Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Viết: Viết bài nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện SVIP
1. Định hướng
a. Khái niệm
Trong kiểu bài nghị luận này, thao tác so sánh có một vai trò đặc biệt quan trọng. So sánh phải lô gích, mạch lạc, đích đáng, từ đó giúp người viết đưa ra những đánh giá thuyết phục và có ý nghĩa.
b. Những điểm nhấn khác nhau trong so sánh, đánh giá
Bài nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm thường được thực hiện giữa các tác phẩm cùng thể loại. Ở mỗi thể loại khác nhau lại có những điểm nhấn khác nhau trong so sánh, đánh giá.
- Với các văn bản thơ, cần chú ý đến nghệ thuật sử dụng, sáng tạo từ ngữ; các hình ảnh và biểu tượng; cách cấu tứ, các dạng thức của cái “tôi” trữ tình,...
- Với các văn bản truyện và tiểu thuyết, cần chú ý đến mô típ, cốt truyện, kiểu loại nhân vật, điểm nhìn trần thuật, kết cấu, cách kết thúc truyện, kĩ thuật miêu tả ngoại hình, chân dung và phân tích tâm lí nhân vật,...
- Với các văn bản kịch, cần chú ý đến mô típ, cốt truyện, hệ thống nhân vật, xung đột kịch, các dạng thức của lời đối thoại, độc thoại,...
- Với các văn bản kí, cần chú ý đến đề tài, cách tiếp cận vấn đề, cách khai thác số liệu, tài liệu,...
c. Những lưu ý trong quá trình viết bài nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm văn học
Để viết bài nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm văn học, các em cần lưu ý:
- Xác định mục đích so sánh, đánh giá: Việc so sánh không phải để hướng tới mục đích xem tác phẩm nào có giá trị hơn tác phẩm nào mà để nhận ra những khác biệt, sự đa dạng trong cách nhìn và cảm thụ về đời sống; so sánh để làm rõ vấn đề văn học có trong tác phẩm.
- Xác định nội dung, tiêu chí so sánh.
- Đảm bảo cấu trúc chung của một bài nghị luận văn học, tính chính xác của các dẫn chứng, tính chặt chẽ của các lập luận lô gích và tính hình tượng, biểu cảm của ngôn ngữ,...
d. Các bước để viết bài nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm
- Bước 1:
+ Tìm kiếm đối tượng so sánh (với trường hợp người viết phải tự xác định) theo các định hướng: Thể loại, phong cách tác giả, khuynh hướng sáng tác, thời điểm sáng tác.
+ Xác định phạm vi so sánh (giữa hai tác phẩm, hai đoạn trích, hai mô típ,...).
- Bước 2:
+ Phân tích điểm giống nhau, điểm khác nhau hoặc cả giống nhau và khác nhau giữa hai tác phẩm được so sánh.
+ Chỉ ra ý nghĩa của sự giống nhau và khác nhau, từ đó giúp người đọc nhận thấy tính độc đáo, đặc sắc riêng của từng tác phẩm.
- Bước 3:
+ Bình luận, lí giải về nguyên nhân dẫn đến sự giống nhau, sự khác biệt giữa hai tác phẩm.
+ Rút ra những nhận thức về đặc điểm thể loại, vai trò của cá tính sáng tạo và tiếp nhận văn chương,...
2. Phân tích bài tham khảo
Đọc bài viết tham khảo và trả lời câu hỏi.
- Hai ý chính của đoạn sau bảng so sánh là:
+ Sự sáng tạo của Vũ Trinh đã biến câu chuyện cổ tích Trương Chi thành một tác phẩm mới với một diện mạo và ý nghĩa mới.
+ Sự khác biệt về phạm vi đời sống được phản ánh qua hai tác phẩm: "Trương Chi" là câu chuyện về một tình yêu không thành nhưng lớn hơn là câu chuyện về nỗi cô đơn của con người; "Câu chuyện tình ở Thanh Trì" nghiêng về một vấn đề xã hội và hướng đến những ý nghĩa xã hội.
=> Hai ý này có mối liên hệ chặt chẽ với những nội dung được đề cập đến trong bảng. Vì hai ý này đã cụ thể hóa những nội dung kể trên.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây