhân tính, nhân cách, cách giữ gìn nhân cách,...
- Bằng chứng:
+ Những người có ý chí mềm yếu, chơi bời lêu lổng, lừa đảo người lành, khiếp sợ kẻ ác.
+ Những người có ý chí kiên cường, cần cù, chịu khó, chính trực, lương thiện.
+ Nhiều người không chịu khó học các kiến thức văn hoá, lại đi học các thói hư tật xấu như lười biếng, ích kỉ, lừa thầy dối bạn, không có trách nhiệm với tương lai của chính mình.
4. Tác giả đã đề xuất những giải pháp nào để hình thành nhân cách của con người?
5. Ngôn ngữ sử dụng trong văn bản có phù hợp với đối tượng người nhận hay không?
Người gửi (trong vai trò người cha) đã sử dụng ngôn ngữ phù hợp với đối tượng người nhận, thể hiện qua lời lẽ mang tính khuyên răn, cách xưng hô thân mật: cha - con.
6. Sau khi đọc xong ngữ liệu, bạn rút ra kinh nghiệm gì khi viết thư trao đổi về một vấn đề đáng quan tâm?
Tham khảo:
- Đưa ra những lí lẽ, dẫn chứng xác thực, phù hợp, tiêu biểu.
- Sử dụng các xưng hô phù hợp.
- ...
III. THỰC HÀNH VIẾT THEO QUY TRÌNH
Bước 1: Chuẩn bị viết
- Xác định đối tượng người đọc.
- Lựa chọn cách viết sao cho thuyết phục.
- Tìm đọc những thông tin liên quan đến đề tài em chọn.
Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý
- Những nội dung về đề tài cần trao đổi là gì?
- Những ví dụ nào từ sách vở, thực tế cuộc sống có thể là minh chứng cho vấn đề?
- Có những giải pháp nào cho vấn đề?
- Từ ý đã tìm, lập dàn ý cho bức thư?
- Nêu các ví dụ có thể làm rõ vấn đề.
Bước 3: Viết bài
- Viết bức thư hoàn chỉnh, đảm bảo ngắn gọn, rõ ràng, bố cục hợp lí, lập luận thuyết phục, lí lẽ xác đáng.
- Đề xuất giải pháp khả thi (nếu cần).
- Sử dụng cách xưng hô phù hợp.
- Với hình thức thư điện tử, cần lưu ý:
+ Đặt tiêu đề thư rõ ràng, bao quát nội dung chính.
+ Sử dụng chính xác tính năng gửi cho nhiều người (Bcc: Ẩn danh sách người cùng nhận; Cc: Hiển thị danh sách người cùng nhận), có thể sử dụng chữ kí điện tử.
Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa
Đọc lại, tự kiểm tra bài viết:
- Mở đầu:
+ Có địa điểm, thời gian cụ thể, danh tính người nhận thư.
+ Nêu lời chào mở đầu.
- Nội dung chính:
+ Lần lượt trình bày rõ ràng, ngắn gọn các nội dung cần trao đổi.
+ Đề xuất cách thức giải quyết vấn đề (nếu cần).
+ Đưa ra được các bằng chứng (nhân vật, sự vật, số liệu,...) chính xác, đáng tin cậy để làm rõ cho nội dung lá thư.
- Kết thúc:
+ Nêu lời chúc hoặc lời cảm ơn.
+ Nêu danh tính người viết thư.
- Kĩ năng, trình bày, diễn đạt:
+ Bố cục cân đối, phần mở đầu và kết thúc tương xứng về dung lượng.
+ Sử dụng cách xưng hô phù hợp.
+ Đảm bảo đúng chính tả.
+ Không mắc lỗi diễn đạt (dùng từ, đặt câu,...).
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây