Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Viết truyện kể sáng tạo SVIP
Viết truyện kể sáng tạo
I. Yêu cầu
- Sử dụng ngôi kể phù hợp (ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ ba).
- Giới thiệu được bối cảnh (thời gian, không gian), nhân vật và câu chuyện.
- Xây dựng nhân vật với một số yếu tố như lai lịch, ngoại hình, hành động, lời nói, suy nghĩ.
- Sắp xếp chuỗi sự kiện theo trình tự hợp lí.
- Sử dụng hiệu quả các yếu tố miêu tả và biểu cảm.
II. Phân tích bài viết tham khảo
Đọc bài viết tham khảo và trả lời câu hỏi.
III. Thực hành viết theo các bước
1. Trước khi viết
a. Tìm ý tưởng cho truyện
- Dựa vào một truyện tranh em yêu thích, chuyển thể thành truyện ngắn.
- Trên cơ sở một "truyện chữ" đã đọc, tạo ra phiên bản mới bằng cách thay đổi nhân vật, sự kiện, chi tiết, ngôi kể,... theo ý tưởng của mình.
- Tự sáng tác một truyện mới: em cần lựa chọn đề tài phù hợp cho tác phẩm như: tình bạn, tình cảm gia đình, tình thầy trò, lòng nhân hậu,...
b. Xây dựng khung truyện
- Khi dựa vào một truyện đã đọc, em cần:
+ Đọc kĩ truyện, tóm tắt chuỗi sự kiện, xác định chủ đề của truyện.
+ Dự kiến cách sáng tạo.
- Tự sáng tác một truyện mới: Để xây dựng nội dung cho một tác phẩm truyện, em cần lựa chọn các yếu tố của truyện như người kể chuyện, bối cảnh, nhân vật, cốt truyện bằng cách tự đặt ra và trả lời câu hỏi:
+ Ai là người kể chuyện? (Có thể kể theo ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ ba.)
+ Câu chuyện diễn ra ở đâu? Vào thời điểm nào?
+ Những nhân vật nào có mặt trong câu chuyện? (Thể hiện được vai trò, ngoại hình, tính cách nhân vật.)
+ Câu chuyện diễn ra như thế nào? (Chú ý các sự kiện chính trong truyện cần được sắp xếp theo trật tự có chủ ý: có mở đầu, diễn biến và kết thúc.)
c. Lập dàn ý
Sắp xếp các ý tưởng ở trên thành một dàn ý. Dàn ý có thể được xây dựng theo các phần: mở đầu, diễn biến, kết thúc.
2. Viết
Khi viết một truyện kể sáng tạo, cần lưu ý:
- Xây dựng hội thoại để khắc họa nhân vật và phát triển mạch sự kiện.
- Sử dụng linh hoạt các yếu tố miêu tả, biểu cảm để câu chuyện trở nên sinh động, hấp dẫn hơn.
- Nếu viết một tác phẩm truyện chuyển thể từ truyện tranh, cần dựa vào hình ảnh trong truyện tranh để bổ sung các chi tiết miêu tả thời gian, không gian, nhân vật. Nếu viết một tác phẩm truyện dựa trên một "truyện chữ", cần sáng tạo dựa trên cốt truyện đã có; tránh việc chỉ tóm tắt lại truyện một cách đơn giản. Chú ý ghi rõ truyện được mô phỏng từ tác phẩm nào để đảm bảo yêu cầu về vấn đề sở hữu trí tuệ.
3. Chỉnh sửa
Đọc lại truyện đã viết, đối chiếu với yêu cầu để thực hiện việc chỉnh sửa, hoàn thiện. Lưu ý:
- Kiểm tra bối cảnh của câu chuyện; bổ sung chi tiết miêu tả không gian, thời gian trong câu chuyện (nếu thấy chưa rõ ràng, cụ thể).
- Bổ sung các chi tiết về ngoại hình, hành động, cảm xúc, suy nghĩ, lời thoại của nhân vật nếu nhân vật được khắc họa còn mờ nhạt.
- Đánh số vào các sự kiện. Nếu trình tự các sự kiện chưa hợp lí, hãy sắp xếp lại. Có thể bổ sung từ ngữ thể hiện mối liên kết giữa các sự kiện.
- Nếu viết dựa trên một truyện đã đọc, cần kiểm tra các sự kiện, chi tiết người viết đã sáng tạo và chỉnh sửa (nếu thấy chưa hợp lí).
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây