Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Viết thư trao đổi công việc SVIP
I. TRI THỨC VỀ KIỂU BÀI
Kiểu bài: Thư trao đổi công việc là kiểu văn bản thư tín của cá nhân hay tổ chức, dùng để trao đổi thông tin mà hai bên cùng quan tâm, cùng bàn bạc (bổ sung, chỉnh sửa, phương thức tiến hành...), nhằm đạt được kết quả mong đợi.
Yêu cầu đối với kiểu bài: Thư tín dạng này có rất nhiều loại, tùy mục đích giao dịch (đặt hàng, xác nhận, phúc đáp, khiếu nại, mời hợp tác,...), tùy mối quan hệ hai bên mà hình thức và nội dung có thể khác nhau, tuy nhiên vẫn cần đáp ứng những thể thức của một bức thư.
- Nội dung: Trao đổi công việc về những nội dung cụ thể (ví dụ: lợi ích của công việc, yêu cầu thực hiện, cách thức thực hiện, kết quả dự kiến,...); Thông tin trao đổi: đầy đủ, chính xác, có sức thuyết phục.
- Hình thức: Dung lượng văn bản cô đọng, tập trung vào mục đích trao đổi công việc; ngôn ngữ: nhã nhặn, tạo sự tin cậy, trọng thị lẫn nhau.
Có bố cục gồm ba phần:
+ Mở đầu: Nêu địa điểm và thời gian viết thư, danh tính người nhận thư, lời chào mở đầu.
+ Nội dung chính: Làm rõ mục đích trao đổi công việc, ý nghĩa/kết quả mong đợi, đề xuất về (các) phương án giải quyết, hợp tác các bên (nếu có),...
+ Kết thúc: Lời chào tạm biệt, danh tính người viết thư,...
II. PHÂN TÍCH NGỮ LIỆU THAM KHẢO
* Ngữ liệu tham khảo 1:
Từ: lekhanh_bithuchidoan12a1@gmail.com
Đến: nguyenvanthanh_GVCN12a1@gmail.com
Tiêu đề: THƯ TRAO ĐỔI VỀ VIỆC THAM GIA HỘI THAO TRƯỜNG
Kính gửi: Thầy Nguyễn Văn Thành – giáo viên chủ nhiệm lớp 12A1
Tuần qua, Ban chấp hành Đoàn trường đã triển khai kế hoạch tổ chức hội thao truyền thống cấp trường, cụ thể, sau hai tuần nữa hội thao sẽ chính thức khai mạc. Em viết thư này để trao đổi với thầy một số vấn đề về việc tham gia hội thao trường như sau:
Về đội hình tham gia hội thao, lớp chúng ta sẽ tham gia đầy đủ các bộ môn do trường tổ chức bao gồm: cờ vua, bóng đá, kéo co và cầu lông. Bộ môn cờ vua, lớp sẽ cử bạn Lê Thị Xuân tham gia, bạn Xuân đã có thành tích huy chương Bạc môn cờ vua trong hội thao năm ngoái. Đội bóng đá sẽ do bạn Trần Văn Chương làm đội trưởng, đội kéo co sẽ do bạn Phan Văn Nam phụ trách. Hai bạn Chương và Nam có nhiệm vụ thành lập đội thi theo thể lệ và lên kế hoạch tập luyện cho các thành viên trong đội. Môn cầu lông sẽ cử bạn Phạm Ánh Hồng tham gia đấu đơn.
Về kế hoạch tập luyện, môn cờ vua và cầu lông, bạn Xuân và Hồng sẽ tự tập luyện. Với môn bóng đá và kéo co, em xin phép thầy cho phép các bạn được tập luyện tại trường vào các buổi không có tiết học (chiều thứ Năm, sáng thứ Bảy).
Về việc hỗ trợ các cá nhân và đội dự thi, em đề xuất lớp chuẩn bị nước uống trong các buổi tập luyện và thi đấu. Kinh phí trích từ quỹ lớp. Ngoài ra, trong các buổi thi đấu, em đề nghị các thành viên trong lớp có mặt để cổ vũ, khích lệ tinh thần các bạn.
Em mong sớm nhận được ý kiến góp ý của thầy về những đề xuất trên để triển khai đến các bạn trong lớp trong buổi sinh hoạt chủ nhiệm đầu tuần sau.
Kính chúc thầy một tuần làm việc hiệu quả và nhiều niềm vui.
Bí thư Chi đoàn lớp 12A1
Lê Khánh
(Nhóm biên soạn)
1. Ngữ liệu tham khảo 1 được viết dưới hình thức thư tay hay thư điện tử? Căn cứ vào đâu bạn xác định như vậy?
- Ngữ liệu tham khảo 1 được viết dưới hình thức thư điện tử.
- Căn cứ:
2. Xác định người viết và người nhận thư. Trong thư, người viết đã lựa chọn ngôn ngữ như thế nào để phù hợp với người nhận thư?
3. Mục đích viết bức thư này là gì? Trong thư, người viết đã trao đổi những công việc nào?
4. Ngữ liệu tham khảo đã đáp ứng yêu cầu về bố cục của kiểu bài Thư trao đổi công việc chưa? Vì sao?
- Ngữ liệu tham khảo đã đáp ứng yêu cầu về bố cục của kiểu bài Thư trao đổi công việc.
- Giải thích:
+ Mở đầu: Có địa chỉ email của người viết thư, người nhận thư.
+ Nội dung chính: Làm rõ mục đích trao đổi công việc, ý nghĩa/kết quả mong đợi, đề xuất về (các) phương án giải quyết, hợp tác các bên (nếu có),...
+ Kết thúc: Lời chào tạm biệt, lời chúc, danh tính người viết thư,...
* Ngữ liệu tham khảo 2:
Thư Nguyễn Hiến Lê gửi Quách Tấn về việc
viết bài giới thiệu cuốn sách Nước non Bình Định
Sài Gòn 3.4.1968
Kính gửi Thi sĩ Quách Tấn
Thưa ông
Bốn bữa trước, tôi vừa đọc xong Nước non Bình Định, đã đánh dấu mấy chỗ, tính sẽ giới thiệu với độc giả thì nhận được sách và thư của ông. Quý nhất là giọng trong thư: tôi chưa được gặp ông mà giọng ông tự nhiên, thân mật như biết nhau đã lâu. Cuốn ông cho, tôi sẽ giữ, còn cuốn trước, tôi sẽ gửi cho một đứa cháu ở xa.
Hôm nay bài giới thiệu đã viết xong; tạp chí lúc này ra không đều, chưa biết bao lâu nữa mới đăng được.
Tôi xin ghi sơ các ý chính lại dưới đây:
Phần Núi non ông viết rất kĩ, tôi theo dõi từng bước, rất mong được thấy Mạ thiên sơn và núi Xương cá.
Cảnh Hàm Hô, Giếng Tiên, chùa Linh Phong ông tả khéo, tôi chắc nhiều người sẽ mê.
Mười trang lịch sử của ông gọn mà đủ; rải rác trong sách có nhiều cổ sự, truyền thuyết và rất nhiều thơ.
Tài liệu rất phong phú, văn tao nhã mà tấm lòng với quê hương thì thật đẹp.
Trong đoạn kết, có mấy hàng này tôi xin chép để ông coi trước:
"Tôi nghĩ dù không có tập Mùa Cổ Điển và tập Mộng Ngân Sơn, một tập chứa nhiều bài thơ ngũ ngôn tứ tuyệt rất hay mà sau này ai cũng muốn làm tiếp công việc phê bình của Hoài Thanh tất phải nhắc tới, dù không có hai tập đó đi nữa thì nội công phu viết địa phương chí cho Bình Định, thi sĩ cũng xứng đáng là người con của Bình Định rồi."
[...] Tấm lòng của ông với quê hương thật là đẹp. Quê hương lẽ nào không quý tác phẩm của ông?
Nhưng còn một cái vui mà trong bài tôi không muốn chép ra, để riêng kể với ông, là cái vui khi đọc trang 95, tôi được vào hàng "tri kỉ" của hoa xoài như ông vậy. Từ trước tôi vẫn khen một cây xoài khi nở rộ coi như mâm xôi đậu, mùi hoa của nó ngọt ngọt, chua chua, vì ngọt mà chua nên ngọt mát, nay đọc văn của ông tôi như thấy ông ngồi trước mặt mà cùng cười với tôi.
Ông đã được nếm trà cam khổ chưa? Sao mà quý thế! Ước gì bình an trở lại, tôi có được thăm cảnh để nhấm cho biết cái hương vị.
[…] Tôi cũng có điều buồn: điện vua Quang Trung chỉ như một nhà làng trong Nam này thôi. Hết chiến tranh, quốc dân rồi có xây một công trình gì để ghi ơn, xứng đáng với vị anh hùng đó không? Hàn Mặc Tử thật may mà có mộ đẹp như vậy trong một cảnh đẹp như vậy. Nhưng còn ba danh sĩ khác? Một Tản Đà này còn cái nấm không?
Đó là ít cảm tưởng của tôi. Tôi mong được đọc tiếp Nhân vật Bình Định.
Sách tôi in chẳng có cuốn nào đẹp, mà cũng không biết có cuốn nào ông thích, nên từ trước vẫn do dự, nay thấy ông có giọng thân mật, xin gửi tặng ông cuốn mới nhất của tôi do nhà Tao Đàn xuất bản - nó chẳng hay gì nhưng cũng chứa một tấm lòng với tiếng mẹ đẻ.
Kính chúc ông vạn an và mau cho ra được mấy tác phẩm tiếp.
Tái bút: Tôi không ngờ rằng Bình Định có chà là. Phải datte* không?
(Nguyễn Hiến Lê những lá thư đầm ấm, Quách Giao - Quách Tấn, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2010, tr. 13 - 15)
*datte: quả chà là (tiếng Pháp).
1. Văn bản đã đáp ứng được yêu cầu về bố cục và nội dung của kiểu bài viết Thư trao đổi công việc như thế nào?
- Về bố cục:
+ Mở đầu: Nêu địa điểm và thời gian viết thư, danh tính người nhận thư, lời chào mở đầu.
+ Nội dung chính: Làm rõ mục đích trao đổi công việc, ý nghĩa/kết quả mong đợi, đề xuất về (các) phương án giải quyết, hợp tác các bên (nếu có),...
+ Kết thúc: Lời chào tạm biệt, danh tính người viết thư,...
- Về nội dung:
2. Xác định người viết thư và nhận thư, từ đó nhận xét về ngôn ngữ và hình thức văn bản.
Người viết thư là nhà văn Nguyễn Hiến Lê, người nhận thư là nhà văn, nhà thơ Quách Tấn. Hai ông đều là những trí thức lớn, có sự kính trọng nhau, vì vậy Nguyễn Hiến Lê đã sử dụng một ngôn ngữ trọng thị, nghiêm túc nhưng cũng chân thành, giàu tình cảm trong thư. Hình thức văn bản (lá thư) được tuân thủ một cách cẩn thận, bố cục lá thư mạch lạc, chia tách rõ ràng từng nội dung trao đổi cũng là để thể hiện sự trọng thị đối với người nhận thư.
3. Nội dung phần Tái bút là gì? Tại sao tác giả không để nội dung này trong phần chính của bức thư?
- Nội dung phần Tái bút là hỏi về quả chà là.
4. Sau khi đọc xong ngữ liệu 1 và 2, bạn rút ra kinh nghiệm gì khi viết Thư trao đổi công việc?
Học sinh đối chiếu ngữ liệu 1 và 2, từ đó rút ra một số kinh nghiệm khi viết Thư trao đổi công việc, chẳng hạn:
- Lưu ý đến các quy ước trình bày của thư tay và thư điện tử.
- Xác định mục đích viết, đối tượng người đọc để lựa chọn ngôn ngữ viết phù hợp, thể hiện thái độ lịch sự, tôn trọng người viết.
- Đảm bảo đúng quy cách trình bày và yêu cầu về nội dung của các phần mở đầu, nội dung chính, kết thúc.
- Các vấn đề trao đổi cần được trình bày rõ ràng, mạch lạc, có những lí lẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ ý kiến của bản thân. Có thể sử dụng các phương tiện liên kết để đánh dấu các ý quan trọng trong nội dung bức thư.
III. THỰC HÀNH VIẾT THEO QUY TRÌNH
Bước 1: Chuẩn bị viết
- Bạn nên đặt và trả lời một số câu hỏi khi thực hiện bước này:
+ Thư viết để trao đổi về công việc gì? Nhằm mục đích gì?
+ Người nhận thư là ai? Họ trông chờ nhận được điều gì từ bức thư của bạn?
+ Bạn cân nhắc: với đề tài, mục đích viết và đối tượng người đọc như vậy, bạn sẽ chọn cách viết như thế nào để bức thư có tính thuyết phục?
- Sau khi xác định nội dung công việc, bạn cần tìm kiếm thông tin liên quan đến công việc cần trao đổi.
Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý
- Tìm các ý phục vụ cho vấn đề cần trao đổi.
- Bạn chọn lọc và sắp xếp các ý vừa tìm được thành dàn ý chi tiết theo các phần:
+ Mở đầu (gồm: địa điểm và thời gian viết thư, danh tính người nhận thư; lời chào mở đầu).
+ Nội dung chính (gồm: mục đích trao đổi công việc; các vấn đề cần trao đổi; phương án giải quyết, hợp tác).
+ Kết thúc (gồm: lời chào kết thúc; hứa hẹn, mong đợi (nếu có); danh tính người viết thư).
Bước 3: Viết bài
Từ dàn ý đã lập, bạn viết bức thư hoàn chỉnh, đảm bảo ngắn gọn, rõ ràng, bố cục hợp lí, lí do mời thuyết phục, thông tin xác đáng, giọng điệu phù hợp.
Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa
Xem kĩ lại bức thư, chú ý các lỗi về chính tả, trình bày, bố cục,...
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây