Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Viết: Phân tích một tác phẩm truyện SVIP
PHÂN TÍCH MỘT TÁC PHẨM TRUYỆN
1. Định hướng
1.1. Khái niệm
1.2. Yêu cầu
2. Thực hành
2.1. Thực hành viết theo các bước
Đề bài: Phân tích truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao.
a) Chuẩn bị
- Xem lại nội dung đọc hiểu văn bản Lão Hạc của Nam Cao.
- Nắm vững các thông tin liên quan (thể loại, chủ đề, các nhân vật cần chú ý và các nét đặc sắc nghệ thuật của truyện).
b) Tìm ý và lập dàn ý
- Tìm ý cho bài viết bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi:
+ Cốt truyện tác phẩm Lão Hạc của Nam Cao có gì đặc sắc?
+ Chủ đề của truyện là gì? Ấn tượng chung của em sau khi đọc văn bản như thế nào?
+ Nhân vật nào cần chú ý phân tích?
+ Nét đặc sắc và tác dụng của một số yếu tố hình thức trong truyện là gì?
+ Có thể rút ra những bài học nào từ văn bản truyện?
+ Với em, điều gì sâu sắc và đáng nhớ nhất sau khi đọc truyện?
- Lập dàn ý bằng cách sắp xếp các ý đã tìm được theo bố cục ba phần:
c) Viết
- Dựa vào dàn ý đã làm để luyện tập kĩ năng viết bài.
- Lần lượt phân tích các yếu tố đặc sắc của truyện theo trình tự hợp lí. Với mỗi yếu tố, cần chú ý điểm nổi bật, bằng chứng kèm theo và tác dụng của chúng.
- Trong khi phân tích, chú ý tạo điểm nhấn cho yếu tố hình thức được phân tích bằng những đánh giá, nhận xét xác đáng, tinh tế.
d) Kiểm tra và chỉnh sửa
Đọc lại bài văn đã viết. Đối chiếu với những yêu cầu đã nêu ở các bước (chuẩn bị, tìm ý và lập dàn ý) để kiểm tra và chỉnh sửa theo hướng dẫn sau:
Phương diện kiểm tra |
Câu hỏi kiểm tra |
Nội dung |
- Mở bài: Đã giới thiệu khái quát nội dung bài viết chưa? (Ở bài viết này là phân tích truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao). - Thân bài: + Có nêu được các nội dung cụ thể làm rõ cho nội dung khái quát đã nêu ở mở bài không? (Ở bài viết này là phân tích nội dung, nghệ thuật của truyện ngắn Lão Hạc). + Nội dung cụ thể có sinh động, đặc sắc, giàu sức thuyết phục không? + Đã kết hợp được các phương thức biểu đạt khác trong khi viết hay chưa? + Có nêu được những suy nghĩ và cảm xúc sâu sắc không? - Kết bài: Đã khái quát được nội dung bài viết chưa? (Ở bài viết này là giá trị nội dung, nghệ thuật và thông điệp của truyện ngắn Lão Hạc). |
Hình thức |
- Bài viết đã có đủ ba phần chưa? Nội dung (độ dài) các phần có cân đối không? - Bài viết đã đủ ý chưa? Các ý có phù hợp với vấn đề nghị luận và luận điểm không? Có những ý nào trùng lặp nhau không? - Bài viết có mắc lỗi dùng từ, đặt câu, chính tả,... không? |
Đánh giá chung |
- Bài viết đáp ứng yêu cầu đạt mức độ nào? - Em thấy hứng thú hoặc khó khăn nhất khi thực hiện phần nào trong tiến trình thực hành viết? |
2.2. Rèn luyện kĩ năng phân tích tác dụng của yếu tố hình thức truyện
a) Cách thức
Hiểu một tác phẩm truyện không phải chỉ hiểu nội dung như chủ đề, tình cảm, thái độ của nhà văn.... mà cần nhận biết và hiểu được các yếu tố hình thức và tác dụng của chúng trong việc biểu đạt nội dung. Các yếu tố hình thức của truyện thường được chú ý phân tích là nghệ thuật xây dựng nhân vật, cốt truyện, ngôi kể, tình tiết, lời văn....
Ví dụ đoạn phân tích tác dụng của yếu tố hình thức truyện sau đây:
(1) Để đạt được chiều sâu về tư tưởng nói trên, không thể phủ nhận vai trò quyết định của ngòi bút truyện ngắn Nam Cao. (2) Ngòi bút này khẳng định giá trị trước hết ở việc xây dựng nhân vật.(3) Biệt tài của Nam Cao thể hiện rõ nhất trong sự biến chuyển của giọng điệu nhân vật ở truyện ngắn này. (4) Khi thì là một nỗi nhớ con luôn thường trực, khi thì là nỗi đau đớn của một người lương thiện bị dằn vặt bởi mặc cảm tội lỗi (“thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó”), khi thì là nỗi chua chát cho số kiếp tận cùng của nỗi khổ (“Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hoá kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra có sung sướng hơn một chút... kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn...) và cũng có khi sau những lời nói ẩn chứa cả một toan tính (“Tôi đã liệu đâu vào đấy... Thế nào rồi cũng xong.”). (5) Trong truyện ngắn, nhà văn để cho nhân vật chính nói không nhiều; thế nhưng, mỗi câu nói của nhân vật đều có sức mạnh thể hiện tâm trạng. (6) Tương tự với những đoạn văn hiếm hoi miêu tả nhân vật trong thiên truyện (nếu có thì rất ngắn, chỉ vài câu), những lời thoại này đã đạt đến độ cô đọng và tạo được hiệu quả nghệ thuật cao.
(Theo Phạm Xuân Thạch, Giảng văn Văn học Việt Nam Trung học cơ sở, NXB Giáo dục Việt Nam, 2010)
b) Bài tập
Viết đoạn văn phân tích tác dụng của cách kết thúc truyện Lão Hạc (Nam Cao).
Tham khảo:
Kết thúc truyện Lão Hạc gây ấn tượng và sự liên tưởng sâu xa tạo cho tác phẩm có sức vang lớn. Lão đã kết liễu cuộc đời mình bằng bả chó, có thể nói đó là một cái chết dữ dội và đau đớn nhất, “Lão vật vã trên giường, đầu tóc rũ rượi… chốc chốc lại giật nảy lên, lão tru tréo, bọt mép sùi ra”, bấy nhiêu cụm từ đó đã khiến cho ta ấn tượng cái chết của lão Hạc. Tác giả đã liên tiếp sử dụng các từ láy gợi hình, gợi cảm khiến người đọc hình dung được một lão Hạc sắp chết. Cái chết của lão lựa chọn tương tự như cái chết của một con chó bị bán đi. Có lẽ việc lão bán cậu Vàng, trót lừa một con chó vẫn luôn ám ảnh lão. Quyết định dữ dội tìm đến cái chết bằng bả chó là giải pháp duy nhất để lão đứng vững trên bờ lương thiện trước vực sâu tha hoá. Kết thúc bi kịch cũng là thật sự chấm dứt những dằn vặt riêng tư của lão Hạc, nhưng để lại bao suy ngẫm về số phận những con người nghèo khổ lương thiện trong xã hội cũ. Qua cách kết thúc truyện, có thể thấy được tài năng của tác giả trong việc sử dụng từ ngữ, xây dựng chi tiết đắt giá. Bên cạnh đó, kết thúc truyện cũng thể hiện được giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây