Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Viết bài nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học SVIP
VIẾT BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ XÃ HỘI ĐẶT RA TRONG TÁC PHẨM VĂN HỌC
I. Định hướng
1. Thế nào là văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học?
Văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học cần:
- Nêu lên được vấn đề đáng quan tâm trong tác phẩm văn học.
- Trình bày rõ vấn đề và nêu ý kiến của người viết về vấn đề đó.
- Nêu được lí lẽ và bằng chứng để thuyết phục người đọc.
2. Lưu ý đối với văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học
2.1. Thực hành viết theo các bước
Đề bài: “Từ các tác phẩm đã học, hãy phát biểu suy nghĩ của em về những biểu hiện của tình yêu Tổ quốc”
a. Chuẩn bị
- Đọc kĩ và tìm hiểu đề để biết các thông tin trước khi viết:
+ Trọng tâm cần làm rõ: các biểu hiện khác nhau của tình yêu Tổ quốc.
+ Kiểu văn bản chính: nghị luận xã hội.
+ Phạm vi bằng chứng: từ thực tế đời sống, từ kiến thức lịch sử và các tác phẩm văn thơ liên quan,…
- Nhớ lại những trang lịch sử oai hùng và đầy tự hào của dân tộc (nhân vật, sự kiện, con người,…)
- Xem lại các văn bản Hịch tướng sĩ, Nước Đại Việt ta, Chiếu dời đô, Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ?, … trong Bài 5.
- Ghi chép những nội dung liên quan và chuẩn bị tranh, ảnh, sơ đồ, bảng biểu về các sự kiện, con người tiêu biểu (nếu có).
b. Tìm ý và lập dàn ý
* Tìm ý:
- Xác định vấn đề (ý khái quát): Các biểu hiện khác nhau của tình yêu Tổ quốc.
- Phát triển ý khái quát thành các ý lớn: yêu đất nước, con người; quý trọng văn hoá dân tộc; tự hào về lịch sử dân tộc; góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc,…
- Phát triển ý lớn thành các ý nhỏ. Ví dụ: Yêu đất nước, con người có thể là yêu làng xóm quê hương, yêu thiên nhiên, yêu gia đình và con người, …
* Lập dàn ý
c. Viết bài
Dựa vào dàn ý để viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học; trong khi viết, chú ý vận dụng cách huy động bằng chứng, trình bày và phân tích bằng chứng.
d. Xem lại và chỉnh sửa
Nội dung kiểm tra |
Đạt |
Chưa đạt |
|
Mở bài |
Giới thiệu khái quát nội dung bài viết (các biểu hiện của tình yêu Tổ quốc). |
|
|
Thân bài |
Trình bày được các nội dung cụ thể làm rõ cho nội dung đã được khái quát đã nêu ở phần mở bài. |
|
|
Nội dung cụ thể sinh động, đặc sắc. |
|
|
|
Sử dụng kết hợp lí lẽ, bằng chứng và phân tích bằng chứng. |
|
|
|
Nêu được những suy nghĩ và cảm xúc riêng. |
|
|
|
Kết bài |
Tổng hợp vấn đề, nêu ý nghĩa hoặc rút ra bài học thu được sau khi bàn về các biểu hiện của tình yêu Tổ quốc. |
|
|
Kĩ năng, trình bày diễn đạt |
Bài viết có đủ 3 phần. Độ dài giữa các phần cân đối. |
|
|
Bài viết đủ ý. Các ý được sắp xếp phù hợp, không bị trùng lặp nhau. |
|
|
|
Diễn đạt rõ ràng, gãy gọn. |
|
|
|
Sử dụng các từ ngữ, câu văn để liên kết các ý lại với nhau. |
|
|
|
|
Trong bài viết có sự xuất hiện của câu khẳng định, câu phủ định và câu cảm. |
|
|
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây