Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Viết: Viết bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm kí SVIP
I. Yêu cầu đối với bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm kí
1. Khái niệm
2. Yêu cầu
- Để viết bài nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm văn học, chúng ta cần lưu ý:
+ Xác định mục đích so sánh, đánh giá: Việc so sánh không phải để hướng tới mục đích xem tác phẩm nào có giá trị hơn tác phẩm nào mà để nhận ra những khác biệt, sự đa dạng trong cách nhìn và cảm thụ về đời sống; so sánh để làm rõ vấn đề văn học có trong tác phẩm.
+ Xác định nội dung, tiêu chí so sánh.
+ Đảm bảo cấu trúc chhung của một bài nghị luận văn học, tính chính xác của các dẫn chứng, tính chặt chẽ của các lập luận và tính hình tượng, biểu cảm của ngôn ngữ,...
3. Các bước thực hiện
Bước 1 |
- Tìm kiếm đối tượng so sánh theo các định hướng: Thể loại, phong cách tác giả, khuynh hướng sáng tác, thời điểm sáng tác. - Xác định phạm vi so sánh (giữa hai tác phẩm, hai đoạn trích, hai mô típ,...) |
Bước 2 |
- Phân tích điểm giống nhau, khác nhau hoặc cả giống nhau và khác nhau giữa hai tác phẩm được so sánh. - Chỉ ra ý nghĩa của sự giống nhau và khác nhau, từ đó giúp người đọc nhận thấy tính độc đáo, đặc sắc riêng của từng tác phẩm. |
Bước 3 |
- Bình luận, lí giải về nguyên nhân dẫn đến sự giống nhau và khác nhau giữa hai tác phẩm. - Rút ra những nhận thức về đặc điểm thể loại, vai trò của các tính sáng tạo,... |
II. Phân tích bài viết tham khảo
Bài tập: Hãy so sánh nghệ thuật trần thuật của các tác giả qua hai đoạn trích "Nhật kí Đặng Thùy Trâm" (Đặng Thùy Trâm) và "Một lít nước mắt" (Ki-tô A-ya)
* Về người kể chuyện, sự việc được kể và trải nghiệm của hai tác giả:
=> Điểm giống và khác nhau trong công việc, quan hệ xã hội, tâm trạng, tình cảm, ước mơ và lẽ sống của hai tác giả là:
- Giống: Họ đều là những cô gái trẻ, có hoàn cảnh sống đặc biệt và có đời sống tình cảm gắn bó sâu sắc với gia đình.
- Khác:
+ Nữ bác sĩ Đặng Thùy Trâm: Là nữ bác sĩ tại nơi tuyến đầu chống giặc, chị luôn nhiệt huyết, tận tâm với công việc khám chữa bệnh và lên lớp giảng dạy hàng ngày. Điều này cho thấy chị là người rất hăng hái, lạc quan, dũng cảm và sống hết mình vì lí tưởng. Đối với chị, chị chỉ khát khao đánh thắng được giặc Mỹ, giành lại độc lập, tự do cho dân tộc.
+ Cô gái A-ya: Là cô gái trẻ phải chịu đựng căn bệnh hiểm nghèo. Ngày ngày chống chọi với bệnh tật, chứng kiến bản thân mình ngày một tồi tệ hơn, tâm trạng của A-ya cũng trở nên đau khổ, mệt mỏi và chán chường. Vì thế, ước mơ của A-ya chính là có một cuộc sống bình thường như bao học sinh khác.
* Về thủ pháp trần thuật kết hợp giữa kể chuyện với miêu tả, nghị luận và trữ tình:
- Giống nhau: Thủ pháp trần thuật kết hợp giữa kể chuyện với miêu tả, nghị luận và trữ tình góp phần khắc họa chân thực tính cách, cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật chính trong hai tác phẩm.
- Khác nhau:
+ Nhật kí Đặng Thùy Trâm: Thủ pháp miêu tả khắc họa rõ nét hơn khung cảnh chiến trường ác liệt; thủ pháp trần thuật lại tái hiện sự cống hiến không ngừng nghỉ của những người trẻ thời chống Mỹ, thủ pháp nghị luận và trữ tình lại góp phần thể hiện sâu sắc quan điểm, suy ngẫm, cảm nhận của nữ bác sĩ Đặng Thùy Trâm về lẽ sống đẹp, tinh thần cống hiến của con người nơi tuyến đầu chống giặc.
+ Một lít nước mắt: Thủ pháp miêu tả, trần thuật đã tái hiện chân thực những ngày tháng chống chọi với bệnh tật của A-ya vô cùng khó khăn, đau khổ; thủ pháp trữ tình, nghị luận lại khắc họa rõ nét tâm trạng, những suy ngẫm của A-ya về những ngày tháng ấy, về chính bản thân cô và về sự đau lòng của người mẹ dành cho cô.
* Nhận xét, đánh giá về lời trần thuật và hiệu quả của thủ pháp trần thuật kết hợp với miêu tả, nghị luận, trữ tình của hai tác giả:
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây