Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Video 1 SVIP
Lưu ý: Ở điểm dừng, nếu không thấy nút nộp bài, bạn hãy kéo thanh trượt xuống dưới.
Bạn phải xem đến hết Video thì mới được lưu thời gian xem.
Để đảm bảo tốc độ truyền video, OLM lưu trữ video trên youtube. Do vậy phụ huynh tạm thời không chặn youtube để con có thể xem được bài giảng.
Nội dung này là Video có điểm dừng: Xem video kết hợp với trả lời câu hỏi.
Nếu câu hỏi nào bị trả lời sai, bạn sẽ phải trả lời lại dạng bài đó đến khi nào đúng mới qua được điểm dừng.
Bạn không được phép tua video qua một điểm dừng chưa hoàn thành.
Dữ liệu luyện tập chỉ được lưu khi bạn qua mỗi điểm dừng.
HAI CÂY PHONG
(Trích Người thầy đầu tiên)
Làng Ku-ku-rêu chúng tôi nằm ven chân núi, trên một cao nguyên(1) rộng có những khe nước ào ào từ nhiều ngách đá đổ xuống. Phía dưới làng tôi là thung lũng(2) Đá vàng, là cánh thảo nguyên(3) Ca-dắc-xtan mênh mông nằm giữa các các nhánh của rặng núi Đen và con đường sắt làm thành một dải thẫm màu băng qua đồng bằng(4) chạy tít đến tận chân trời phía tây.
Phía trên làng tôi, giữa một ngọn đồi, có hai cây phong lớn. Tôi biết chúng từ thuở bắt đầu biết mình. Dù ai đi từ phía nào đến làng Ku-ku-rêu chúng tôi cũng đều trông thấy hai cây phong(5) đó trước tiên, chúng luôn hiện ra trước mắt hệt như những ngọn hải đăng(6) đặt trên núi. Thậm chí tôi cũng không biết giải thích ra sao, - phải chăng người ta vẫn đặc biệt trân trọng nâng niu những ấn tượng thời thơ ấu, hay vì có liên quan đến nghề họa sĩ của tôi, - nhưng cứ mỗi lần về quê, khi xuống xe lửa đi qua thảo nguyên về làng, tôi đều coi bổn phận đầu tiên là từ xa đưa mắt tìm hai cây phong thân thuộc ấy.
Dù chúng có cao đến đâu chăng nữa, đứng xa thế cũng khó lòng trông thấy ngay được, nhưng tôi thì bao giờ cũng cảm biết được chúng, lúc nào cũng nhìn rõ.
Đã bao lần tôi từ những chốn xa xôi trở về Ku-ku-rêu, và lần nào tôi cũng nghĩ thầm với một nỗi buồn da diết: “Ta sắp được thấy chúng chưa, hai cây phong sinh đôi ấy? Mong sao chóng về tới làng, chóng lên đồi mà đến với hai cây phong! Rồi sau đó cứ đứng dưới gốc cây để nghe mãi tiếng lá reo cho đến khi say sưa ngây ngất.”
Trong làng tôi không thiếu gì các loại cây, nhưng hai cây phong này khác hẳn – chúng có tiếng nói riêng và hẳn phải có một tâm hồn riêng, chan chứa những lời ca êm dịu. Dù ta tới đây vào lúc nào, ban ngày hay ban đêm, chúng cũng vẫn nghiêng ngả thân cây, lay động lá cành, không ngớt tiếng rì rào theo nhiều cung bậc khác nhau. Có khi tưởng chừng như làn sóng thủy triều(7) dâng lên vỗ vào bãi cát, có khi lại nghe như tiếng thì thầm thiết tha nồng thắm truyền qua lá cành như một đốm lửa vô hình, có khi hai cây phong bỗng im bặt một thoáng, rồi khắp lá cành lại cất tiếng thở dài một lượt như thương tiếc người nào. Và khi mây đen kéo đến cùng với bão dông, xô gãy cành, tỉa trụi lá, hai cây phong nghiêng ngả tấm thân dẻo dai và reo vù vù như một ngọn lửa bốc cháy rừng rực.
Về sau, khi nhiều năm đã trôi qua, tôi mới hiểu được điều bí ẩn của hai cây phong. Chẳng qua chúng đứng trên đồi cao lộng gió nên đáp lại bất kì chuyển động khe khẽ nào của không khí, mỗi chiếc lá nhỏ đều nhạy bén đốn lấy mọi làn gió nhẹ thoảng qua.
Nhưng việc khám phá ra chân lí giản đơn ấy vẫn không làm tôi vỡ mộng xưa, không làm tôi bỏ mất cách cảm thụ của tuổi thơ mà tôi còn giữ đến tận ngày nay. Và cho đến tận ngày nay tôi vẫn thấy hai cây phong trên đồi có một vẻ sinh động khác thường. Tuổi trẻ của tôi đã để lại nơi ấy, bên cạnh chúng như một mảnh vỡ của chiếc gương thần xanh…
Vào năm học cuối cùng, trước khi bắt đầu nghỉ hè, bọn con trai chúng tôi chạy ào lên đấy phá tổ chim. Cứ mỗi lần chúng tôi reo hò, huýt còi ầm ĩ chạy lên đồi là hai cây phong khổng lồ lại nghiêng ngả đung đưa như muốn chào mời chúng tôi đến với bóng râm mát rượi và tiếng lá xào xạc dịu hiền. Và chúng tôi, lũ nhóc con đi chân đất, công kênh nhau bám vào các mắt mấu và cành cây trèo lên cao làm chấn động cả vương quốc loài chim. Hàng đàn chim hoảng hốt vang lên, chao đi chao lại(8) trên đầu. Nhưng chúng tôi vẫn chưa coi vào đâu, đến đây đã thấm gì! Chúng tôi cứ leo lên cao nữa – nào xem ai can đảm và khéo léo hơn ai! – và từ trên những cành cao ngất, cao đến ngang tầm cánh chim bay, bỗng như có một phép thần thông(9) nào vụt mở trước mắt chúng tôi cả một thế giới đẹp đẽ vô ngần của không gian bao la và ánh sáng.
Đất rộng bao la làm chúng tôi sửng sốt(10). Mỗi đứa chúng tôi đều nín thở ngồi lặng đi trên một cành cây và quên mất cả chim lẫn tổ chim. Chuồng ngựa của nông trang(11) mà chúng tôi vẫn coi là tòa nhà rộng lớn nhất trên thế gian, ngồi đây chúng tôi thấy chỉ như một căn nhà xép bình thường. Phía sau làng là dải thảo nguyên hoang vu(12) mất hút trong làn sương mờ đục. Chúng tôi cố giương hết tầm mắt nhìn vào nơi xa thẳm biêng biếc của thảo nguyên và nhìn thấy không biết bao nhiêu, bao nhiêu là vùng đất mà trước đây chúng tôi chưa từng biết đến, thấy những con sông mà trước đây chúng tôi chưa từng nghe nói. Những dòng sông lấp lánh tận chân trời như những sợi chỉ bạc mỏng manh. Chúng tôi nép mình ngồi trên các cành cây suy nghĩ: đã phải đấy là nơi tận cùng thế giới chưa, hay phía sau vẫn còn có bầu trời như thế này, những đám mây, những đồng cỏ và sông ngòi như thế này? Chúng tôi ngồi nép trên các cành cây, lắng nghe tiếng gió ảo huyền(13), và tiếng lá cây đáp lại lời gió, thì thầm to nhỏ về miền đất bí ẩn đầy sức quyến rũ lẩn sau chân trời xa thẳm biêng biếc kia.
Tôi lắng nghe tiếng hai cây phong rì rào, tim đập rộn ràng vì thảng thốt(14) và vui sướng, rồi trong tiếng xào xạc không ngớt ấy, tôi cố hình dung ra những miền xa lạ kia. Thuở ấy chỉ có một điều tôi chưa hề nghĩ đến: ai là người đã trồng hai cây phong trên đồi này? Người vô danh(15) ấy đã ước mơ gì, đã nói những gì khi vùi hai gốc cây xuống đất, người đã ấp ủ những niềm hi vọng gì khi vun xới chúng nơi đây, trên đỉnh đồi cao này?
Quả đồi có hai cây phong ấy, không biết vì sao ở làng tôi họ gọi là “Trường Đuy-sen”.
(Ai-ma-tốp(*), Người thầy đầu tiên, theo bản dịch
của Nguyễn Ngọc Bằng - Cao Xuân Hạo - Bùi Xuân Tiến,
trong Gia-mi-li-a, NXB Văn học, Hà Nội, 1999)
(*) Ai-ma-tốp (1928-2008) là nhà văn Cư-rơ-gư-xtan, một nước cộng hoà ở vùng Trung Á, thuộc Liên Xô trước đây. Nhiều tác phẩm của ông quen thuộc với bạn đọc Việt Nam như Cây phong non trùm khăn đỏ, Người thầy đầu tiên, Con tàu trắng,...
Văn bản này là phần đầu truyện Người thầy đầu tiên. Nhan đề Hai cây phong là do người biên soạn SGK đặt. Nội dung truyện được đặt vào bối cảnh vùng quê hẻo lánh của Cư-rơ-gư-xtan, vào giữa những năm 20 của thế kỉ trước. Thời đó, trình độ phát triển ở nơi đây còn thấp, tư tưởng phong kiến, gia trưởng còn nặng nề, phụ nữ bị coi thường, trẻ mồ côi bị rẻ rúng. Cô bé An-tư-nai mồ côi sống trong gia đình chú thím ở làng Ku-ku-rêu, chẳng được học hành, và phải chịu sự giám sát, sai khiến hà khắc của bà thím. Đuy-sen được Đoàn Thanh niên Cộng sản cử về làng để mở trường, đã kịp thời cứu giúp, cho em đến trường học. Bà thím ác nghiệt ép gả bán An-tư-nai làm vợ lẽ cho người ta. Một lần nữa, An-tư-nai được thầy Đuy-sen giải thoát, được lên tỉnh học, rồi đến học tiếp ở Mát-xcơ-va, sau trở thành nữ viện sĩ An-tư-nai Xu-lai-ma-nô-va. Còn thầy Đuy-sen, bấy giờ đã già, làm nghề đưa thư. Khi An-tư-nai còn đang học ở trường làng, có hôm Đuy-sen mang về trường hai cây phong và bảo em: "Hai cây phong này thầy mang về cho em đây. Chúng ta sẽ cùng trồng. Và trong khi chúng lớn lên, ngày một thêm sức sống, em sẽ trưởng thành, em sẽ là một người tốt... Em bây giờ trẻ măng như một thân cây non, như đôi cây phong nhỏ này..."
(1) Cao nguyên: vùng đất bằng phẳng, rộng lớn và cao, xung quanh có sườn dốc rõ rệt.
(2) Thung lũng: dải đất trũng xuống và kéo dài, nằm giữa hai sườn núi.
(3) Thảo nguyên: vùng đất bằng rộng lớn, chỉ có cỏ mọc, do khí hậu khô, ít mưa.
(4) Đồng bằng: vùng đất thấp, tương đối bằng phẳng, cao hơn chút ít so với mực nước biển.
(5) Phong: một loại cây to, thân cao và thẳng, mọc ở vùng ôn đới, bắc bán cầu.
(6) Hải đăng: đèn biển, thường dựng ở mũi đất hoặc trên một hòn đảo để hướng dẫn tàu thuyền đi lại ngoài khơi hoặc ra vào bến cảng.
(7) Thuỷ triều: hiện tượng chuyển động lên - xuống có chu kì của nước biển do chịu ảnh hưởng sức hút của mặt trăng và mặt trời.
(8) Chao đi chao lại: nghiêng cánh bay hết bên này đến bên kia.
(9) Phép thần thông: phép biến hoá màu nhiệm, theo mê tín.
(10) Sửng sốt: hết sức ngạc nhiên vì quá bất ngờ.
(11) Nông trang: hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp tập thể (ở Liên Xô trước đây).
(12) Hoang vu: ở trạng thái hoang vắng, chưa có sự tác động của con người.
(13) Ảo huyền: nghĩa như huyền ảo, vừa như thực, vừa như hư, đầy vẻ bí ẩn.
(14) Thảng thốt: bàng hoàng và ngơ ngác.
(15) Người vô danh: ở đây muốn nói là người nào đó, không biết là ai.
Tác giả của Hai cây phong là ai?
Nhà văn Ai-ma-tốp là người nước nào?
HAI CÂY PHONG
(Trích Người thầy đầu tiên)
Làng Ku-ku-rêu chúng tôi nằm ven chân núi, trên một cao nguyên(1) rộng có những khe nước ào ào từ nhiều ngách đá đổ xuống. Phía dưới làng tôi là thung lũng(2) Đá vàng, là cánh thảo nguyên(3) Ca-dắc-xtan mênh mông nằm giữa các các nhánh của rặng núi Đen và con đường sắt làm thành một dải thẫm màu băng qua đồng bằng(4) chạy tít đến tận chân trời phía tây.
Phía trên làng tôi, giữa một ngọn đồi, có hai cây phong lớn. Tôi biết chúng từ thuở bắt đầu biết mình. Dù ai đi từ phía nào đến làng Ku-ku-rêu chúng tôi cũng đều trông thấy hai cây phong(5) đó trước tiên, chúng luôn hiện ra trước mắt hệt như những ngọn hải đăng(6) đặt trên núi. Thậm chí tôi cũng không biết giải thích ra sao, - phải chăng người ta vẫn đặc biệt trân trọng nâng niu những ấn tượng thời thơ ấu, hay vì có liên quan đến nghề họa sĩ của tôi, - nhưng cứ mỗi lần về quê, khi xuống xe lửa đi qua thảo nguyên về làng, tôi đều coi bổn phận đầu tiên là từ xa đưa mắt tìm hai cây phong thân thuộc ấy.
Dù chúng có cao đến đâu chăng nữa, đứng xa thế cũng khó lòng trông thấy ngay được, nhưng tôi thì bao giờ cũng cảm biết được chúng, lúc nào cũng nhìn rõ.
Đã bao lần tôi từ những chốn xa xôi trở về Ku-ku-rêu, và lần nào tôi cũng nghĩ thầm với một nỗi buồn da diết: “Ta sắp được thấy chúng chưa, hai cây phong sinh đôi ấy? Mong sao chóng về tới làng, chóng lên đồi mà đến với hai cây phong! Rồi sau đó cứ đứng dưới gốc cây để nghe mãi tiếng lá reo cho đến khi say sưa ngây ngất.”
Trong làng tôi không thiếu gì các loại cây, nhưng hai cây phong này khác hẳn – chúng có tiếng nói riêng và hẳn phải có một tâm hồn riêng, chan chứa những lời ca êm dịu. Dù ta tới đây vào lúc nào, ban ngày hay ban đêm, chúng cũng vẫn nghiêng ngả thân cây, lay động lá cành, không ngớt tiếng rì rào theo nhiều cung bậc khác nhau. Có khi tưởng chừng như làn sóng thủy triều(7) dâng lên vỗ vào bãi cát, có khi lại nghe như tiếng thì thầm thiết tha nồng thắm truyền qua lá cành như một đốm lửa vô hình, có khi hai cây phong bỗng im bặt một thoáng, rồi khắp lá cành lại cất tiếng thở dài một lượt như thương tiếc người nào. Và khi mây đen kéo đến cùng với bão dông, xô gãy cành, tỉa trụi lá, hai cây phong nghiêng ngả tấm thân dẻo dai và reo vù vù như một ngọn lửa bốc cháy rừng rực.
Về sau, khi nhiều năm đã trôi qua, tôi mới hiểu được điều bí ẩn của hai cây phong. Chẳng qua chúng đứng trên đồi cao lộng gió nên đáp lại bất kì chuyển động khe khẽ nào của không khí, mỗi chiếc lá nhỏ đều nhạy bén đốn lấy mọi làn gió nhẹ thoảng qua.
Nhưng việc khám phá ra chân lí giản đơn ấy vẫn không làm tôi vỡ mộng xưa, không làm tôi bỏ mất cách cảm thụ của tuổi thơ mà tôi còn giữ đến tận ngày nay. Và cho đến tận ngày nay tôi vẫn thấy hai cây phong trên đồi có một vẻ sinh động khác thường. Tuổi trẻ của tôi đã để lại nơi ấy, bên cạnh chúng như một mảnh vỡ của chiếc gương thần xanh…
Vào năm học cuối cùng, trước khi bắt đầu nghỉ hè, bọn con trai chúng tôi chạy ào lên đấy phá tổ chim. Cứ mỗi lần chúng tôi reo hò, huýt còi ầm ĩ chạy lên đồi là hai cây phong khổng lồ lại nghiêng ngả đung đưa như muốn chào mời chúng tôi đến với bóng râm mát rượi và tiếng lá xào xạc dịu hiền. Và chúng tôi, lũ nhóc con đi chân đất, công kênh nhau bám vào các mắt mấu và cành cây trèo lên cao làm chấn động cả vương quốc loài chim. Hàng đàn chim hoảng hốt vang lên, chao đi chao lại(8) trên đầu. Nhưng chúng tôi vẫn chưa coi vào đâu, đến đây đã thấm gì! Chúng tôi cứ leo lên cao nữa – nào xem ai can đảm và khéo léo hơn ai! – và từ trên những cành cao ngất, cao đến ngang tầm cánh chim bay, bỗng như có một phép thần thông(9) nào vụt mở trước mắt chúng tôi cả một thế giới đẹp đẽ vô ngần của không gian bao la và ánh sáng.
Đất rộng bao la làm chúng tôi sửng sốt(10). Mỗi đứa chúng tôi đều nín thở ngồi lặng đi trên một cành cây và quên mất cả chim lẫn tổ chim. Chuồng ngựa của nông trang(11) mà chúng tôi vẫn coi là tòa nhà rộng lớn nhất trên thế gian, ngồi đây chúng tôi thấy chỉ như một căn nhà xép bình thường. Phía sau làng là dải thảo nguyên hoang vu(12) mất hút trong làn sương mờ đục. Chúng tôi cố giương hết tầm mắt nhìn vào nơi xa thẳm biêng biếc của thảo nguyên và nhìn thấy không biết bao nhiêu, bao nhiêu là vùng đất mà trước đây chúng tôi chưa từng biết đến, thấy những con sông mà trước đây chúng tôi chưa từng nghe nói. Những dòng sông lấp lánh tận chân trời như những sợi chỉ bạc mỏng manh. Chúng tôi nép mình ngồi trên các cành cây suy nghĩ: đã phải đấy là nơi tận cùng thế giới chưa, hay phía sau vẫn còn có bầu trời như thế này, những đám mây, những đồng cỏ và sông ngòi như thế này? Chúng tôi ngồi nép trên các cành cây, lắng nghe tiếng gió ảo huyền(13), và tiếng lá cây đáp lại lời gió, thì thầm to nhỏ về miền đất bí ẩn đầy sức quyến rũ lẩn sau chân trời xa thẳm biêng biếc kia.
Tôi lắng nghe tiếng hai cây phong rì rào, tim đập rộn ràng vì thảng thốt(14) và vui sướng, rồi trong tiếng xào xạc không ngớt ấy, tôi cố hình dung ra những miền xa lạ kia. Thuở ấy chỉ có một điều tôi chưa hề nghĩ đến: ai là người đã trồng hai cây phong trên đồi này? Người vô danh(15) ấy đã ước mơ gì, đã nói những gì khi vùi hai gốc cây xuống đất, người đã ấp ủ những niềm hi vọng gì khi vun xới chúng nơi đây, trên đỉnh đồi cao này?
Quả đồi có hai cây phong ấy, không biết vì sao ở làng tôi họ gọi là “Trường Đuy-sen”.
(Ai-ma-tốp(*), Người thầy đầu tiên, theo bản dịch
của Nguyễn Ngọc Bằng - Cao Xuân Hạo - Bùi Xuân Tiến,
trong Gia-mi-li-a, NXB Văn học, Hà Nội, 1999)
(*) Ai-ma-tốp (1928-2008) là nhà văn Cư-rơ-gư-xtan, một nước cộng hoà ở vùng Trung Á, thuộc Liên Xô trước đây. Nhiều tác phẩm của ông quen thuộc với bạn đọc Việt Nam như Cây phong non trùm khăn đỏ, Người thầy đầu tiên, Con tàu trắng,...
Văn bản này là phần đầu truyện Người thầy đầu tiên. Nhan đề Hai cây phong là do người biên soạn SGK đặt. Nội dung truyện được đặt vào bối cảnh vùng quê hẻo lánh của Cư-rơ-gư-xtan, vào giữa những năm 20 của thế kỉ trước. Thời đó, trình độ phát triển ở nơi đây còn thấp, tư tưởng phong kiến, gia trưởng còn nặng nề, phụ nữ bị coi thường, trẻ mồ côi bị rẻ rúng. Cô bé An-tư-nai mồ côi sống trong gia đình chú thím ở làng Ku-ku-rêu, chẳng được học hành, và phải chịu sự giám sát, sai khiến hà khắc của bà thím. Đuy-sen được Đoàn Thanh niên Cộng sản cử về làng để mở trường, đã kịp thời cứu giúp, cho em đến trường học. Bà thím ác nghiệt ép gả bán An-tư-nai làm vợ lẽ cho người ta. Một lần nữa, An-tư-nai được thầy Đuy-sen giải thoát, được lên tỉnh học, rồi đến học tiếp ở Mát-xcơ-va, sau trở thành nữ viện sĩ An-tư-nai Xu-lai-ma-nô-va. Còn thầy Đuy-sen, bấy giờ đã già, làm nghề đưa thư. Khi An-tư-nai còn đang học ở trường làng, có hôm Đuy-sen mang về trường hai cây phong và bảo em: "Hai cây phong này thầy mang về cho em đây. Chúng ta sẽ cùng trồng. Và trong khi chúng lớn lên, ngày một thêm sức sống, em sẽ trưởng thành, em sẽ là một người tốt... Em bây giờ trẻ măng như một thân cây non, như đôi cây phong nhỏ này..."
(1) Cao nguyên: vùng đất bằng phẳng, rộng lớn và cao, xung quanh có sườn dốc rõ rệt.
(2) Thung lũng: dải đất trũng xuống và kéo dài, nằm giữa hai sườn núi.
(3) Thảo nguyên: vùng đất bằng rộng lớn, chỉ có cỏ mọc, do khí hậu khô, ít mưa.
(4) Đồng bằng: vùng đất thấp, tương đối bằng phẳng, cao hơn chút ít so với mực nước biển.
(5) Phong: một loại cây to, thân cao và thẳng, mọc ở vùng ôn đới, bắc bán cầu.
(6) Hải đăng: đèn biển, thường dựng ở mũi đất hoặc trên một hòn đảo để hướng dẫn tàu thuyền đi lại ngoài khơi hoặc ra vào bến cảng.
(7) Thuỷ triều: hiện tượng chuyển động lên - xuống có chu kì của nước biển do chịu ảnh hưởng sức hút của mặt trăng và mặt trời.
(8) Chao đi chao lại: nghiêng cánh bay hết bên này đến bên kia.
(9) Phép thần thông: phép biến hoá màu nhiệm, theo mê tín.
(10) Sửng sốt: hết sức ngạc nhiên vì quá bất ngờ.
(11) Nông trang: hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp tập thể (ở Liên Xô trước đây).
(12) Hoang vu: ở trạng thái hoang vắng, chưa có sự tác động của con người.
(13) Ảo huyền: nghĩa như huyền ảo, vừa như thực, vừa như hư, đầy vẻ bí ẩn.
(14) Thảng thốt: bàng hoàng và ngơ ngác.
(15) Người vô danh: ở đây muốn nói là người nào đó, không biết là ai.
Hai cây phong được trích từ tác phẩm nào?
HAI CÂY PHONG
(Trích Người thầy đầu tiên)
Làng Ku-ku-rêu chúng tôi nằm ven chân núi, trên một cao nguyên(1) rộng có những khe nước ào ào từ nhiều ngách đá đổ xuống. Phía dưới làng tôi là thung lũng(2) Đá vàng, là cánh thảo nguyên(3) Ca-dắc-xtan mênh mông nằm giữa các các nhánh của rặng núi Đen và con đường sắt làm thành một dải thẫm màu băng qua đồng bằng(4) chạy tít đến tận chân trời phía tây.
Phía trên làng tôi, giữa một ngọn đồi, có hai cây phong lớn. Tôi biết chúng từ thuở bắt đầu biết mình. Dù ai đi từ phía nào đến làng Ku-ku-rêu chúng tôi cũng đều trông thấy hai cây phong(5) đó trước tiên, chúng luôn hiện ra trước mắt hệt như những ngọn hải đăng(6) đặt trên núi. Thậm chí tôi cũng không biết giải thích ra sao, - phải chăng người ta vẫn đặc biệt trân trọng nâng niu những ấn tượng thời thơ ấu, hay vì có liên quan đến nghề họa sĩ của tôi, - nhưng cứ mỗi lần về quê, khi xuống xe lửa đi qua thảo nguyên về làng, tôi đều coi bổn phận đầu tiên là từ xa đưa mắt tìm hai cây phong thân thuộc ấy.
Dù chúng có cao đến đâu chăng nữa, đứng xa thế cũng khó lòng trông thấy ngay được, nhưng tôi thì bao giờ cũng cảm biết được chúng, lúc nào cũng nhìn rõ.
Đã bao lần tôi từ những chốn xa xôi trở về Ku-ku-rêu, và lần nào tôi cũng nghĩ thầm với một nỗi buồn da diết: “Ta sắp được thấy chúng chưa, hai cây phong sinh đôi ấy? Mong sao chóng về tới làng, chóng lên đồi mà đến với hai cây phong! Rồi sau đó cứ đứng dưới gốc cây để nghe mãi tiếng lá reo cho đến khi say sưa ngây ngất.”
Trong làng tôi không thiếu gì các loại cây, nhưng hai cây phong này khác hẳn – chúng có tiếng nói riêng và hẳn phải có một tâm hồn riêng, chan chứa những lời ca êm dịu. Dù ta tới đây vào lúc nào, ban ngày hay ban đêm, chúng cũng vẫn nghiêng ngả thân cây, lay động lá cành, không ngớt tiếng rì rào theo nhiều cung bậc khác nhau. Có khi tưởng chừng như làn sóng thủy triều(7) dâng lên vỗ vào bãi cát, có khi lại nghe như tiếng thì thầm thiết tha nồng thắm truyền qua lá cành như một đốm lửa vô hình, có khi hai cây phong bỗng im bặt một thoáng, rồi khắp lá cành lại cất tiếng thở dài một lượt như thương tiếc người nào. Và khi mây đen kéo đến cùng với bão dông, xô gãy cành, tỉa trụi lá, hai cây phong nghiêng ngả tấm thân dẻo dai và reo vù vù như một ngọn lửa bốc cháy rừng rực.
Về sau, khi nhiều năm đã trôi qua, tôi mới hiểu được điều bí ẩn của hai cây phong. Chẳng qua chúng đứng trên đồi cao lộng gió nên đáp lại bất kì chuyển động khe khẽ nào của không khí, mỗi chiếc lá nhỏ đều nhạy bén đốn lấy mọi làn gió nhẹ thoảng qua.
