Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ SVIP
Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ
1. Định hướng
- Để viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ, cần lưu ý:
+ Đọc kĩ để hiểu nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
+ Xác định yếu tố nội dung hoặc nghệ thuật trong bài thơ để lại cho em cảm xúc, suy nghĩ sâu sắc.
+ Viết đoạn văn, trong đó nêu rõ các ý: Yếu tố nội dung hoặc nghệ thuật nào trong bài thơ để lại cho em cảm xúc, suy nghĩ sâu sắc? Yếu tố đó được thể hiện qua những dòng thơ, khổ thơ hay những hình ảnh, từ ngữ nào? Em có cảm xúc, suy nghĩ gì? Vì sao em lại có cảm xúc, suy nghĩ đó?
2. Thực hành
2.1. Thực hành viết theo các bước
Bài tập: Hãy viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một yếu tố nội dung hoặc nghệ thuật mà em cho là đặc sắc nhất của bài thơ Chiều xuân (Anh Thơ).
a. Chuẩn bị
- Xem lại nội dung đọc hiểu bài thơ Chiều xuân của Anh Thơ.
- Xác định một số yếu tố nội dung và nghệ thuật đặc sắc của bài thơ Chiều xuân.
b. Tìm ý và lập dàn ý
- Tìm ý cho đoạn văn bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi sau:
+ Yếu tố nội dung hoặc nghệ thuật nào là đặc sắc nhất của bài thơ Chiều xuân.
+ Yếu tố đó được thể hiện qua dòng thơ hoặc khổ thơ nào? Dòng thơ hoặc khổ thơ đó có đặc điểm gì về nội dung hoặc nghệ thuật?
+ Dòng thơ hoặc khổ thơ ấy gợi cho em những cảm xúc, suy nghĩ hoặc liên tưởng, tưởng tượng gì?
- Lập dàn ý cho văn bằng cách lựa chọn, sắp xếp các ý theo bố cục ba phần: mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn.
c. Viết
- Viết đoạn văn theo dàn ý đã làm. Khi viết, cần sử dụng các từ ngữ, câu văn biểu cảm thể hiện được chính xác, sinh động, cảm xúc, suy nghĩ của em.
- Đảm bảo yếu tố về hình thức của một đoạn văn.
d. Kiểm tra và chỉnh sửa
- Đọc lại đoạn văn đã viết, đối chiếu với dàn ý đã làm để xác định những nội dung còn thiếu hoặc không phù hợp.
Phương diện kiểm tra | Câu hỏi kiểm tra |
Nội dung |
- Mở đoạn: Đã giới thiệu khái quát nội dung văn bản chưa? - Thân đoạn: + Có chỉ ra và phân tích được một số yếu tố đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản không? + Có nêu được các lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu, thuyết phục không? + Đã kết hợp được các phương thức biểu đạt và các thao tác khác trong khi viết hay chưa? + Có nêu được những suy nghĩ và cảm xúc riêng của người viết không? - Kết bài: Đã khái quát, tổng hợp vấn đề được trình bày chưa? (Ở bài viết này là những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.) |
Hình thức |
- Bài viết đã có đủ 3 phần chưa? - Bài viết còn mắc những lỗi gì về trình bày, trích dẫn, dùng từ, đặt câu, chính tả... không? |
Đánh giá chung |
- Bài viết đáp ứng yêu cầu ở mức độ nào? - Em thấy thuận lợi hoặc khó khăn nhất khi viết phần nào? Vì sao? - Ưu điểm nổi bật của bài viết là gì? |
2.2. Rèn luyện kĩ năng viết: Biểu cảm trong văn nghị luận
a. Cách thức
Thông thường có hai cách biểu cảm là biểu cảm trực tiếp và biểu cảm gián tiếp.
+ Biểu cảm trực tiếp
Biểu cảm trực tiếp thể hiện rõ nhất ở các dạng văn bản như thơ trữ tình, tùy bút, bài phát biểu cảm nghĩ,... Văn nghị luận cũng sử dụng yếu tố biểu cảm trực tiếp, ví dụ: "Vậy mà có ai ngờ rằng đời Vũ Nương tan nát bắt đầu chính từ cái bóng kia. Tan nát đến mức thánh thần, Trời Phật cũng chỉ có thể an ủi, bù đắp chút ít chứ không cứu lại được. Rồi nữa, tham gia vào việc phá nát hạnh phúc của Vũ Nương là ai? Trời ơi! Lại không ai khác mà chính là đứa con của Vũ Nương." (Theo Nguyễn Đình Chú).
+ Biểu cảm gián tiếp: là hình thức ở đó người viết kể lại, giới thiệu hoặc miêu tả đặc điểm, tính chất, trạng thái của thiên nhiên, con người, đồ vật,... qua đó mà gián tiếp thể hiện suy nghĩ, tình cảm của mình. Biểu cảm gián tiếp được sử dụng nhiều ở văn xuôi tự sự, các bài văn kể chuyện, miêu tả, thuyết minh,... Trong văn nghị luận cũng sử dụng biểu cảm gián tiếp, ví dụ: "Các học giả Trung Hoa thời cổ đại do sách khó kiếm, một đời đến bạc đầu mới đọc hết một quyển kinh. Sách tuy đọc được ít, nhưng đọc quyển nào ra quyển ấy, miệng đọc, tâm ghi, nghiền ngẫm đến thuộc lòng, thấm vào xương tủy, biến thành một nguồn động lực tinh thần, cả đời dùng mãi không cạn." (Theo Chu Quang Tiềm).
b. Bài tập
Xem lại đoạn văn đã viết ở mục 2, chỉ ra cách thức biểu cảm mà em đã sử dụng trong đoạn văn đó.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây