Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Lưu ý: Ở điểm dừng, nếu không thấy nút nộp bài, bạn hãy kéo thanh trượt xuống dưới.
Bạn phải xem đến hết Video thì mới được lưu thời gian xem.
Để đảm bảo tốc độ truyền video, OLM lưu trữ video trên youtube. Do vậy phụ huynh tạm thời không chặn youtube để con có thể xem được bài giảng.
Nội dung này là Video có điểm dừng: Xem video kết hợp với trả lời câu hỏi.
Nếu câu hỏi nào bị trả lời sai, bạn sẽ phải trả lời lại dạng bài đó đến khi nào đúng mới qua được điểm dừng.
Bạn không được phép tua video qua một điểm dừng chưa hoàn thành.
Dữ liệu luyện tập chỉ được lưu khi bạn qua mỗi điểm dừng.
Bài giảng Vịnh Hạ Long: một kì quan thiên nhiên độc đáo và tuyệt mĩ (Phần 1) - Ngữ văn 9 Cánh Diều giúp học sinh tìm hiểu chung về văn bản và những đặc điểm cơ bản của văn bản thông tin về một danh lam thắng cảnh.
Đây là địa danh nào?
VỊNH HẠ LONG: MỘT KÌ QUAN THIÊN NHIÊN ĐỘC ĐÁO VÀ TUYỆT MĨ
Vào lúc 17 giờ 17 phút ngày 14/12/1994, tại khách sạn du lịch Lơ Me-ri-điêng (Le Meridien) nổi tiếng của thành phố Phu-kẹt (Phuket) – miền Nam Thái Lan, Hội đồng Di sản thế giới, tại kì họp lần thứ 18, đã ghi nhận vịnh Hạ Long của Việt Nam vào danh mục Di sản thế giới.
Thuyết trình về những giá trị ngoại hạng và giá trị toàn cầu của vịnh Hạ Long tại Hội đồng Di sản thế giới trước khi biểu quyết, ông Giêm Tho-sen (James Thorsell), Giám đốc Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên Quốc tế (IUCN) của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO), đã đánh giá vẻ đẹp của Hạ Long như sau: “Những ngọn núi đá nhô lên từ mặt nước Hạ Long là một cảnh độc đáo tự nhiên với một sự tuyệt mĩ của thiên nhiên ưu đãi, đặc biệt là các di sản khảo cổ. Nó xứng đáng được bảo quản và ghi vào danh mục Di sản thế giới theo tiêu chuẩn một Di sản thiên nhiên.".
Đánh giá trên của ông Giêm Tho-sen không phải là mới mẻ và bất ngờ, bởi trước ông khoảng 550 năm, đại thi hào Nguyễn Trãi, trong một chuyến chu du đến Vân Đồn, đã đắm say trước vẻ đẹp tuyệt mĩ của Hạ Long và khẳng định:
Lộ nhập Vân Đồn san phục san,
Thiên khôi địa thiết phó kì quan.
Dịch là:
Đường đến Vân Đồn lắm núi cao,
Kì quan đất dựng giữa trời cao.
(Trích bài Vân Đồn - Đào Duy Anh dịch)
Có lẽ Nguyễn Trãi là danh nhân đầu tiên và sớm nhất khẳng định vịnh Hạ Long là một kì quan.
Vậy vẻ đẹp nào của Hạ Long là “độc đáo” với “một sự tuyệt mĩ của thiên nhiên ưu đãi” như Hội đồng Di sản thế giới đánh giá?
1. Vịnh Hạ Long là tác phẩm nghệ thuật thiên nhiên hoành tráng
Vịnh Hạ Long là tác phẩm nghệ thuật tạo hình kì vĩ của tạo hóa, kết hợp hài hoà giữa điêu khắc và hội hoạ, giữa tính hoành tráng khoẻ khoắn với nét duyên dáng mơ mộng.
Trái Đất này không có vùng biển đảo nào như Hạ Long. Trên diện tích không rộng, mọc lên hàng nghìn đảo đá muôn hình muôn vẻ, tựa tấm thảm xanh lộng lẫy, lấp lánh vô số châu ngọc. Đảo có chỗ quần tụ lại, xúm xít, trông xa ngỡ chồng chất lên nhau, thoạt nhìn, tưởng là những tảng than kíp lê khổng lồ từ tầng Đèo Nai lăn xuống vịnh. Có chỗ đảo đứng dọc ngang, xen kẽ nhau, tạo nên tuyến chạy dài hàng chục ki-lô-mét, như bức trường thành vững chãi, ngăn khơi với lộng. Có chỗ đảo tách ra, đứt nối, gãy khúc nhấp nhô, ...
Đảo Hạ Long không phải là những quả núi đá đơn điệu, buồn tẻ, mà là thế giới sống động với những sinh linh ẩn hiện trong biết bao hình hài bí ẩn bằng đá. Đảo này thì giống ông già ngồi câu cá (hòn Lã Vọng), đảo kia tựa như nhà sư đứng chắp tay niệm Phật (hòn Ông Sư), đảo nọ y hệt đôi gà chọi nhau trên sóng nước (hòn Gà Chọi) hay chú đại bàng đậu trên mỏm đá rình mồi (hòn Đại Bàng), ... Dường như các đảo đá đều có nội tâm, đều có suy nghĩ, khát vọng và hoài niệm về quá khứ như những sinh linh.
Hạ Long! Bái Tử Long! Rồng đã khuất rồi, chỉ còn có đá
Những đêm trăng đá suy nghĩ như người
Khi xuân đến, đá động lòng thương nhớ
Khi hè gọi, đá xôn xao trong dạ đá ...
(Chế Lan Viên, Cành phong lan bể)
Đi giữa Hạ Long, với hàng nghìn đảo đá sừng sững, trăm hình nghìn dáng nhấp nhô, ta có cảm giác như đi giữa một thế giới động vật trải qua hàng triệu năm hoá đá.
Tại chân các đảo đá, chỗ mấp mé mặt nước, biển cả đã cần cù chạm khắc vào chân đảo nhiều hình dáng kì lạ, tầng tầng, lớp lớp, trông xa tựa bức phù điêu uốn lượn quanh chân đảo. Trải qua hàng triệu năm, với sự tác động không ngừng của nước biển (muối) và đá vôi (canxi), hình tượng chạm khắc quanh chân đảo hằn sâu xuống, làm cho chân đảo vẹt hẳn, nhiều chân đảo trở nên mảnh khảnh, không còn cân đối với cái thân đồ sộ của nó, tạo nên những hình tượng kì dị, ngộ nghĩnh, tưởng chỉ với một cơn gió cấp năm, cấp sáu, những đảo ấy có thể đổ rầm xuống biển. Điểm xuyết giữa cái thế giới điêu khắc kì lạ nhưng còn ở dạng phác thảo ấy là những khối kiến trúc uy nghi được tạo dựng bởi bàn tay tài hoa của nhà kiến trúc sư tạo hoá. Có đảo hình trụ tứ giác bề thế, bốn mặt phẳng lì, đen bóng như được ghép bằng ván gỗ lim bào nhẵn (hòn Mái Nhà). Có đảo cong cong giống chiếc ngà voi, càng lên cao càng thon nhỏ và nhọn sắc (hòn Ngà Voi). Có đảo được cấu trúc bởi những phiến đá vuông vức chồng lên nhau, trông chông chênh, nhưng trải qua hàng triệu năm vẫn bền vững trên sóng nước (hòn Xếp). Có đảo đứng sừng sững, trầm mặc, án ngữ một hướng nhìn ra cửa biển (hòn Pháo Đài),... [ ... ]
Mặt vịnh Hạ Long, chỗ mênh mông khoáng đạt, chỗ thắt lại như ao, vũng, chỗ bị kẹp giữa hai triển đảo như con kênh, chỗ uốn quanh chân đảo mềm mại tựa dải lụa xanh. Vẻ duyên dáng của Hạ Long là cái lung linh bát ngát, cái tĩnh lặng, huyền ảo của nước trời: “Núi thì lấp loáng bóng nước, nước thì lênh láng lưng trời.” (chúa Trịnh Cương). Bốn mùa Hạ Long xanh một màu xanh đằm thắm. Màu xanh biếc của biển. Màu xanh lam của núi. Màu xanh lục của trời. Màu xanh ấy trường cửu, bát ngát, trẻ trung.
2. Cảnh quan Hạ Long biến đổi theo góc nhìn và thời gian
Chiêm ngưỡng Hạ Long, không gì thú bằng đi trên con thuyền buồm khe khẽ nhích lướt, len lỏi giữa rừng đảo huyền bí, ngắm nhìn trời nước ẩn hiện. Từ Bãi Cháy, vượt qua trũng biển Hòn Gai hình cánh quạt, hướng tới vùng đảo núi phía nam và đông nam, trông xa như bức trường thành sừng sững, nối mặt bể với chân trời. Nhưng khi đến gần, bức trường thành đột ngột rạn vỡ, biến thành những đảo núi tách biệt lớn nhỏ lô nhô. Những ngõ ngách quanh co đột nhiên mở ra trước mặt, rồi đột nhiên khép lại. Đằng sau các ngõ ngách ấy, có khi là vòm trời xanh trứng sáo với dải mây bông trắng muốt lơ lửng, có khi là mảng khơi sóng vỗ với cánh buồm nâu hoặc tím đang lướt vội. Chưa hết ngỡ ngàng cảnh vật này thì trước mắt lại bỗng hiện lên một cảnh vật khác, mới lạ và đầy vẻ quyến rũ. Có khi đang luồn lách giữa những khe lạch chật hẹp, chợt một dãy đảo sừng sững vụt hiện lên, chặn ngang lạch nước, ngỡ đã cùng đường. Nhưng không, lúc đến gần, dãy đảo như né mình, mở ra những lối ngoặt quanh co bất ngờ, dẫn sâu vào rừng đảo trầm mặc. Cảnh tượng đó không khác trò chơi ú tim giữa con người và thiên nhiên, tạo nên cảm xúc choáng ngợp đối với du khách. [ ... ]
Hạ Long vào buổi sớm mùa xuân thật huyền ảo. Giữa màn sương bạc mông lung, nhô lên thấp thoáng những đinh đảo xanh đen, bồng bềnh, lúc ẩn lúc hiện. Những ngọn núi đá vốn vững chãi, bề thế, cứng cáp bỗng trở nên mềm mại, thanh tú, uyển chuyển khác thường, như được vẽ bằng những nét bút lông chấm phá.
Cái thú ở Hạ Long vào buổi sáng mùa hè, cùng với đón gió nồm nam và tắm biển, là chiêm ngưỡng cảnh Mặt Trời mọc. Khi vầng thái dương nhô lên trên biển cả là lúc bình minh như ánh đuốc vọt lên sáng rực. Bó đuốc leo lên đỉnh đầu, chiếu đỏ bầu trời còn rực rỡ đủ màu sắc hồng, da cam và vàng óng. Ở đằng xa, treo trên đỉnh Bài Thơ, hạt kim cương nhỏ xíu của ngôi sao Thần Nữ còn chưa tắt. Giữa mặt vịnh mênh mông xanh ngắt và tim tím, nhô lên những tảng đá vôi hình thù kì dị và dường như được bút sơn của một hoạ sĩ quét lên vô số màu sắc, từ màu xanh ngọc bích đến màu đỏ nâu và vàng. Chính ở đây và lúc này, như chiếc dàn thất huyền, biển cả ung dung rung lên âm thanh réo rắt của gió và dạt dào của sóng.
Trưa hè, nắng rải trên mặt vịnh gợn sóng lăn tăn vô số sợi bạc lóng lánh. Đảo san sát vươn dài, nằm phơi tấm ngực cường tráng, trần trụi. Đây đó, hoa phong lan bám lủng lẳng trên vách núi, nở cánh vàng, trắng, tím mềm mại, toả mùi hương êm dịu vào không gian trong lành của biển.
Chiều hè, khi đảo đá từ màu lam ngà sang màu tím sẫm, là lúc Mặt Trời cháy tàn ngọn lửa vàng, chỉ còn lại một quả cầu than đỏ rực dịch dần về phía tây, rồi khuất sau dãy đảo, hắt lên chân trời ráng vàng hình rẻ quạt. Giữa không gian đang chuyển màu, bỗng vang lên rộn rã bên bờ Bãi Cháy âm thanh nhiều cung bậc của sự sống chứa chan “khúc nhạc đời” (Huy Cận, Một đêm thức trong mưa bão).
Nếu đến Hạ Long vào một đêm trăng thu, sẽ thấy Hạ Long diễm lệ và huyền bí biết bao! Mặt vịnh yên tĩnh như tấm gương phản chiếu ánh trăng sáng bạc, lóng lánh tựa thuỷ ngân. Lúc trăng lên, trăng tà, trong tiếng lao xao của gió và sóng, đảo đá trầm tư ẩn hiện giữa mảng tối mảng sáng xen kẽ, trở nên xa lạ và bí mật.
Cảnh quan biến đổi trong chớp mắt theo góc nhìn và thời gian của Hạ Long, là vẻ đẹp độc đáo và đặc sắc, chỉ ở môi trường biển đảo mới có được.
3. Hệ thống hang động như những lâu đài bí ẩn
Vẻ đẹp của Hạ Long không chỉ phô bày ở dáng núi, sắc trời mà còn ẩn giấu trong các hang động. Hạ Long có hàng chục hang động mở trong lòng núi đá, phân bố nhiều nơi trên mặt vịnh nhưng tập trung chủ yếu trong khu vực di sản thế giới. Các hang động có quy mô, kiểu dáng, màu sắc đa dạng và phong phú.
Trong các hang động đã được phát hiện và đón khách đến tham quan, động Thiên Cung tuy mới tìm thấy nhưng có sức hấp dẫn kì lạ. Đường lên thăm động bám theo vách đá dốc ngược, luồn trong tán dây leo ngan ngát hương phong lan và thi thoảng vọng lên tiếng chim chuyền như chào mời. Du khách thăm động vừa có cái thú vui leo núi, vừa có cái háo hức như đang đi lên trời.
Động Thiên Cung có tiết diện chữ nhật, rộng khoảng 25 mét, dài khoảng 120 mét, cao trên 20 mét, chiều dài nằm theo hướng bắc - nam. Đứng trước cửa động nhìn vào, thoạt trông, ta đã có cảm nhận động có quy mô to lớn, khoáng đạt và bị quyến rũ trước sự tạo tác kì vĩ, lộng lẫy của thiên nhiên. Trên vách động đông và tây đối diện là hai bức tranh hoành tráng, chạm nổi nhiều hình, đường nét mềm mại, uyển chuyển và những khối điêu khắc có quy mô lớn, thô ráp với nét chạm khắc cách điệu khoẻ khoắn. Nơi này là voi phục, ngựa phi, hổ vờn. Nơi kia là những chiến binh, giáp mã với đao kiếm sáng loáng, tua tủa. Ngước lên trên hang phía đông, ta bàng hoàng bắt gặp những hình tượng sống động nơi thượng giới. Này là Ngọc Hoàng, Thiên Lôi, Nam Tào, Bắc Đẩu râu tóc như mây. Kia là những tiên nữ xinh xắn, xiêm y lộng lẫy, thướt tha đang mải mê múa hát. Treo lơ lửng trên trần hang là chiếc gậy đá thần diệu của Tôn Ngộ Không từng làm náo động thiên cung, chốc chốc lại phát sáng. Chiếc gậy đá dài hai mét, tiết diện tròn, thẳng tắp như có bàn tay ai khéo léo đặt một đầu lên cột thạch nhũ đứng sừng sững giữa trần hang, đầu kia tựa vào vách động phía đông. Mỗi vách động là một kì công, mỗi ngăn hang là một tuyệt tác. Đứng dưới vòm động cao rộng, màu thạch nhũ xanh ánh như dát bạc, giữa thế giới những hình hài kì dị, vừa thật vừa ảo, ta ngỡ như lạc vào chốn thiên cung thần bí mà choáng ngợp.
Khác với động Thiên Cung (cửa hang mở giữa lưng chừng núi), hồ Ba Hầm, đáy là mặt vịnh, trần cách mặt nước 4 - 5 mét khi triều xuống thấp. Hồ Ba Hầm nằm giữa một hòn đảo đá lớn có tên Đầu Bê, tiếp giáp với vùng biển Long Châu bát ngát. Cửa hang hình bán nguyệt nhìn ra bên vách đá bằng phẳng ở phía tây bắc của đảo. Đáy cửa hang là mặt nước thông với dòng hải lưu uốn lượn khuất khúc chảy từ Cửa Vạn vào. Hồ Ba Hầm là một hệ thống gồm ba trũng biển, có tiết diện tròn, vách dựng đứng thành vại, thông với nhau từng đôi qua một hang luồn hẹp và quanh co. Du khách vào chơi hồ Ba Hầm phải đi bằng xuồng hay thuyền con qua hang luồn, nhích dần từng mái chèo giữa rừng thạch nhũ nhiều kiểu dáng lô nhô, màu sắc rực rỡ từ trần hang rủ xuống lơ lửng. Giữa không gian yên ắng đến kì lạ là cuộc sống hồn nhiên, sôi động của các loài cá, tôm, cua đang đua bơi dưới lòng nước xanh lung linh.
Qua hang luồn, gặp trũng biển hình tròn chẳng khác gì mặt giếng khổng lồ. Cây khế cổ thụ xum xuê hoa trái ở cạnh cửa hang là nơi hội tụ náo nhiệt các loài sóc bay, khỉ đít đỏ, vẹt đầu bạc, chim xanh mắt thau, ...
Xưa nay, vẻ đẹp của Hạ Long trở thành nguồn cảm hứng vô tận cho các sáng tạo của thơ ca, âm nhạc, nhiếp ảnh, hội hoạ, điện ảnh, ... Nhưng, đứng trước vẻ đẹp kì ảo, vừa thơ mộng vừa hoành tráng của Hạ Long thì các tác giả đều cảm thấy tác phẩm của họ chưa xứng với hiện thực. Nhà thơ, nhà văn hóa lớn của Trung Quốc Quách Mạt Nhược, trong bài thơ Cảm hứng trong khi chơi thuyền trên vịnh Hạ Long, viết ngày 20-7-1957, đã thổ lộ:
Cảnh trước mặt cho tôi vài thi tứ
So với cảnh diệu kì, thơ có cũng như không.
(Hoàng Trung Thông dịch)
Bài viết của chúng tôi chắc chắn cũng không thể hiện được đầy đủ vẻ đẹp “đầy li kì và rất mộng mơ” của Hạ Long (thơ của Mi-rây Gan-sen (Mireille Gansel) - Pháp, bài Vịnh Hạ Long). Dẫu vậy, qua mấy lời giới thiệu, nếu gặp bạn tri âm cũng là điều hạnh phúc đối với người viết.
Theo THI SẢNH
(Tạp chí Di sản văn hóa, số 8, năm 2004, dsvh.gov.vn)
Nêu tác giả, xuất xứ của văn bản.
- Tác giả: Theo .
- Xuất xứ: Tạp chí , số 8, năm , dsvh.gov.vn.
VỊNH HẠ LONG: MỘT KÌ QUAN THIÊN NHIÊN ĐỘC ĐÁO VÀ TUYỆT MĨ
Vào lúc 17 giờ 17 phút ngày 14/12/1994, tại khách sạn du lịch Lơ Me-ri-điêng (Le Meridien) nổi tiếng của thành phố Phu-kẹt (Phuket) – miền Nam Thái Lan, Hội đồng Di sản thế giới, tại kì họp lần thứ 18, đã ghi nhận vịnh Hạ Long của Việt Nam vào danh mục Di sản thế giới.
Thuyết trình về những giá trị ngoại hạng và giá trị toàn cầu của vịnh Hạ Long tại Hội đồng Di sản thế giới trước khi biểu quyết, ông Giêm Tho-sen (James Thorsell), Giám đốc Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên Quốc tế (IUCN) của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO), đã đánh giá vẻ đẹp của Hạ Long như sau: “Những ngọn núi đá nhô lên từ mặt nước Hạ Long là một cảnh độc đáo tự nhiên với một sự tuyệt mĩ của thiên nhiên ưu đãi, đặc biệt là các di sản khảo cổ. Nó xứng đáng được bảo quản và ghi vào danh mục Di sản thế giới theo tiêu chuẩn một Di sản thiên nhiên.".
Đánh giá trên của ông Giêm Tho-sen không phải là mới mẻ và bất ngờ, bởi trước ông khoảng 550 năm, đại thi hào Nguyễn Trãi, trong một chuyến chu du đến Vân Đồn, đã đắm say trước vẻ đẹp tuyệt mĩ của Hạ Long và khẳng định:
Lộ nhập Vân Đồn san phục san,
Thiên khôi địa thiết phó kì quan.
Dịch là:
Đường đến Vân Đồn lắm núi cao,
Kì quan đất dựng giữa trời cao.
(Trích bài Vân Đồn - Đào Duy Anh dịch)
Có lẽ Nguyễn Trãi là danh nhân đầu tiên và sớm nhất khẳng định vịnh Hạ Long là một kì quan.
Vậy vẻ đẹp nào của Hạ Long là “độc đáo” với “một sự tuyệt mĩ của thiên nhiên ưu đãi” như Hội đồng Di sản thế giới đánh giá?
1. Vịnh Hạ Long là tác phẩm nghệ thuật thiên nhiên hoành tráng
Vịnh Hạ Long là tác phẩm nghệ thuật tạo hình kì vĩ của tạo hóa, kết hợp hài hoà giữa điêu khắc và hội hoạ, giữa tính hoành tráng khoẻ khoắn với nét duyên dáng mơ mộng.
Trái Đất này không có vùng biển đảo nào như Hạ Long. Trên diện tích không rộng, mọc lên hàng nghìn đảo đá muôn hình muôn vẻ, tựa tấm thảm xanh lộng lẫy, lấp lánh vô số châu ngọc. Đảo có chỗ quần tụ lại, xúm xít, trông xa ngỡ chồng chất lên nhau, thoạt nhìn, tưởng là những tảng than kíp lê khổng lồ từ tầng Đèo Nai lăn xuống vịnh. Có chỗ đảo đứng dọc ngang, xen kẽ nhau, tạo nên tuyến chạy dài hàng chục ki-lô-mét, như bức trường thành vững chãi, ngăn khơi với lộng. Có chỗ đảo tách ra, đứt nối, gãy khúc nhấp nhô, ...
Đảo Hạ Long không phải là những quả núi đá đơn điệu, buồn tẻ, mà là thế giới sống động với những sinh linh ẩn hiện trong biết bao hình hài bí ẩn bằng đá. Đảo này thì giống ông già ngồi câu cá (hòn Lã Vọng), đảo kia tựa như nhà sư đứng chắp tay niệm Phật (hòn Ông Sư), đảo nọ y hệt đôi gà chọi nhau trên sóng nước (hòn Gà Chọi) hay chú đại bàng đậu trên mỏm đá rình mồi (hòn Đại Bàng), ... Dường như các đảo đá đều có nội tâm, đều có suy nghĩ, khát vọng và hoài niệm về quá khứ như những sinh linh.
Hạ Long! Bái Tử Long! Rồng đã khuất rồi, chỉ còn có đá
Những đêm trăng đá suy nghĩ như người
Khi xuân đến, đá động lòng thương nhớ
Khi hè gọi, đá xôn xao trong dạ đá ...
(Chế Lan Viên, Cành phong lan bể)
Đi giữa Hạ Long, với hàng nghìn đảo đá sừng sững, trăm hình nghìn dáng nhấp nhô, ta có cảm giác như đi giữa một thế giới động vật trải qua hàng triệu năm hoá đá.
Tại chân các đảo đá, chỗ mấp mé mặt nước, biển cả đã cần cù chạm khắc vào chân đảo nhiều hình dáng kì lạ, tầng tầng, lớp lớp, trông xa tựa bức phù điêu uốn lượn quanh chân đảo. Trải qua hàng triệu năm, với sự tác động không ngừng của nước biển (muối) và đá vôi (canxi), hình tượng chạm khắc quanh chân đảo hằn sâu xuống, làm cho chân đảo vẹt hẳn, nhiều chân đảo trở nên mảnh khảnh, không còn cân đối với cái thân đồ sộ của nó, tạo nên những hình tượng kì dị, ngộ nghĩnh, tưởng chỉ với một cơn gió cấp năm, cấp sáu, những đảo ấy có thể đổ rầm xuống biển. Điểm xuyết giữa cái thế giới điêu khắc kì lạ nhưng còn ở dạng phác thảo ấy là những khối kiến trúc uy nghi được tạo dựng bởi bàn tay tài hoa của nhà kiến trúc sư tạo hoá. Có đảo hình trụ tứ giác bề thế, bốn mặt phẳng lì, đen bóng như được ghép bằng ván gỗ lim bào nhẵn (hòn Mái Nhà). Có đảo cong cong giống chiếc ngà voi, càng lên cao càng thon nhỏ và nhọn sắc (hòn Ngà Voi). Có đảo được cấu trúc bởi những phiến đá vuông vức chồng lên nhau, trông chông chênh, nhưng trải qua hàng triệu năm vẫn bền vững trên sóng nước (hòn Xếp). Có đảo đứng sừng sững, trầm mặc, án ngữ một hướng nhìn ra cửa biển (hòn Pháo Đài),... [ ... ]
Mặt vịnh Hạ Long, chỗ mênh mông khoáng đạt, chỗ thắt lại như ao, vũng, chỗ bị kẹp giữa hai triển đảo như con kênh, chỗ uốn quanh chân đảo mềm mại tựa dải lụa xanh. Vẻ duyên dáng của Hạ Long là cái lung linh bát ngát, cái tĩnh lặng, huyền ảo của nước trời: “Núi thì lấp loáng bóng nước, nước thì lênh láng lưng trời.” (chúa Trịnh Cương). Bốn mùa Hạ Long xanh một màu xanh đằm thắm. Màu xanh biếc của biển. Màu xanh lam của núi. Màu xanh lục của trời. Màu xanh ấy trường cửu, bát ngát, trẻ trung.
2. Cảnh quan Hạ Long biến đổi theo góc nhìn và thời gian
Chiêm ngưỡng Hạ Long, không gì thú bằng đi trên con thuyền buồm khe khẽ nhích lướt, len lỏi giữa rừng đảo huyền bí, ngắm nhìn trời nước ẩn hiện. Từ Bãi Cháy, vượt qua trũng biển Hòn Gai hình cánh quạt, hướng tới vùng đảo núi phía nam và đông nam, trông xa như bức trường thành sừng sững, nối mặt bể với chân trời. Nhưng khi đến gần, bức trường thành đột ngột rạn vỡ, biến thành những đảo núi tách biệt lớn nhỏ lô nhô. Những ngõ ngách quanh co đột nhiên mở ra trước mặt, rồi đột nhiên khép lại. Đằng sau các ngõ ngách ấy, có khi là vòm trời xanh trứng sáo với dải mây bông trắng muốt lơ lửng, có khi là mảng khơi sóng vỗ với cánh buồm nâu hoặc tím đang lướt vội. Chưa hết ngỡ ngàng cảnh vật này thì trước mắt lại bỗng hiện lên một cảnh vật khác, mới lạ và đầy vẻ quyến rũ. Có khi đang luồn lách giữa những khe lạch chật hẹp, chợt một dãy đảo sừng sững vụt hiện lên, chặn ngang lạch nước, ngỡ đã cùng đường. Nhưng không, lúc đến gần, dãy đảo như né mình, mở ra những lối ngoặt quanh co bất ngờ, dẫn sâu vào rừng đảo trầm mặc. Cảnh tượng đó không khác trò chơi ú tim giữa con người và thiên nhiên, tạo nên cảm xúc choáng ngợp đối với du khách. [ ... ]
Hạ Long vào buổi sớm mùa xuân thật huyền ảo. Giữa màn sương bạc mông lung, nhô lên thấp thoáng những đinh đảo xanh đen, bồng bềnh, lúc ẩn lúc hiện. Những ngọn núi đá vốn vững chãi, bề thế, cứng cáp bỗng trở nên mềm mại, thanh tú, uyển chuyển khác thường, như được vẽ bằng những nét bút lông chấm phá.
Cái thú ở Hạ Long vào buổi sáng mùa hè, cùng với đón gió nồm nam và tắm biển, là chiêm ngưỡng cảnh Mặt Trời mọc. Khi vầng thái dương nhô lên trên biển cả là lúc bình minh như ánh đuốc vọt lên sáng rực. Bó đuốc leo lên đỉnh đầu, chiếu đỏ bầu trời còn rực rỡ đủ màu sắc hồng, da cam và vàng óng. Ở đằng xa, treo trên đỉnh Bài Thơ, hạt kim cương nhỏ xíu của ngôi sao Thần Nữ còn chưa tắt. Giữa mặt vịnh mênh mông xanh ngắt và tim tím, nhô lên những tảng đá vôi hình thù kì dị và dường như được bút sơn của một hoạ sĩ quét lên vô số màu sắc, từ màu xanh ngọc bích đến màu đỏ nâu và vàng. Chính ở đây và lúc này, như chiếc dàn thất huyền, biển cả ung dung rung lên âm thanh réo rắt của gió và dạt dào của sóng.
Trưa hè, nắng rải trên mặt vịnh gợn sóng lăn tăn vô số sợi bạc lóng lánh. Đảo san sát vươn dài, nằm phơi tấm ngực cường tráng, trần trụi. Đây đó, hoa phong lan bám lủng lẳng trên vách núi, nở cánh vàng, trắng, tím mềm mại, toả mùi hương êm dịu vào không gian trong lành của biển.
Chiều hè, khi đảo đá từ màu lam ngà sang màu tím sẫm, là lúc Mặt Trời cháy tàn ngọn lửa vàng, chỉ còn lại một quả cầu than đỏ rực dịch dần về phía tây, rồi khuất sau dãy đảo, hắt lên chân trời ráng vàng hình rẻ quạt. Giữa không gian đang chuyển màu, bỗng vang lên rộn rã bên bờ Bãi Cháy âm thanh nhiều cung bậc của sự sống chứa chan “khúc nhạc đời” (Huy Cận, Một đêm thức trong mưa bão).
Nếu đến Hạ Long vào một đêm trăng thu, sẽ thấy Hạ Long diễm lệ và huyền bí biết bao! Mặt vịnh yên tĩnh như tấm gương phản chiếu ánh trăng sáng bạc, lóng lánh tựa thuỷ ngân. Lúc trăng lên, trăng tà, trong tiếng lao xao của gió và sóng, đảo đá trầm tư ẩn hiện giữa mảng tối mảng sáng xen kẽ, trở nên xa lạ và bí mật.
Cảnh quan biến đổi trong chớp mắt theo góc nhìn và thời gian của Hạ Long, là vẻ đẹp độc đáo và đặc sắc, chỉ ở môi trường biển đảo mới có được.
3. Hệ thống hang động như những lâu đài bí ẩn
Vẻ đẹp của Hạ Long không chỉ phô bày ở dáng núi, sắc trời mà còn ẩn giấu trong các hang động. Hạ Long có hàng chục hang động mở trong lòng núi đá, phân bố nhiều nơi trên mặt vịnh nhưng tập trung chủ yếu trong khu vực di sản thế giới. Các hang động có quy mô, kiểu dáng, màu sắc đa dạng và phong phú.
Trong các hang động đã được phát hiện và đón khách đến tham quan, động Thiên Cung tuy mới tìm thấy nhưng có sức hấp dẫn kì lạ. Đường lên thăm động bám theo vách đá dốc ngược, luồn trong tán dây leo ngan ngát hương phong lan và thi thoảng vọng lên tiếng chim chuyền như chào mời. Du khách thăm động vừa có cái thú vui leo núi, vừa có cái háo hức như đang đi lên trời.
Động Thiên Cung có tiết diện chữ nhật, rộng khoảng 25 mét, dài khoảng 120 mét, cao trên 20 mét, chiều dài nằm theo hướng bắc - nam. Đứng trước cửa động nhìn vào, thoạt trông, ta đã có cảm nhận động có quy mô to lớn, khoáng đạt và bị quyến rũ trước sự tạo tác kì vĩ, lộng lẫy của thiên nhiên. Trên vách động đông và tây đối diện là hai bức tranh hoành tráng, chạm nổi nhiều hình, đường nét mềm mại, uyển chuyển và những khối điêu khắc có quy mô lớn, thô ráp với nét chạm khắc cách điệu khoẻ khoắn. Nơi này là voi phục, ngựa phi, hổ vờn. Nơi kia là những chiến binh, giáp mã với đao kiếm sáng loáng, tua tủa. Ngước lên trên hang phía đông, ta bàng hoàng bắt gặp những hình tượng sống động nơi thượng giới. Này là Ngọc Hoàng, Thiên Lôi, Nam Tào, Bắc Đẩu râu tóc như mây. Kia là những tiên nữ xinh xắn, xiêm y lộng lẫy, thướt tha đang mải mê múa hát. Treo lơ lửng trên trần hang là chiếc gậy đá thần diệu của Tôn Ngộ Không từng làm náo động thiên cung, chốc chốc lại phát sáng. Chiếc gậy đá dài hai mét, tiết diện tròn, thẳng tắp như có bàn tay ai khéo léo đặt một đầu lên cột thạch nhũ đứng sừng sững giữa trần hang, đầu kia tựa vào vách động phía đông. Mỗi vách động là một kì công, mỗi ngăn hang là một tuyệt tác. Đứng dưới vòm động cao rộng, màu thạch nhũ xanh ánh như dát bạc, giữa thế giới những hình hài kì dị, vừa thật vừa ảo, ta ngỡ như lạc vào chốn thiên cung thần bí mà choáng ngợp.
Khác với động Thiên Cung (cửa hang mở giữa lưng chừng núi), hồ Ba Hầm, đáy là mặt vịnh, trần cách mặt nước 4 - 5 mét khi triều xuống thấp. Hồ Ba Hầm nằm giữa một hòn đảo đá lớn có tên Đầu Bê, tiếp giáp với vùng biển Long Châu bát ngát. Cửa hang hình bán nguyệt nhìn ra bên vách đá bằng phẳng ở phía tây bắc của đảo. Đáy cửa hang là mặt nước thông với dòng hải lưu uốn lượn khuất khúc chảy từ Cửa Vạn vào. Hồ Ba Hầm là một hệ thống gồm ba trũng biển, có tiết diện tròn, vách dựng đứng thành vại, thông với nhau từng đôi qua một hang luồn hẹp và quanh co. Du khách vào chơi hồ Ba Hầm phải đi bằng xuồng hay thuyền con qua hang luồn, nhích dần từng mái chèo giữa rừng thạch nhũ nhiều kiểu dáng lô nhô, màu sắc rực rỡ từ trần hang rủ xuống lơ lửng. Giữa không gian yên ắng đến kì lạ là cuộc sống hồn nhiên, sôi động của các loài cá, tôm, cua đang đua bơi dưới lòng nước xanh lung linh.
Qua hang luồn, gặp trũng biển hình tròn chẳng khác gì mặt giếng khổng lồ. Cây khế cổ thụ xum xuê hoa trái ở cạnh cửa hang là nơi hội tụ náo nhiệt các loài sóc bay, khỉ đít đỏ, vẹt đầu bạc, chim xanh mắt thau, ...
Xưa nay, vẻ đẹp của Hạ Long trở thành nguồn cảm hứng vô tận cho các sáng tạo của thơ ca, âm nhạc, nhiếp ảnh, hội hoạ, điện ảnh, ... Nhưng, đứng trước vẻ đẹp kì ảo, vừa thơ mộng vừa hoành tráng của Hạ Long thì các tác giả đều cảm thấy tác phẩm của họ chưa xứng với hiện thực. Nhà thơ, nhà văn hóa lớn của Trung Quốc Quách Mạt Nhược, trong bài thơ Cảm hứng trong khi chơi thuyền trên vịnh Hạ Long, viết ngày 20-7-1957, đã thổ lộ:
Cảnh trước mặt cho tôi vài thi tứ
So với cảnh diệu kì, thơ có cũng như không.
(Hoàng Trung Thông dịch)
Bài viết của chúng tôi chắc chắn cũng không thể hiện được đầy đủ vẻ đẹp “đầy li kì và rất mộng mơ” của Hạ Long (thơ của Mi-rây Gan-sen (Mireille Gansel) - Pháp, bài Vịnh Hạ Long). Dẫu vậy, qua mấy lời giới thiệu, nếu gặp bạn tri âm cũng là điều hạnh phúc đối với người viết.
Theo THI SẢNH
(Tạp chí Di sản văn hóa, số 8, năm 2004, dsvh.gov.vn)
Văn bản sử dụng những phương thức biểu đạt nào?
VỊNH HẠ LONG: MỘT KÌ QUAN THIÊN NHIÊN ĐỘC ĐÁO VÀ TUYỆT MĨ
Vào lúc 17 giờ 17 phút ngày 14/12/1994, tại khách sạn du lịch Lơ Me-ri-điêng (Le Meridien) nổi tiếng của thành phố Phu-kẹt (Phuket) – miền Nam Thái Lan, Hội đồng Di sản thế giới, tại kì họp lần thứ 18, đã ghi nhận vịnh Hạ Long của Việt Nam vào danh mục Di sản thế giới.
Thuyết trình về những giá trị ngoại hạng và giá trị toàn cầu của vịnh Hạ Long tại Hội đồng Di sản thế giới trước khi biểu quyết, ông Giêm Tho-sen (James Thorsell), Giám đốc Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên Quốc tế (IUCN) của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO), đã đánh giá vẻ đẹp của Hạ Long như sau: “Những ngọn núi đá nhô lên từ mặt nước Hạ Long là một cảnh độc đáo tự nhiên với một sự tuyệt mĩ của thiên nhiên ưu đãi, đặc biệt là các di sản khảo cổ. Nó xứng đáng được bảo quản và ghi vào danh mục Di sản thế giới theo tiêu chuẩn một Di sản thiên nhiên.".
Đánh giá trên của ông Giêm Tho-sen không phải là mới mẻ và bất ngờ, bởi trước ông khoảng 550 năm, đại thi hào Nguyễn Trãi, trong một chuyến chu du đến Vân Đồn, đã đắm say trước vẻ đẹp tuyệt mĩ của Hạ Long và khẳng định:
Lộ nhập Vân Đồn san phục san,
Thiên khôi địa thiết phó kì quan.
Dịch là:
Đường đến Vân Đồn lắm núi cao,
Kì quan đất dựng giữa trời cao.
(Trích bài Vân Đồn - Đào Duy Anh dịch)
Có lẽ Nguyễn Trãi là danh nhân đầu tiên và sớm nhất khẳng định vịnh Hạ Long là một kì quan.
Vậy vẻ đẹp nào của Hạ Long là “độc đáo” với “một sự tuyệt mĩ của thiên nhiên ưu đãi” như Hội đồng Di sản thế giới đánh giá?
1. Vịnh Hạ Long là tác phẩm nghệ thuật thiên nhiên hoành tráng
Vịnh Hạ Long là tác phẩm nghệ thuật tạo hình kì vĩ của tạo hóa, kết hợp hài hoà giữa điêu khắc và hội hoạ, giữa tính hoành tráng khoẻ khoắn với nét duyên dáng mơ mộng.
Trái Đất này không có vùng biển đảo nào như Hạ Long. Trên diện tích không rộng, mọc lên hàng nghìn đảo đá muôn hình muôn vẻ, tựa tấm thảm xanh lộng lẫy, lấp lánh vô số châu ngọc. Đảo có chỗ quần tụ lại, xúm xít, trông xa ngỡ chồng chất lên nhau, thoạt nhìn, tưởng là những tảng than kíp lê khổng lồ từ tầng Đèo Nai lăn xuống vịnh. Có chỗ đảo đứng dọc ngang, xen kẽ nhau, tạo nên tuyến chạy dài hàng chục ki-lô-mét, như bức trường thành vững chãi, ngăn khơi với lộng. Có chỗ đảo tách ra, đứt nối, gãy khúc nhấp nhô, ...
Đảo Hạ Long không phải là những quả núi đá đơn điệu, buồn tẻ, mà là thế giới sống động với những sinh linh ẩn hiện trong biết bao hình hài bí ẩn bằng đá. Đảo này thì giống ông già ngồi câu cá (hòn Lã Vọng), đảo kia tựa như nhà sư đứng chắp tay niệm Phật (hòn Ông Sư), đảo nọ y hệt đôi gà chọi nhau trên sóng nước (hòn Gà Chọi) hay chú đại bàng đậu trên mỏm đá rình mồi (hòn Đại Bàng), ... Dường như các đảo đá đều có nội tâm, đều có suy nghĩ, khát vọng và hoài niệm về quá khứ như những sinh linh.
Hạ Long! Bái Tử Long! Rồng đã khuất rồi, chỉ còn có đá
Những đêm trăng đá suy nghĩ như người
Khi xuân đến, đá động lòng thương nhớ
Khi hè gọi, đá xôn xao trong dạ đá ...
(Chế Lan Viên, Cành phong lan bể)
Đi giữa Hạ Long, với hàng nghìn đảo đá sừng sững, trăm hình nghìn dáng nhấp nhô, ta có cảm giác như đi giữa một thế giới động vật trải qua hàng triệu năm hoá đá.
Tại chân các đảo đá, chỗ mấp mé mặt nước, biển cả đã cần cù chạm khắc vào chân đảo nhiều hình dáng kì lạ, tầng tầng, lớp lớp, trông xa tựa bức phù điêu uốn lượn quanh chân đảo. Trải qua hàng triệu năm, với sự tác động không ngừng của nước biển (muối) và đá vôi (canxi), hình tượng chạm khắc quanh chân đảo hằn sâu xuống, làm cho chân đảo vẹt hẳn, nhiều chân đảo trở nên mảnh khảnh, không còn cân đối với cái thân đồ sộ của nó, tạo nên những hình tượng kì dị, ngộ nghĩnh, tưởng chỉ với một cơn gió cấp năm, cấp sáu, những đảo ấy có thể đổ rầm xuống biển. Điểm xuyết giữa cái thế giới điêu khắc kì lạ nhưng còn ở dạng phác thảo ấy là những khối kiến trúc uy nghi được tạo dựng bởi bàn tay tài hoa của nhà kiến trúc sư tạo hoá. Có đảo hình trụ tứ giác bề thế, bốn mặt phẳng lì, đen bóng như được ghép bằng ván gỗ lim bào nhẵn (hòn Mái Nhà). Có đảo cong cong giống chiếc ngà voi, càng lên cao càng thon nhỏ và nhọn sắc (hòn Ngà Voi). Có đảo được cấu trúc bởi những phiến đá vuông vức chồng lên nhau, trông chông chênh, nhưng trải qua hàng triệu năm vẫn bền vững trên sóng nước (hòn Xếp). Có đảo đứng sừng sững, trầm mặc, án ngữ một hướng nhìn ra cửa biển (hòn Pháo Đài),... [ ... ]
Mặt vịnh Hạ Long, chỗ mênh mông khoáng đạt, chỗ thắt lại như ao, vũng, chỗ bị kẹp giữa hai triển đảo như con kênh, chỗ uốn quanh chân đảo mềm mại tựa dải lụa xanh. Vẻ duyên dáng của Hạ Long là cái lung linh bát ngát, cái tĩnh lặng, huyền ảo của nước trời: “Núi thì lấp loáng bóng nước, nước thì lênh láng lưng trời.” (chúa Trịnh Cương). Bốn mùa Hạ Long xanh một màu xanh đằm thắm. Màu xanh biếc của biển. Màu xanh lam của núi. Màu xanh lục của trời. Màu xanh ấy trường cửu, bát ngát, trẻ trung.
2. Cảnh quan Hạ Long biến đổi theo góc nhìn và thời gian
Chiêm ngưỡng Hạ Long, không gì thú bằng đi trên con thuyền buồm khe khẽ nhích lướt, len lỏi giữa rừng đảo huyền bí, ngắm nhìn trời nước ẩn hiện. Từ Bãi Cháy, vượt qua trũng biển Hòn Gai hình cánh quạt, hướng tới vùng đảo núi phía nam và đông nam, trông xa như bức trường thành sừng sững, nối mặt bể với chân trời. Nhưng khi đến gần, bức trường thành đột ngột rạn vỡ, biến thành những đảo núi tách biệt lớn nhỏ lô nhô. Những ngõ ngách quanh co đột nhiên mở ra trước mặt, rồi đột nhiên khép lại. Đằng sau các ngõ ngách ấy, có khi là vòm trời xanh trứng sáo với dải mây bông trắng muốt lơ lửng, có khi là mảng khơi sóng vỗ với cánh buồm nâu hoặc tím đang lướt vội. Chưa hết ngỡ ngàng cảnh vật này thì trước mắt lại bỗng hiện lên một cảnh vật khác, mới lạ và đầy vẻ quyến rũ. Có khi đang luồn lách giữa những khe lạch chật hẹp, chợt một dãy đảo sừng sững vụt hiện lên, chặn ngang lạch nước, ngỡ đã cùng đường. Nhưng không, lúc đến gần, dãy đảo như né mình, mở ra những lối ngoặt quanh co bất ngờ, dẫn sâu vào rừng đảo trầm mặc. Cảnh tượng đó không khác trò chơi ú tim giữa con người và thiên nhiên, tạo nên cảm xúc choáng ngợp đối với du khách. [ ... ]
Hạ Long vào buổi sớm mùa xuân thật huyền ảo. Giữa màn sương bạc mông lung, nhô lên thấp thoáng những đinh đảo xanh đen, bồng bềnh, lúc ẩn lúc hiện. Những ngọn núi đá vốn vững chãi, bề thế, cứng cáp bỗng trở nên mềm mại, thanh tú, uyển chuyển khác thường, như được vẽ bằng những nét bút lông chấm phá.
Cái thú ở Hạ Long vào buổi sáng mùa hè, cùng với đón gió nồm nam và tắm biển, là chiêm ngưỡng cảnh Mặt Trời mọc. Khi vầng thái dương nhô lên trên biển cả là lúc bình minh như ánh đuốc vọt lên sáng rực. Bó đuốc leo lên đỉnh đầu, chiếu đỏ bầu trời còn rực rỡ đủ màu sắc hồng, da cam và vàng óng. Ở đằng xa, treo trên đỉnh Bài Thơ, hạt kim cương nhỏ xíu của ngôi sao Thần Nữ còn chưa tắt. Giữa mặt vịnh mênh mông xanh ngắt và tim tím, nhô lên những tảng đá vôi hình thù kì dị và dường như được bút sơn của một hoạ sĩ quét lên vô số màu sắc, từ màu xanh ngọc bích đến màu đỏ nâu và vàng. Chính ở đây và lúc này, như chiếc dàn thất huyền, biển cả ung dung rung lên âm thanh réo rắt của gió và dạt dào của sóng.
Trưa hè, nắng rải trên mặt vịnh gợn sóng lăn tăn vô số sợi bạc lóng lánh. Đảo san sát vươn dài, nằm phơi tấm ngực cường tráng, trần trụi. Đây đó, hoa phong lan bám lủng lẳng trên vách núi, nở cánh vàng, trắng, tím mềm mại, toả mùi hương êm dịu vào không gian trong lành của biển.
Chiều hè, khi đảo đá từ màu lam ngà sang màu tím sẫm, là lúc Mặt Trời cháy tàn ngọn lửa vàng, chỉ còn lại một quả cầu than đỏ rực dịch dần về phía tây, rồi khuất sau dãy đảo, hắt lên chân trời ráng vàng hình rẻ quạt. Giữa không gian đang chuyển màu, bỗng vang lên rộn rã bên bờ Bãi Cháy âm thanh nhiều cung bậc của sự sống chứa chan “khúc nhạc đời” (Huy Cận, Một đêm thức trong mưa bão).
Nếu đến Hạ Long vào một đêm trăng thu, sẽ thấy Hạ Long diễm lệ và huyền bí biết bao! Mặt vịnh yên tĩnh như tấm gương phản chiếu ánh trăng sáng bạc, lóng lánh tựa thuỷ ngân. Lúc trăng lên, trăng tà, trong tiếng lao xao của gió và sóng, đảo đá trầm tư ẩn hiện giữa mảng tối mảng sáng xen kẽ, trở nên xa lạ và bí mật.
Cảnh quan biến đổi trong chớp mắt theo góc nhìn và thời gian của Hạ Long, là vẻ đẹp độc đáo và đặc sắc, chỉ ở môi trường biển đảo mới có được.
3. Hệ thống hang động như những lâu đài bí ẩn
Vẻ đẹp của Hạ Long không chỉ phô bày ở dáng núi, sắc trời mà còn ẩn giấu trong các hang động. Hạ Long có hàng chục hang động mở trong lòng núi đá, phân bố nhiều nơi trên mặt vịnh nhưng tập trung chủ yếu trong khu vực di sản thế giới. Các hang động có quy mô, kiểu dáng, màu sắc đa dạng và phong phú.
Trong các hang động đã được phát hiện và đón khách đến tham quan, động Thiên Cung tuy mới tìm thấy nhưng có sức hấp dẫn kì lạ. Đường lên thăm động bám theo vách đá dốc ngược, luồn trong tán dây leo ngan ngát hương phong lan và thi thoảng vọng lên tiếng chim chuyền như chào mời. Du khách thăm động vừa có cái thú vui leo núi, vừa có cái háo hức như đang đi lên trời.
Động Thiên Cung có tiết diện chữ nhật, rộng khoảng 25 mét, dài khoảng 120 mét, cao trên 20 mét, chiều dài nằm theo hướng bắc - nam. Đứng trước cửa động nhìn vào, thoạt trông, ta đã có cảm nhận động có quy mô to lớn, khoáng đạt và bị quyến rũ trước sự tạo tác kì vĩ, lộng lẫy của thiên nhiên. Trên vách động đông và tây đối diện là hai bức tranh hoành tráng, chạm nổi nhiều hình, đường nét mềm mại, uyển chuyển và những khối điêu khắc có quy mô lớn, thô ráp với nét chạm khắc cách điệu khoẻ khoắn. Nơi này là voi phục, ngựa phi, hổ vờn. Nơi kia là những chiến binh, giáp mã với đao kiếm sáng loáng, tua tủa. Ngước lên trên hang phía đông, ta bàng hoàng bắt gặp những hình tượng sống động nơi thượng giới. Này là Ngọc Hoàng, Thiên Lôi, Nam Tào, Bắc Đẩu râu tóc như mây. Kia là những tiên nữ xinh xắn, xiêm y lộng lẫy, thướt tha đang mải mê múa hát. Treo lơ lửng trên trần hang là chiếc gậy đá thần diệu của Tôn Ngộ Không từng làm náo động thiên cung, chốc chốc lại phát sáng. Chiếc gậy đá dài hai mét, tiết diện tròn, thẳng tắp như có bàn tay ai khéo léo đặt một đầu lên cột thạch nhũ đứng sừng sững giữa trần hang, đầu kia tựa vào vách động phía đông. Mỗi vách động là một kì công, mỗi ngăn hang là một tuyệt tác. Đứng dưới vòm động cao rộng, màu thạch nhũ xanh ánh như dát bạc, giữa thế giới những hình hài kì dị, vừa thật vừa ảo, ta ngỡ như lạc vào chốn thiên cung thần bí mà choáng ngợp.
Khác với động Thiên Cung (cửa hang mở giữa lưng chừng núi), hồ Ba Hầm, đáy là mặt vịnh, trần cách mặt nước 4 - 5 mét khi triều xuống thấp. Hồ Ba Hầm nằm giữa một hòn đảo đá lớn có tên Đầu Bê, tiếp giáp với vùng biển Long Châu bát ngát. Cửa hang hình bán nguyệt nhìn ra bên vách đá bằng phẳng ở phía tây bắc của đảo. Đáy cửa hang là mặt nước thông với dòng hải lưu uốn lượn khuất khúc chảy từ Cửa Vạn vào. Hồ Ba Hầm là một hệ thống gồm ba trũng biển, có tiết diện tròn, vách dựng đứng thành vại, thông với nhau từng đôi qua một hang luồn hẹp và quanh co. Du khách vào chơi hồ Ba Hầm phải đi bằng xuồng hay thuyền con qua hang luồn, nhích dần từng mái chèo giữa rừng thạch nhũ nhiều kiểu dáng lô nhô, màu sắc rực rỡ từ trần hang rủ xuống lơ lửng. Giữa không gian yên ắng đến kì lạ là cuộc sống hồn nhiên, sôi động của các loài cá, tôm, cua đang đua bơi dưới lòng nước xanh lung linh.
Qua hang luồn, gặp trũng biển hình tròn chẳng khác gì mặt giếng khổng lồ. Cây khế cổ thụ xum xuê hoa trái ở cạnh cửa hang là nơi hội tụ náo nhiệt các loài sóc bay, khỉ đít đỏ, vẹt đầu bạc, chim xanh mắt thau, ...
Xưa nay, vẻ đẹp của Hạ Long trở thành nguồn cảm hứng vô tận cho các sáng tạo của thơ ca, âm nhạc, nhiếp ảnh, hội hoạ, điện ảnh, ... Nhưng, đứng trước vẻ đẹp kì ảo, vừa thơ mộng vừa hoành tráng của Hạ Long thì các tác giả đều cảm thấy tác phẩm của họ chưa xứng với hiện thực. Nhà thơ, nhà văn hóa lớn của Trung Quốc Quách Mạt Nhược, trong bài thơ Cảm hứng trong khi chơi thuyền trên vịnh Hạ Long, viết ngày 20-7-1957, đã thổ lộ:
Cảnh trước mặt cho tôi vài thi tứ
So với cảnh diệu kì, thơ có cũng như không.
(Hoàng Trung Thông dịch)
Bài viết của chúng tôi chắc chắn cũng không thể hiện được đầy đủ vẻ đẹp “đầy li kì và rất mộng mơ” của Hạ Long (thơ của Mi-rây Gan-sen (Mireille Gansel) - Pháp, bài Vịnh Hạ Long). Dẫu vậy, qua mấy lời giới thiệu, nếu gặp bạn tri âm cũng là điều hạnh phúc đối với người viết.
Theo THI SẢNH
(Tạp chí Di sản văn hóa, số 8, năm 2004, dsvh.gov.vn)
Nhan đề của bài viết được viết theo cách nào?
VỊNH HẠ LONG: MỘT KÌ QUAN THIÊN NHIÊN ĐỘC ĐÁO VÀ TUYỆT MĨ
Vào lúc 17 giờ 17 phút ngày 14/12/1994, tại khách sạn du lịch Lơ Me-ri-điêng (Le Meridien) nổi tiếng của thành phố Phu-kẹt (Phuket) – miền Nam Thái Lan, Hội đồng Di sản thế giới, tại kì họp lần thứ 18, đã ghi nhận vịnh Hạ Long của Việt Nam vào danh mục Di sản thế giới.
Thuyết trình về những giá trị ngoại hạng và giá trị toàn cầu của vịnh Hạ Long tại Hội đồng Di sản thế giới trước khi biểu quyết, ông Giêm Tho-sen (James Thorsell), Giám đốc Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên Quốc tế (IUCN) của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO), đã đánh giá vẻ đẹp của Hạ Long như sau: “Những ngọn núi đá nhô lên từ mặt nước Hạ Long là một cảnh độc đáo tự nhiên với một sự tuyệt mĩ của thiên nhiên ưu đãi, đặc biệt là các di sản khảo cổ. Nó xứng đáng được bảo quản và ghi vào danh mục Di sản thế giới theo tiêu chuẩn một Di sản thiên nhiên.".
Đánh giá trên của ông Giêm Tho-sen không phải là mới mẻ và bất ngờ, bởi trước ông khoảng 550 năm, đại thi hào Nguyễn Trãi, trong một chuyến chu du đến Vân Đồn, đã đắm say trước vẻ đẹp tuyệt mĩ của Hạ Long và khẳng định:
Lộ nhập Vân Đồn san phục san,
Thiên khôi địa thiết phó kì quan.
Dịch là:
Đường đến Vân Đồn lắm núi cao,
Kì quan đất dựng giữa trời cao.
(Trích bài Vân Đồn - Đào Duy Anh dịch)
Có lẽ Nguyễn Trãi là danh nhân đầu tiên và sớm nhất khẳng định vịnh Hạ Long là một kì quan.
Vậy vẻ đẹp nào của Hạ Long là “độc đáo” với “một sự tuyệt mĩ của thiên nhiên ưu đãi” như Hội đồng Di sản thế giới đánh giá?
1. Vịnh Hạ Long là tác phẩm nghệ thuật thiên nhiên hoành tráng
Vịnh Hạ Long là tác phẩm nghệ thuật tạo hình kì vĩ của tạo hóa, kết hợp hài hoà giữa điêu khắc và hội hoạ, giữa tính hoành tráng khoẻ khoắn với nét duyên dáng mơ mộng.
Trái Đất này không có vùng biển đảo nào như Hạ Long. Trên diện tích không rộng, mọc lên hàng nghìn đảo đá muôn hình muôn vẻ, tựa tấm thảm xanh lộng lẫy, lấp lánh vô số châu ngọc. Đảo có chỗ quần tụ lại, xúm xít, trông xa ngỡ chồng chất lên nhau, thoạt nhìn, tưởng là những tảng than kíp lê khổng lồ từ tầng Đèo Nai lăn xuống vịnh. Có chỗ đảo đứng dọc ngang, xen kẽ nhau, tạo nên tuyến chạy dài hàng chục ki-lô-mét, như bức trường thành vững chãi, ngăn khơi với lộng. Có chỗ đảo tách ra, đứt nối, gãy khúc nhấp nhô, ...
Đảo Hạ Long không phải là những quả núi đá đơn điệu, buồn tẻ, mà là thế giới sống động với những sinh linh ẩn hiện trong biết bao hình hài bí ẩn bằng đá. Đảo này thì giống ông già ngồi câu cá (hòn Lã Vọng), đảo kia tựa như nhà sư đứng chắp tay niệm Phật (hòn Ông Sư), đảo nọ y hệt đôi gà chọi nhau trên sóng nước (hòn Gà Chọi) hay chú đại bàng đậu trên mỏm đá rình mồi (hòn Đại Bàng), ... Dường như các đảo đá đều có nội tâm, đều có suy nghĩ, khát vọng và hoài niệm về quá khứ như những sinh linh.
Hạ Long! Bái Tử Long! Rồng đã khuất rồi, chỉ còn có đá
Những đêm trăng đá suy nghĩ như người
Khi xuân đến, đá động lòng thương nhớ
Khi hè gọi, đá xôn xao trong dạ đá ...
(Chế Lan Viên, Cành phong lan bể)
Đi giữa Hạ Long, với hàng nghìn đảo đá sừng sững, trăm hình nghìn dáng nhấp nhô, ta có cảm giác như đi giữa một thế giới động vật trải qua hàng triệu năm hoá đá.
Tại chân các đảo đá, chỗ mấp mé mặt nước, biển cả đã cần cù chạm khắc vào chân đảo nhiều hình dáng kì lạ, tầng tầng, lớp lớp, trông xa tựa bức phù điêu uốn lượn quanh chân đảo. Trải qua hàng triệu năm, với sự tác động không ngừng của nước biển (muối) và đá vôi (canxi), hình tượng chạm khắc quanh chân đảo hằn sâu xuống, làm cho chân đảo vẹt hẳn, nhiều chân đảo trở nên mảnh khảnh, không còn cân đối với cái thân đồ sộ của nó, tạo nên những hình tượng kì dị, ngộ nghĩnh, tưởng chỉ với một cơn gió cấp năm, cấp sáu, những đảo ấy có thể đổ rầm xuống biển. Điểm xuyết giữa cái thế giới điêu khắc kì lạ nhưng còn ở dạng phác thảo ấy là những khối kiến trúc uy nghi được tạo dựng bởi bàn tay tài hoa của nhà kiến trúc sư tạo hoá. Có đảo hình trụ tứ giác bề thế, bốn mặt phẳng lì, đen bóng như được ghép bằng ván gỗ lim bào nhẵn (hòn Mái Nhà). Có đảo cong cong giống chiếc ngà voi, càng lên cao càng thon nhỏ và nhọn sắc (hòn Ngà Voi). Có đảo được cấu trúc bởi những phiến đá vuông vức chồng lên nhau, trông chông chênh, nhưng trải qua hàng triệu năm vẫn bền vững trên sóng nước (hòn Xếp). Có đảo đứng sừng sững, trầm mặc, án ngữ một hướng nhìn ra cửa biển (hòn Pháo Đài),... [ ... ]
Mặt vịnh Hạ Long, chỗ mênh mông khoáng đạt, chỗ thắt lại như ao, vũng, chỗ bị kẹp giữa hai triển đảo như con kênh, chỗ uốn quanh chân đảo mềm mại tựa dải lụa xanh. Vẻ duyên dáng của Hạ Long là cái lung linh bát ngát, cái tĩnh lặng, huyền ảo của nước trời: “Núi thì lấp loáng bóng nước, nước thì lênh láng lưng trời.” (chúa Trịnh Cương). Bốn mùa Hạ Long xanh một màu xanh đằm thắm. Màu xanh biếc của biển. Màu xanh lam của núi. Màu xanh lục của trời. Màu xanh ấy trường cửu, bát ngát, trẻ trung.
2. Cảnh quan Hạ Long biến đổi theo góc nhìn và thời gian
Chiêm ngưỡng Hạ Long, không gì thú bằng đi trên con thuyền buồm khe khẽ nhích lướt, len lỏi giữa rừng đảo huyền bí, ngắm nhìn trời nước ẩn hiện. Từ Bãi Cháy, vượt qua trũng biển Hòn Gai hình cánh quạt, hướng tới vùng đảo núi phía nam và đông nam, trông xa như bức trường thành sừng sững, nối mặt bể với chân trời. Nhưng khi đến gần, bức trường thành đột ngột rạn vỡ, biến thành những đảo núi tách biệt lớn nhỏ lô nhô. Những ngõ ngách quanh co đột nhiên mở ra trước mặt, rồi đột nhiên khép lại. Đằng sau các ngõ ngách ấy, có khi là vòm trời xanh trứng sáo với dải mây bông trắng muốt lơ lửng, có khi là mảng khơi sóng vỗ với cánh buồm nâu hoặc tím đang lướt vội. Chưa hết ngỡ ngàng cảnh vật này thì trước mắt lại bỗng hiện lên một cảnh vật khác, mới lạ và đầy vẻ quyến rũ. Có khi đang luồn lách giữa những khe lạch chật hẹp, chợt một dãy đảo sừng sững vụt hiện lên, chặn ngang lạch nước, ngỡ đã cùng đường. Nhưng không, lúc đến gần, dãy đảo như né mình, mở ra những lối ngoặt quanh co bất ngờ, dẫn sâu vào rừng đảo trầm mặc. Cảnh tượng đó không khác trò chơi ú tim giữa con người và thiên nhiên, tạo nên cảm xúc choáng ngợp đối với du khách. [ ... ]
Hạ Long vào buổi sớm mùa xuân thật huyền ảo. Giữa màn sương bạc mông lung, nhô lên thấp thoáng những đinh đảo xanh đen, bồng bềnh, lúc ẩn lúc hiện. Những ngọn núi đá vốn vững chãi, bề thế, cứng cáp bỗng trở nên mềm mại, thanh tú, uyển chuyển khác thường, như được vẽ bằng những nét bút lông chấm phá.
Cái thú ở Hạ Long vào buổi sáng mùa hè, cùng với đón gió nồm nam và tắm biển, là chiêm ngưỡng cảnh Mặt Trời mọc. Khi vầng thái dương nhô lên trên biển cả là lúc bình minh như ánh đuốc vọt lên sáng rực. Bó đuốc leo lên đỉnh đầu, chiếu đỏ bầu trời còn rực rỡ đủ màu sắc hồng, da cam và vàng óng. Ở đằng xa, treo trên đỉnh Bài Thơ, hạt kim cương nhỏ xíu của ngôi sao Thần Nữ còn chưa tắt. Giữa mặt vịnh mênh mông xanh ngắt và tim tím, nhô lên những tảng đá vôi hình thù kì dị và dường như được bút sơn của một hoạ sĩ quét lên vô số màu sắc, từ màu xanh ngọc bích đến màu đỏ nâu và vàng. Chính ở đây và lúc này, như chiếc dàn thất huyền, biển cả ung dung rung lên âm thanh réo rắt của gió và dạt dào của sóng.
Trưa hè, nắng rải trên mặt vịnh gợn sóng lăn tăn vô số sợi bạc lóng lánh. Đảo san sát vươn dài, nằm phơi tấm ngực cường tráng, trần trụi. Đây đó, hoa phong lan bám lủng lẳng trên vách núi, nở cánh vàng, trắng, tím mềm mại, toả mùi hương êm dịu vào không gian trong lành của biển.
Chiều hè, khi đảo đá từ màu lam ngà sang màu tím sẫm, là lúc Mặt Trời cháy tàn ngọn lửa vàng, chỉ còn lại một quả cầu than đỏ rực dịch dần về phía tây, rồi khuất sau dãy đảo, hắt lên chân trời ráng vàng hình rẻ quạt. Giữa không gian đang chuyển màu, bỗng vang lên rộn rã bên bờ Bãi Cháy âm thanh nhiều cung bậc của sự sống chứa chan “khúc nhạc đời” (Huy Cận, Một đêm thức trong mưa bão).
Nếu đến Hạ Long vào một đêm trăng thu, sẽ thấy Hạ Long diễm lệ và huyền bí biết bao! Mặt vịnh yên tĩnh như tấm gương phản chiếu ánh trăng sáng bạc, lóng lánh tựa thuỷ ngân. Lúc trăng lên, trăng tà, trong tiếng lao xao của gió và sóng, đảo đá trầm tư ẩn hiện giữa mảng tối mảng sáng xen kẽ, trở nên xa lạ và bí mật.
Cảnh quan biến đổi trong chớp mắt theo góc nhìn và thời gian của Hạ Long, là vẻ đẹp độc đáo và đặc sắc, chỉ ở môi trường biển đảo mới có được.
3. Hệ thống hang động như những lâu đài bí ẩn
Vẻ đẹp của Hạ Long không chỉ phô bày ở dáng núi, sắc trời mà còn ẩn giấu trong các hang động. Hạ Long có hàng chục hang động mở trong lòng núi đá, phân bố nhiều nơi trên mặt vịnh nhưng tập trung chủ yếu trong khu vực di sản thế giới. Các hang động có quy mô, kiểu dáng, màu sắc đa dạng và phong phú.
Trong các hang động đã được phát hiện và đón khách đến tham quan, động Thiên Cung tuy mới tìm thấy nhưng có sức hấp dẫn kì lạ. Đường lên thăm động bám theo vách đá dốc ngược, luồn trong tán dây leo ngan ngát hương phong lan và thi thoảng vọng lên tiếng chim chuyền như chào mời. Du khách thăm động vừa có cái thú vui leo núi, vừa có cái háo hức như đang đi lên trời.
Động Thiên Cung có tiết diện chữ nhật, rộng khoảng 25 mét, dài khoảng 120 mét, cao trên 20 mét, chiều dài nằm theo hướng bắc - nam. Đứng trước cửa động nhìn vào, thoạt trông, ta đã có cảm nhận động có quy mô to lớn, khoáng đạt và bị quyến rũ trước sự tạo tác kì vĩ, lộng lẫy của thiên nhiên. Trên vách động đông và tây đối diện là hai bức tranh hoành tráng, chạm nổi nhiều hình, đường nét mềm mại, uyển chuyển và những khối điêu khắc có quy mô lớn, thô ráp với nét chạm khắc cách điệu khoẻ khoắn. Nơi này là voi phục, ngựa phi, hổ vờn. Nơi kia là những chiến binh, giáp mã với đao kiếm sáng loáng, tua tủa. Ngước lên trên hang phía đông, ta bàng hoàng bắt gặp những hình tượng sống động nơi thượng giới. Này là Ngọc Hoàng, Thiên Lôi, Nam Tào, Bắc Đẩu râu tóc như mây. Kia là những tiên nữ xinh xắn, xiêm y lộng lẫy, thướt tha đang mải mê múa hát. Treo lơ lửng trên trần hang là chiếc gậy đá thần diệu của Tôn Ngộ Không từng làm náo động thiên cung, chốc chốc lại phát sáng. Chiếc gậy đá dài hai mét, tiết diện tròn, thẳng tắp như có bàn tay ai khéo léo đặt một đầu lên cột thạch nhũ đứng sừng sững giữa trần hang, đầu kia tựa vào vách động phía đông. Mỗi vách động là một kì công, mỗi ngăn hang là một tuyệt tác. Đứng dưới vòm động cao rộng, màu thạch nhũ xanh ánh như dát bạc, giữa thế giới những hình hài kì dị, vừa thật vừa ảo, ta ngỡ như lạc vào chốn thiên cung thần bí mà choáng ngợp.