Nhưng việc khám phá ra chân lí giản đơn ấy vẫn không làm tôi vỡ mộng xưa, không làm tôi bỏ mất cách cảm thụ của tuổi thơ mà tôi còn giữ đến tận ngày nay. Và cho đến tận ngày nay tôi vẫn thấy hai cây phong trên đồi có một vẻ sinh động khác thường. Tuổi trẻ của tôi đã để lại nơi ấy, bên cạnh chúng như một mảnh vỡ của chiếc gương thần xanh…
Vào năm học cuối cùng, trước khi bắt đầu nghỉ hè, bọn con trai chúng tôi chạy ào lên đấy phá tổ chim. Cứ mỗi lần chúng tôi reo hò, huýt còi ầm ĩ chạy lên đồi là hai cây phong khổng lồ lại nghiêng ngả đung đưa như muốn chào mời chúng tôi đến với bóng râm mát rượi và tiếng lá xào xạc dịu hiền. Và chúng tôi, lũ nhóc con đi chân đất, công kênh nhau bám vào các mắt mấu và cành cây trèo lên cao làm chấn động cả vương quốc loài chim. Hàng đàn chim hoảng hốt vang lên, chao đi chao lại(8) trên đầu. Nhưng chúng tôi vẫn chưa coi vào đâu, đến đây đã thấm gì! Chúng tôi cứ leo lên cao nữa – nào xem ai can đảm và khéo léo hơn ai! – và từ trên những cành cao ngất, cao đến ngang tầm cánh chim bay, bỗng như có một phép thần thông(9) nào vụt mở trước mắt chúng tôi cả một thế giới đẹp đẽ vô ngần của không gian bao la và ánh sáng.
Đất rộng bao la làm chúng tôi sửng sốt(10). Mỗi đứa chúng tôi đều nín thở ngồi lặng đi trên một cành cây và quên mất cả chim lẫn tổ chim. Chuồng ngựa của nông trang(11) mà chúng tôi vẫn coi là tòa nhà rộng lớn nhất trên thế gian, ngồi đây chúng tôi thấy chỉ như một căn nhà xép bình thường. Phía sau làng là dải thảo nguyên hoang vu(12) mất hút trong làn sương mờ đục. Chúng tôi cố giương hết tầm mắt nhìn vào nơi xa thẳm biêng biếc của thảo nguyên và nhìn thấy không biết bao nhiêu, bao nhiêu là vùng đất mà trước đây chúng tôi chưa từng biết đến, thấy những con sông mà trước đây chúng tôi chưa từng nghe nói. Những dòng sông lấp lánh tận chân trời như những sợi chỉ bạc mỏng manh. Chúng tôi nép mình ngồi trên các cành cây suy nghĩ: đã phải đấy là nơi tận cùng thế giới chưa, hay phía sau vẫn còn có bầu trời như thế này, những đám mây, những đồng cỏ và sông ngòi như thế này? Chúng tôi ngồi nép trên các cành cây, lắng nghe tiếng gió ảo huyền(13), và tiếng lá cây đáp lại lời gió, thì thầm to nhỏ về miền đất bí ẩn đầy sức quyến rũ lẩn sau chân trời xa thẳm biêng biếc kia.
Tôi lắng nghe tiếng hai cây phong rì rào, tim đập rộn ràng vì thảng thốt(14) và vui sướng, rồi trong tiếng xào xạc không ngớt ấy, tôi cố hình dung ra những miền xa lạ kia. Thuở ấy chỉ có một điều tôi chưa hề nghĩ đến: ai là người đã trồng hai cây phong trên đồi này? Người vô danh(15) ấy đã ước mơ gì, đã nói những gì khi vùi hai gốc cây xuống đất, người đã ấp ủ những niềm hi vọng gì khi vun xới chúng nơi đây, trên đỉnh đồi cao này?
Quả đồi có hai cây phong ấy, không biết vì sao ở làng tôi họ gọi là “Trường Đuy-sen”.
(Ai-ma-tốp(*), Người thầy đầu tiên, theo bản dịch
của Nguyễn Ngọc Bằng - Cao Xuân Hạo - Bùi Xuân Tiến,
trong Gia-mi-li-a, NXB Văn học, Hà Nội, 1999)
(*) Ai-ma-tốp (1928-2008) là nhà văn Cư-rơ-gư-xtan, một nước cộng hoà ở vùng Trung Á, thuộc Liên Xô trước đây. Nhiều tác phẩm của ông quen thuộc với bạn đọc Việt Nam như Cây phong non trùm khăn đỏ, Người thầy đầu tiên, Con tàu trắng,...
Văn bản này là phần đầu truyện Người thầy đầu tiên. Nhan đề Hai cây phong là do người biên soạn SGK đặt. Nội dung truyện được đặt vào bối cảnh vùng quê hẻo lánh của Cư-rơ-gư-xtan, vào giữa những năm 20 của thế kỉ trước. Thời đó, trình độ phát triển ở nơi đây còn thấp, tư tưởng phong kiến, gia trưởng còn nặng nề, phụ nữ bị coi thường, trẻ mồ côi bị rẻ rúng. Cô bé An-tư-nai mồ côi sống trong gia đình chú thím ở làng Ku-ku-rêu, chẳng được học hành, và phải chịu sự giám sát, sai khiến hà khắc của bà thím. Đuy-sen được Đoàn Thanh niên Cộng sản cử về làng để mở trường, đã kịp thời cứu giúp, cho em đến trường học. Bà thím ác nghiệt ép gả bán An-tư-nai làm vợ lẽ cho người ta. Một lần nữa, An-tư-nai được thầy Đuy-sen giải thoát, được lên tỉnh học, rồi đến học tiếp ở Mát-xcơ-va, sau trở thành nữ viện sĩ An-tư-nai Xu-lai-ma-nô-va. Còn thầy Đuy-sen, bấy giờ đã già, làm nghề đưa thư. Khi An-tư-nai còn đang học ở trường làng, có hôm Đuy-sen mang về trường hai cây phong và bảo em: "Hai cây phong này thầy mang về cho em đây. Chúng ta sẽ cùng trồng. Và trong khi chúng lớn lên, ngày một thêm sức sống, em sẽ trưởng thành, em sẽ là một người tốt... Em bây giờ trẻ măng như một thân cây non, như đôi cây phong nhỏ này..."
(1) Cao nguyên: vùng đất bằng phẳng, rộng lớn và cao, xung quanh có sườn dốc rõ rệt.
(2) Thung lũng: dải đất trũng xuống và kéo dài, nằm giữa hai sườn núi.
(3) Thảo nguyên: vùng đất bằng rộng lớn, chỉ có cỏ mọc, do khí hậu khô, ít mưa.
(4) Đồng bằng: vùng đất thấp, tương đối bằng phẳng, cao hơn chút ít so với mực nước biển.
(5) Phong: một loại cây to, thân cao và thẳng, mọc ở vùng ôn đới, bắc bán cầu.
(6) Hải đăng: đèn biển, thường dựng ở mũi đất hoặc trên một hòn đảo để hướng dẫn tàu thuyền đi lại ngoài khơi hoặc ra vào bến cảng.
(7) Thuỷ triều: hiện tượng chuyển động lên - xuống có chu kì của nước biển do chịu ảnh hưởng sức hút của mặt trăng và mặt trời.
(8) Chao đi chao lại: nghiêng cánh bay hết bên này đến bên kia.
(9) Phép thần thông: phép biến hoá màu nhiệm, theo mê tín.
(10) Sửng sốt: hết sức ngạc nhiên vì quá bất ngờ.
(11) Nông trang: hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp tập thể (ở Liên Xô trước đây).
(12) Hoang vu: ở trạng thái hoang vắng, chưa có sự tác động của con người.
(13) Ảo huyền: nghĩa như huyền ảo, vừa như thực, vừa như hư, đầy vẻ bí ẩn.
(14) Thảng thốt: bàng hoàng và ngơ ngác.
(15) Người vô danh: ở đây muốn nói là người nào đó, không biết là ai.
Hoàn thành tóm tắt câu chuyện bằng cách điền từ vào chỗ trống:
Câu chuyện kể về cô bé sống trong gia đình chú thím ở làng , chẳng được học hành lại bị cô chú đối xử hà khắc. là thanh niên cộng sản trẻ được cử về làng để mở trường đã cứu giúp em, cho em đến trường. Người thím ác nghiệt gả bán An-tư-nai làm vợ lẽ kẻ nhà giàu. An-tư-nai được thầy Đuy-sen giải thoát, đưa lên tỉnh học, sau trở thành viện sĩ viện Hàn Lâm. Thầy Đuy-sen bấy giờ đã già, thầy làm nghề đưa thư. An-tư-nai được mời về thăm làng, có cuộc hội ngộ bất ngờ và xúc động với thầy Đuy-sen. Hai được thầy Đuy-sen trồng từ khi thành lập trường như trở thành ngọn hải đăng trên đồi, nuôi dưỡng ước mơ hi vọng cho những đứa học trò nhỏ.
(Kéo thả hoặc click vào để điền)
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây