Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Viết bài văn biểu cảm về một con người hoặc sự việc SVIP
Viết bài văn biểu cảm về sự hi sinh thầm lặng của nhân vật dì Bảy trong bài tản văn "Người ngồi đợi trước hiên nhà" (Huỳnh Như Phương)
Hướng dẫn giải:
Gợi ý dàn ý viết bài văn biểu cảm về sự hi sinh thầm lặng của nhân vật dì Bảy trong bài tản văn "Người ngồi đợi trước hiên nhà" (Huỳnh Như Phương):
1. Mở bài: Nêu ấn tượng chung về những sự việc cao đẹp của người phụ nữ Việt Nam trong các tác phẩm kháng chiến bảo vệ Tổ quốc và của nhân vật dì Bảy trong bài tản văn "Người ngồi đợi trước hiên nhà" (Huỳnh Như Phương).
2. Thân bài: Lần lượt trình bày bài viết theo một trình tự nhất định. Ví dụ:
- Tóm tắt câu chuyện về người phụ nữ chờ chồng hai chục năm trong văn bản "Người ngồi đợi trước hiên nhà" (Huỳnh Như Phương).
+ Dì dượng Bảy mới lấy nhau được một tháng thì dượng Bảy đã phải tập kết ra Bắc.
+ Hai người rơi vào cảnh chia li, kẻ Bắc người Nam.
+ Không lâu sau dì nhận được tin dượng Bảy đã hi sinh nơi chiến trường.
+ Mặc dù tình cảnh đáng thương, cô đơn như vậy nhưng dì Bảy vẫn luôn thủy chung, son sắt với dượng quyết không đi bước nữa mà chỉ ở vậy.
- Phát biểu tình cảm, cảm xúc, thái độ của em về sự hi sinh thầm lặng của dì Bảy:
+ Xót xa trước tình cảnh và sự hi sinh thầm lặng của dì Bảy.
+ Khâm phục nét đẹp thuỷ chung, nghĩa tình của dì Bảy.
- Phát biểu suy nghĩ về sự hi sinh thầm lặng, cao cả của những người phụ nữ trong cuộc kháng chiến và trách nhiệm của xã hội trong việc ứng xử với những người như dì Bảy:
+ Thương cảm, trân quý sự hi sinh thầm lặng, cao cả của những người phụ nữ trong cuộc kháng chiến.
+ Xã hội cần có cái nhìn cảm thông trước những mất mát, hi sinh của những người phụ nữ như dì Bảy.
3. Kết bài: Nêu lên bài học và suy nghĩ của cá nhân em về sự hi sinh thầm lặng của dì Bảy và phẩm chất của người phụ nữ trong văn bản "Người ngồi đợi trước hiên nhà":
- Trân trọng những phẩm chất tốt đẹp của những người phụ nữ như dì Bảy.
- Biết ơn những người đã hi sinh thầm lặng cho sự nghiệp chung của đất nước.
Viết bài văn biểu cảm về lãnh tụ Hồ Chí Minh và sự việc dời quê hương để ra đi tìm đường cứu nước của Bác.
Hướng dẫn giải:
Gợi ý dàn ý viết bài văn biểu cảm về lãnh tụ Hồ Chí Minh và sự việc ra đi tìm đường cứu nước của Người.
1. Mở bài: Nêu ấn tượng chung về lãnh tụ Hồ Chí Minh và sự việc ra đi tìm đường cứu nước của Người.
2. Thân bài: Lần lượt trình bày nội dung bài viết theo một trình tự nhất định. Ví dụ:
- Tóm tắt thông tin về lãnh tụ Hồ Chí Minh và sự việc dời quê hương để ra đi tìm đường cứu nước của Người:
+ Hồ Chí Minh (1890-1969): sinh ra một gia đình nhà nho, nguồn gốc nông dân, ở làng Hoàng Trù, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An - nơi có truyền thống đấu tranh kiên cường chống ách thống trị của thực dân phong kiến.
+ Với tinh thần yêu nước nồng nàn, thương dân sâu sắc, sự nhạy bén về chính trị, Người đã bắt đầu suy nghĩ về những nguyên nhân thành bại của các phong trào yêu nước lúc bấy giờ và quyết tâm ra đi tìm con đường để cứu dân, cứu nước.
+ Ngày 5-6-1911, trên con tàu Amiral Latouche Tréville, từ cảng Sài Gòn, Người bắt đầu cuộc hành trình 30 năm tìm con đường giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước.
- Phát biểu tình cảm, cảm xúc trước lòng yêu nước nồng nàn và sự hi sinh thầm lặng của Người:
+ Xúc động trước tình yêu nước, thương dân sâu nặng.
+ Biết ơn sự hi sinh thầm lặng, vì dân, vì nước.
3. Kết bài: Nêu lên suy nghĩ và bài học của em được gợi lên từ hình ảnh lãnh tụ Hồ Chí Minh và sự việc ra đi tìm đường cứu nước của Người:
- Biết ơn công lao của chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Tự ý thức được trách nhiệm của bản thân với cộng đồng, đất nước.
Viết bài văn biểu cảm về một thầy/ cô giáo em yêu quý.
Hướng dẫn giải:
Gợi ý dàn ý viết bài văn biểu cảm về một thầy/ cô giáo em yêu quý.
1. Mở bài: Nêu ấn tượng chung về thầy/ cô giáo em yêu quý.
2. Thân bài: Lần lượt trình bày nội dung bài viết theo một trình tự nhất định. Ví dụ:
- Giới thiệu ngắn gọn về thầy/ cô giáo em yêu quý:
+ Tên
+ Tuổi
+ Môn dạy
+ ...
- Phát biểu tình cảm, cảm xúc trước thầy/ cô giáo em yêu quý:
+ Xúc động trước tình yêu nghề và tình yêu học trò của thầy/ cô giáo.
+ Trân trọng sự hi sinh thầm lặng mà thầy/ cô giáo đã dành cho học sinh.
+ Biết ơn những tri thức và bài học cuộc sống mà thầy/ cô giáo đã truyền dạy.
3. Kết bài: Nêu lên suy nghĩ và bài học của cá nhân em về hình ảnh thầy/ cô giáo em yêu quý:
- Tự nhủ sẽ luôn phấn đấu trở thành công dân tốt để không phụ công thầy/ cô giáo đã dạy dỗ.
- Noi theo tấm gương của thầy/ cô giáo, trở thành một người luôn sống có trách nhiệm, tâm huyết với con đường mình chọn.