Khác với động Thiên Cung (cửa hang mở giữa lưng chừng núi), hồ Ba Hầm, đáy là mặt vịnh, trần cách mặt nước 4 - 5 mét khi triều xuống thấp. Hồ Ba Hầm nằm giữa một hòn đảo đá lớn có tên Đầu Bê, tiếp giáp với vùng biển Long Châu bát ngát. Cửa hang hình bán nguyệt nhìn ra bên vách đá bằng phẳng ở phía tây bắc của đảo. Đáy cửa hang là mặt nước thông với dòng hải lưu uốn lượn khuất khúc chảy từ Cửa Vạn vào. Hồ Ba Hầm là một hệ thống gồm ba trũng biển, có tiết diện tròn, vách dựng đứng thành vại, thông với nhau từng đôi qua một hang luồn hẹp và quanh co. Du khách vào chơi hồ Ba Hầm phải đi bằng xuồng hay thuyền con qua hang luồn, nhích dần từng mái chèo giữa rừng thạch nhũ nhiều kiểu dáng lô nhô, màu sắc rực rỡ từ trần hang rủ xuống lơ lửng. Giữa không gian yên ắng đến kì lạ là cuộc sống hồn nhiên, sôi động của các loài cá, tôm, cua đang đua bơi dưới lòng nước xanh lung linh.
Qua hang luồn, gặp trũng biển hình tròn chẳng khác gì mặt giếng khổng lồ. Cây khế cổ thụ xum xuê hoa trái ở cạnh cửa hang là nơi hội tụ náo nhiệt các loài sóc bay, khỉ đít đỏ, vẹt đầu bạc, chim xanh mắt thau, ...
Xưa nay, vẻ đẹp của Hạ Long trở thành nguồn cảm hứng vô tận cho các sáng tạo của thơ ca, âm nhạc, nhiếp ảnh, hội hoạ, điện ảnh, ... Nhưng, đứng trước vẻ đẹp kì ảo, vừa thơ mộng vừa hoành tráng của Hạ Long thì các tác giả đều cảm thấy tác phẩm của họ chưa xứng với hiện thực. Nhà thơ, nhà văn hóa lớn của Trung Quốc Quách Mạt Nhược, trong bài thơ Cảm hứng trong khi chơi thuyền trên vịnh Hạ Long, viết ngày 20-7-1957, đã thổ lộ:
Cảnh trước mặt cho tôi vài thi tứ
So với cảnh diệu kì, thơ có cũng như không.
(Hoàng Trung Thông dịch)
Bài viết của chúng tôi chắc chắn cũng không thể hiện được đầy đủ vẻ đẹp “đầy li kì và rất mộng mơ” của Hạ Long (thơ của Mi-rây Gan-sen (Mireille Gansel) - Pháp, bài Vịnh Hạ Long). Dẫu vậy, qua mấy lời giới thiệu, nếu gặp bạn tri âm cũng là điều hạnh phúc đối với người viết.
Theo THI SẢNH
(Tạp chí Di sản văn hóa, số 8, năm 2004, dsvh.gov.vn)
Nối các phần của văn bản với nội dung tương ứng.
Văn bản dưới đây là được tạo ra tự động từ nhận diện giọng nói trong video nên có thể có lỗi
- Chào mừng tất cả các em đã quay trở lại
- với khóa học Ngữ văn lớp 9 bộ sách cánh
- diều cùng trang web
- olm.vn các em thân mến ngày hôm nay thì
- chúng ta sẽ cùng đến với bài 3 mang tên
- văn bản thông tin trước khi bước vào bài
- học mới cô mời các em cùng quan sát hình
- ảnh sau đây các em hãy quan sát thật kỹ
- hình ảnh này và cho cô biết đây là địa
- danh
- nào rất chính xác đây chính là Vịnh Hạ
- Long một danh lam thắng cảnh nổi tiếng
- của đất nước ta đã được ghi nhận là di
- sản thiên nhiên thế giới và trong bài
- đọc ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng đến
- với bài đọc mang tên Vịnh Hạ Long một kỳ
- quan thiên nhiên độc đảo và tuyệt Mỹ để
- cùng đi tìm hiểu những thông tin quan
- trọng về địa danh này nhé đầu tiên chúng
- ta sẽ cùng đến với phần tìm hiểu chung
- các em hãy dựa vào thông tin sách giáo
- khoa cung cấp và cho cô biết tác giả của
- văn bản này là ai và bài viết có xuất xứ
- từ
- đâu Trước hết về tác giả thì văn bản này
- được trích theo thi sảnh và xuất xứ thì
- được dẫn từ tạp chí di sản văn hóa số 8
- xuất bản năm
- 2004 ở trên trang web
- dsvh.gov.vn
- tiếp theo về thể loại thì văn bản này
- được viết theo thể loại văn bản thông
- tin giới thiệu một danh làam thắng cảnh
- đúng không nào tiếp đến về phương thức
- biểu đạt các em hãy cho cô biết văn bản
- được viết theo những phương thức biểu
- đạt
- nào
- A đúng rồi về phương thức biểu đạt thì
- văn bản được viết theo phương thức
- Thuyết minh kết hợp với miêu tả và biểu
- cảm việc kết hợp thuyết minh miêu tả và
- biểu cảm giúp cung cấp thông tin rõ ràng
- tăng tính trực quan và gợi cảm xúc làm
- cho bài viết vừa chính xác sinh động lại
- rất hấp dẫn đối với người đọc tiếp đến
- chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu về nhan đề
- là một trong những phần vô cùng quan
- trọng khi cần đi tìm hiểu về một văn bản
- thông tin như chúng ta đã biết thì nhan
- đề của văn bản thông tin giới thiệu một
- danh lam thắng cảnh thường có hai loại
- loại Thứ nhất thường Nêu tên địa danh Ví
- dụ như vườn quốc gia Tràm Chim Tam Nông
- cao nguyên đá Đồng Văn Loại thứ hai thì
- thường Nêu tên địa danh và lồng nhận xét
- đánh giá vào nhan đề bài viết vậy các em
- hãy cho cô biết nhan đề của bài đọc này
- được viết theo cách
- nào rất chính xác nhan đề Vịnh Hạ Long
- một kỳ quan thiên nhiên độc đảo và tuyệt
- Mỹ được đặt theo cách thứ hai đó chính
- là Nêu tên địa danh kết hợp với việc
- lồng nhận xét đánh giá vào nhan đề Từ đó
- ta thấy được quan điểm đánh giá của
- người viết thể hiện ở vế sau của nhan đề
- một kỳ quan thiên nhiên độc đáo và tuyệt
- Mỹ đặc biệt là ở các từ như kỳ quan độc
- đáo và tuyệt Mỹ đã thể hiện rõ sự ngợi
- ca đề cao đến tận cùng của người viết vé
- giành làm thắng cảnh này tiếp đến chúng
- ta sẽ đi tìm hiểu về bố cục của bài viết
- các em hãy cho cô biết Bài viết được
- viết theo bố cục nào
- bố cục của bài viết này gồm ba phần phần
- mở đầu phần này giới thiệu khái quát về
- Vịnh Hạ Long giá trị và lịch sử phần này
- đã dẫn ra đánh giá của Hội đồng di sản
- thế giới và ý thơ của Nguyễn Trãi viết
- khoảng 550 năm trước về ca ngợi vẻ đẹp
- của Vịnh Hạ Long tiếp đến là phần nội
- dung phần nội dung có nội dung giới
- thiệu vẻ đẹp từng phương diện khác nhau
- thể hiện ở ba đề mục chính thứ nhất Vịnh
- Hạ Long là tác phẩm nghệ thuật thiên
- nhiên hoành tráng thứ hai cảnh quan Hạ
- Long biến đổi theo góc nhìn và thời gian
- và thứ ba hệ thống hang động như những
- lâu đài bí ẩn nội dung tiêu đề của ba đề
- mục đã nói lên giá trị của Vịnh Hạ Long
- và làm rõ cho nhan đề của bài viết Vịnh
- Hạ Long một kỳ quan thiên nhiên độc đáo
- và tuyệt Mỹ Bà Đề bục này đã chứng minh
- được vẻ đẹp độc đáo và tuyệt mỹ của Vịnh
- Hạ Long đúng không nào và cuối cùng đó
- là phần kết thúc nội dung của phần này
- là khái quát vẻ đẹp giá trị của Vịnh Hạ
- Long và bày tỏ tình cảm cảm xúc của
- người viết vậy là vừa rồi thì chúng ta
- đã cùng đi tìm hiểu những thông tin
- chung quan trọng nhất về văn bản Vịnh Hạ
- Long một kỳ quan thiên nhiên độc đáo và
- tuyệt Mỹ tiếp đến chúng ta sẽ cùng đi
- tìm hiểu chi tiết hơn về văn bản này Qua
- phần thứ nhất đó là tì hiểu về đặc điểm
- của văn bản giới thiệu một danh làam
- thắng cảnh trước khi đi sâu vào phần này
- cô sẽ cho các em một số những kiến thức
- chung về đặc điểm của văn bản thông tin
- giới thiệu một danh làm thắng cảnh nhé
- chúng ta cần lưu ý những đặc điểm về
- hình thức đó là có thể sử dụng các đề
- mục để làm nổi bật thông tin chính một
- số từ ngữ chuyên ngành từ ngữ giàu giá
- trị miêu tả biểu cảm hình ảnh minh họa
- sơ đồ và bàn đồ chỉ dẫn về cách trình
- bày thông tin thì thông tin thường được
- trình bày theo trật tự thời gian theo
- trật tự không gian theo cách phân loại
- đối tượng và về yếu tố miêu tả tự sự và
- biểu cảm thì sẽ giúp cho người đọc dễ
- dàng hình dung về đặc điểm kiến trúc
- cảnh quan vẻ đẹp của danh lam thắng cảnh
- và tác động đến cảm xúc của họ vậy là
- vừa rồi chúng ta đã cùng nhau đi tìm
- hiểu những thông tin chung về văn bản
- cũng như là đặc điểm của Văn bản giới
- thiệu một danh lam thắng cảnh trong
- video tiếp theo chúng ta sẽ cùng đi tìm
- hiểu chi tiết và cụ thể hơn về những
- thông tin của văn bản này nhé Còn bài
- học ngày hôm nay của chúng ta đến đây là
- kết thúc cảm ơn tất cả các con đã chú ý
- quan sát và lắng nghe hẹn gặp lại các
- con ở những bài giảng tiếp theo cùng
- olm.vn
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây