Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Video 1 SVIP
Lưu ý: Ở điểm dừng, nếu không thấy nút nộp bài, bạn hãy kéo thanh trượt xuống dưới.
Bạn phải xem đến hết Video thì mới được lưu thời gian xem.
Để đảm bảo tốc độ truyền video, OLM lưu trữ video trên youtube. Do vậy phụ huynh tạm thời không chặn youtube để con có thể xem được bài giảng.
Nội dung này là Video có điểm dừng: Xem video kết hợp với trả lời câu hỏi.
Nếu câu hỏi nào bị trả lời sai, bạn sẽ phải trả lời lại dạng bài đó đến khi nào đúng mới qua được điểm dừng.
Bạn không được phép tua video qua một điểm dừng chưa hoàn thành.
Dữ liệu luyện tập chỉ được lưu khi bạn qua mỗi điểm dừng.
TỨC NƯỚC VỠ BỜ
(Trích Tắt đèn)
(Mở đầu tác phẩm là không khí căng thẳng, ngột ngạt của một làng quê trong những ngày sưu thuế. Tiếng trống mõ, tù và inh ỏi, tiếng thét lác, đánh đập, tiếng kêu khóc vang lên như trong một cuộc săn người. Gia đình chị Dậu thuộc loại “nhất nhì trong hạng cùng đinh” nên mấy hôm nay chị phải chạy vạy ngược xuôi để có tiền nộp suất sưu cho anh Dậu. Anh Dậu đang ốm cũng bị bọn tay sai xông đến đánh trói, lôi ra đình cùm kẹp. Chị đành phải rứt ruột đem cái Tí, đứa con gái đầu lòng 7 tuổi, bán cho lão Nghị Quế bên thôn Đoài. Ngờ đâu chị lại còn buộc phải nộp cả suất sưu của người em chồng đã chết từ năm ngoái! Thật là cùng đường. Giữa đình làng, tiếng kêu uất ức của chị vang lên thảm thiết. Đêm hôm ấy, người ta cõng anh Dậu rũ rượi ở ngoài đình về trả cho chị. Gọi mãi anh không tỉnh, chị vô cùng hoảng sợ, đau đớn. May sao, nhờ bà con xung quanh xúm đến cứu giúp, anh Dậu đã từ từ mở mắt. Một bà lão hàng xóm ái ngại cảnh cả nhà chị nhịn đói suốt từ hôm qua, mang đến cho chị bát gạo để nấu cháo…)
Cháo chín, chị Dậu bắc mang ra giữa nhà, ngả mâm bát múc ra la liệt. Rồi chị lấy quạt quạt cho chóng nguội.
Tiếng trống tù và(1) đã thủng thẳng đua nhau từ phía đầu làng đến đình.
Tiếng chó sủa vang các xóm.
Bà lão láng giềng lật đật chạy sang:
- Bác trai đã khá rồi chứ?
- Cảm ơn cụ, nhà cháu đã tỉnh táo như thường. Nhưng xem ý hãy còn lề bề lệt bệt(2) chừng như vẫn mỏi mệt lắm.
- Này, bảo bác ấy có trốn đi đâu thì trốn. Chứ cứ nằm đấy, chốc nữa họ vào thúc sưu(3), không có, họ lại đánh trói thì khổ. Người ốm rề rề như thế, nếu lại phải một trận đòn, nuôi mấy tháng cho hoàn hồn.
- Vâng, cháu cũng đã nghĩ như cụ. Nhưng để cháo nguội, cháu cho nhà cháu ăn lấy vài húp cái đã. Nhịn suông từ sáng hôm qua tới giờ còn gì.
- Thế thì phải giục anh ấy ăn mau đi, kẻo nữa người ta sắp sửa kéo vào rồi đấy!
Rồi bà lão lật đật trở về với vẻ mặt băn khoăn.
Cháo đã hơi nguội.
Thằng Dần vục đầu vừa thổi vừa húp soàn soạt. Chị Dậu rón rén bưng một bát lớn đến chỗ chồng nằm:
- Thầy em cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột.
Rồi chị đón lấy cái Tỉu và ngồi xuống đó như có ý chờ xem chồng chị ăn có ngon miệng hay không.
Anh Dậu uốn vai ngáp dài một tiếng. Uể oải, chống tay xuống phản, anh vừa rên vừa ngỏng đầu lên. Run rẩy cất bát cháo, anh mới kề vào đến miệng, cai lệ(4) và người nhà lí trưởng đã sầm sập tiến vào với những roi song, tay thước(5) và dây thừng.
Gõ đầu roi xuống đất, cai lệ thét bằng giọng khàn khàn của người hút nhiều xái(6) cũ:
- Thằng kia! Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à? Nộp tiền sưu! Mau!
Hoảng quá, anh Dậu vội để bát cháo xuống phản và lăn đùng ra đó, không nói được câu gì. Người nhà lí trưởng cười một cách mỉa mai:
- Anh ta lại sắp phải gió(7) như đêm qua đấy!
Rồi hắn chỉ luôn vào mặt chị Dậu:
- Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không? Đấy! Chị hãy nói với ông cai, để ông ấy ra đình kêu quan cho! Chứ ông lí tôi thì không có quyền dám cho chị khất một giờ nào nữa!
Chị Dậu run run:
- Nhà cháu đã túng lại phải đóng cả suất sưu của chú nó nữa, nên mới lôi thôi như thế. Chứ cháu có dám bỏ bễ(8) tiền sưu của nhà nước đâu? Hai ông làm phúc nói với ông lí cho cháu khất…
Cai lệ không để cho chị nói hết câu, trợn ngược hai mắt, hắn quát:
- Mày định nói cho cha mày nghe đấy à? Sưu của nhà nước mà dám mở mồm xin khất!
Chị Dậu vẫn thiết tha:
- Khốn nạn! Nhà cháu đã không có, dẫu ông có chửi mắng cũng đến thế thôi. Xin ông trông lại!
Cai lệ vẫn giọng hầm hè:
- Nếu không có tiền nộp sưu cho ông bây giờ, thì ông sẽ dỡ cả nhà mày đi, chửi mắng thôi à!
Rồi hắn quay ra bảo anh người nhà lí trưởng:
- Không hơi đâu mà nói với nó, trói cổ thằng chồng nó lại, điệu ra đình kia!
Người nhà lí trưởng hình như không dám hành hạ người ốm nặng, sợ hoặc xảy ra sự gì, hắn cứ lóng ngóng ngơ ngác, muốn nói mà không dám nói. Đùng đùng, cai lệ giật phắt cái dây thừng trong tay anh này và chạy sầm sập đến chỗ anh Dậu.
Chị Dậu xám mặt, vội vàng đặt con xuống đất, chạy đến đỡ lấy tay hắn:
- Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho!
- Tha này! Tha này!
Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi lại sấn đến để trói anh Dậu.
Hình như tức quá không thể chịu được, chị Dậu liều mạng cự lại:
- Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!
Cai lệ tát vào mặt chị một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh anh Dậu.
Chị Dậu nghiến hai hàm răng:
- Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!
Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền(9), hắn ngã chỏng quèo(10) trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu.
Người nhà lí trưởng sấn sổ bước đến giơ gậy chực đánh chị Dậu. Nhanh như cắt, chị Dậu nắm ngay được gậy của hắn. Hai người giằng co nhau, du đẩy nhau, rồi ai nấy đều buông gậy ra, áp vào vật nhau. Hai đứa trẻ con kêu khóc om sòm. Kết cục, anh chàng “hầu cận (11)ông lí” yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm.
Anh Dậu sợ quá muốn dậy can vợ, nhưng mệt lắm, ngồi lên lại nằm xuống vừa run vừa kêu:
- U nó không được thế! Người ta đánh mình không sao, mình đánh người ta thì mình phải tù, phải tội.
Chị Dậu vẫn chưa nguôi cơn giận:
- Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội(12) mãi thế, tôi không chịu được…
(Ngô Tất Tố(*), Tắt đèn, trong Ngô Tất Tố - Tác phẩm,
NXB Văn học, Hà Nội, 1977)
(*) Ngô Tất Tố (1893-1954) quê ở làng Lộc Hà, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc Đông Anh, Hà Nội), xuất thân là một nhà nho gốc nông dân. Ông là một học giả có nhiều công trình khảo cứu về triết học, văn học cổ có giá trị; một nhà báo nổi tiếng với rất nhiều bài báo mang khuynh hướng dân chủ tiến bộ và giàu tính chiến đấu; một nhà văn hiện thực xuất sắc chuyên viết về nông thôn trước Cách mạng. Sau Cách mạng, nhà văn tận tụy trong công tác tuyên truyền văn nghệ phục vụ kháng chiến chống Pháp. Ngô Tất Tố được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (năm 1996). Tác phẩm chính: các tiểu thuyết Tắt đèn (1939), Lều chõng (1940); các phóng sự Tập án cái đình (1939), Việc làng (1940)...
Tắt đèn là tác phẩm tiêu biểu nhất của Ngô Tất Tố. Đoạn Tức nước vỡ bờ trích trong chương XVIII của tác phẩm, nhan đề do người biên soạn SGK trước đây đặt.
(1) Tù và: dụng cụ làm bằng sừng trâu hoặc vỏ ốc to, khi thổi phát ra âm thanh vang xa, dùng để báo hiệu.
(2) Lề bề lệt bệt (từ gốc: lệt bệt): (trạng thái) đuối sức, mệt mỏi, vận động khó khăn.
(3) Sưu: khoản tiền mà người đàn ông là dân thường từ 18 đến 60 tuổi (gọi là dân đinh) hàng năm phải nộp cho nhà nước thực dân phong kiến; sưu còn có nghĩa là công việc lao động nặng nhọc mà dân đinh phải làm cho nhà nước thời đó.
(4) Cai lệ: viên chỉ huy một tốp lính lệ (cai: viên chỉ huy cấp thấp nhất trong quân đội chế độ thực dân phong kiến; lệ: lính phục vụ hầu hạ nơi quan nha).
(5) Tay thước: thanh gỗ cứng, vuông cạnh, giống như cái thước to, có khi được dùng làm công cụ trấn áp.
(6) Xái: phần bã thuốc phiện (hoặc thuốc lào) còn lại sau khi hút, có thể hút lại nếu không có thuốc mới.
(7) Phải gió (còn gọi là trúng gió): gặp cơn gió độc mà bị bệnh.
(8) Bỏ bễ: bỏ không quan tâm đến việc cần làm.
(9) Lực điền: người làm ruộng khỏe mạnh (lực: sức, sức mạnh; điền: ruộng).
(10) Chỏng quèo: ngã ngửa, chân tay co quắp.
(11) Hầu cận: kẻ hầu hạ gần gũi, thân cận.
(12) Làm tình làm tội: làm đủ mọi điều khiến người khác phải khổ sở.
Đề tài chủ yếu trong sáng tác Ngô Tất Tố trước Cách mạng tháng Tám là:
TỨC NƯỚC VỠ BỜ
(Trích Tắt đèn)
(Mở đầu tác phẩm là không khí căng thẳng, ngột ngạt của một làng quê trong những ngày sưu thuế. Tiếng trống mõ, tù và inh ỏi, tiếng thét lác, đánh đập, tiếng kêu khóc vang lên như trong một cuộc săn người. Gia đình chị Dậu thuộc loại “nhất nhì trong hạng cùng đinh” nên mấy hôm nay chị phải chạy vạy ngược xuôi để có tiền nộp suất sưu cho anh Dậu. Anh Dậu đang ốm cũng bị bọn tay sai xông đến đánh trói, lôi ra đình cùm kẹp. Chị đành phải rứt ruột đem cái Tí, đứa con gái đầu lòng 7 tuổi, bán cho lão Nghị Quế bên thôn Đoài. Ngờ đâu chị lại còn buộc phải nộp cả suất sưu của người em chồng đã chết từ năm ngoái! Thật là cùng đường. Giữa đình làng, tiếng kêu uất ức của chị vang lên thảm thiết. Đêm hôm ấy, người ta cõng anh Dậu rũ rượi ở ngoài đình về trả cho chị. Gọi mãi anh không tỉnh, chị vô cùng hoảng sợ, đau đớn. May sao, nhờ bà con xung quanh xúm đến cứu giúp, anh Dậu đã từ từ mở mắt. Một bà lão hàng xóm ái ngại cảnh cả nhà chị nhịn đói suốt từ hôm qua, mang đến cho chị bát gạo để nấu cháo…)
Cháo chín, chị Dậu bắc mang ra giữa nhà, ngả mâm bát múc ra la liệt. Rồi chị lấy quạt quạt cho chóng nguội.
Tiếng trống tù và(1) đã thủng thẳng đua nhau từ phía đầu làng đến đình.
Tiếng chó sủa vang các xóm.
Bà lão láng giềng lật đật chạy sang:
- Bác trai đã khá rồi chứ?
- Cảm ơn cụ, nhà cháu đã tỉnh táo như thường. Nhưng xem ý hãy còn lề bề lệt bệt(2) chừng như vẫn mỏi mệt lắm.
- Này, bảo bác ấy có trốn đi đâu thì trốn. Chứ cứ nằm đấy, chốc nữa họ vào thúc sưu(3), không có, họ lại đánh trói thì khổ. Người ốm rề rề như thế, nếu lại phải một trận đòn, nuôi mấy tháng cho hoàn hồn.
- Vâng, cháu cũng đã nghĩ như cụ. Nhưng để cháo nguội, cháu cho nhà cháu ăn lấy vài húp cái đã. Nhịn suông từ sáng hôm qua tới giờ còn gì.
- Thế thì phải giục anh ấy ăn mau đi, kẻo nữa người ta sắp sửa kéo vào rồi đấy!
Rồi bà lão lật đật trở về với vẻ mặt băn khoăn.
Cháo đã hơi nguội.
Thằng Dần vục đầu vừa thổi vừa húp soàn soạt. Chị Dậu rón rén bưng một bát lớn đến chỗ chồng nằm:
- Thầy em cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột.
Rồi chị đón lấy cái Tỉu và ngồi xuống đó như có ý chờ xem chồng chị ăn có ngon miệng hay không.
Anh Dậu uốn vai ngáp dài một tiếng. Uể oải, chống tay xuống phản, anh vừa rên vừa ngỏng đầu lên. Run rẩy cất bát cháo, anh mới kề vào đến miệng, cai lệ(4) và người nhà lí trưởng đã sầm sập tiến vào với những roi song, tay thước(5) và dây thừng.
Gõ đầu roi xuống đất, cai lệ thét bằng giọng khàn khàn của người hút nhiều xái(6) cũ:
- Thằng kia! Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à? Nộp tiền sưu! Mau!
Hoảng quá, anh Dậu vội để bát cháo xuống phản và lăn đùng ra đó, không nói được câu gì. Người nhà lí trưởng cười một cách mỉa mai:
- Anh ta lại sắp phải gió(7) như đêm qua đấy!
Rồi hắn chỉ luôn vào mặt chị Dậu:
- Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không? Đấy! Chị hãy nói với ông cai, để ông ấy ra đình kêu quan cho! Chứ ông lí tôi thì không có quyền dám cho chị khất một giờ nào nữa!
Chị Dậu run run:
- Nhà cháu đã túng lại phải đóng cả suất sưu của chú nó nữa, nên mới lôi thôi như thế. Chứ cháu có dám bỏ bễ(8) tiền sưu của nhà nước đâu? Hai ông làm phúc nói với ông lí cho cháu khất…
Cai lệ không để cho chị nói hết câu, trợn ngược hai mắt, hắn quát:
- Mày định nói cho cha mày nghe đấy à? Sưu của nhà nước mà dám mở mồm xin khất!
Chị Dậu vẫn thiết tha:
- Khốn nạn! Nhà cháu đã không có, dẫu ông có chửi mắng cũng đến thế thôi. Xin ông trông lại!
Cai lệ vẫn giọng hầm hè:
- Nếu không có tiền nộp sưu cho ông bây giờ, thì ông sẽ dỡ cả nhà mày đi, chửi mắng thôi à!
Rồi hắn quay ra bảo anh người nhà lí trưởng:
- Không hơi đâu mà nói với nó, trói cổ thằng chồng nó lại, điệu ra đình kia!
Người nhà lí trưởng hình như không dám hành hạ người ốm nặng, sợ hoặc xảy ra sự gì, hắn cứ lóng ngóng ngơ ngác, muốn nói mà không dám nói. Đùng đùng, cai lệ giật phắt cái dây thừng trong tay anh này và chạy sầm sập đến chỗ anh Dậu.
Chị Dậu xám mặt, vội vàng đặt con xuống đất, chạy đến đỡ lấy tay hắn:
- Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho!
- Tha này! Tha này!
Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi lại sấn đến để trói anh Dậu.
Hình như tức quá không thể chịu được, chị Dậu liều mạng cự lại:
- Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!
Cai lệ tát vào mặt chị một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh anh Dậu.
Chị Dậu nghiến hai hàm răng:
- Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!
Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền(9), hắn ngã chỏng quèo(10) trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu.
Người nhà lí trưởng sấn sổ bước đến giơ gậy chực đánh chị Dậu. Nhanh như cắt, chị Dậu nắm ngay được gậy của hắn. Hai người giằng co nhau, du đẩy nhau, rồi ai nấy đều buông gậy ra, áp vào vật nhau. Hai đứa trẻ con kêu khóc om sòm. Kết cục, anh chàng “hầu cận (11)ông lí” yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm.
Anh Dậu sợ quá muốn dậy can vợ, nhưng mệt lắm, ngồi lên lại nằm xuống vừa run vừa kêu:
- U nó không được thế! Người ta đánh mình không sao, mình đánh người ta thì mình phải tù, phải tội.
Chị Dậu vẫn chưa nguôi cơn giận:
- Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội(12) mãi thế, tôi không chịu được…
(Ngô Tất Tố(*), Tắt đèn, trong Ngô Tất Tố - Tác phẩm,
NXB Văn học, Hà Nội, 1977)
(*) Ngô Tất Tố (1893-1954) quê ở làng Lộc Hà, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc Đông Anh, Hà Nội), xuất thân là một nhà nho gốc nông dân. Ông là một học giả có nhiều công trình khảo cứu về triết học, văn học cổ có giá trị; một nhà báo nổi tiếng với rất nhiều bài báo mang khuynh hướng dân chủ tiến bộ và giàu tính chiến đấu; một nhà văn hiện thực xuất sắc chuyên viết về nông thôn trước Cách mạng. Sau Cách mạng, nhà văn tận tụy trong công tác tuyên truyền văn nghệ phục vụ kháng chiến chống Pháp. Ngô Tất Tố được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (năm 1996). Tác phẩm chính: các tiểu thuyết Tắt đèn (1939), Lều chõng (1940); các phóng sự Tập án cái đình (1939), Việc làng (1940)...
Tắt đèn là tác phẩm tiêu biểu nhất của Ngô Tất Tố. Đoạn Tức nước vỡ bờ trích trong chương XVIII của tác phẩm, nhan đề do người biên soạn SGK trước đây đặt.
(1) Tù và: dụng cụ làm bằng sừng trâu hoặc vỏ ốc to, khi thổi phát ra âm thanh vang xa, dùng để báo hiệu.
(2) Lề bề lệt bệt (từ gốc: lệt bệt): (trạng thái) đuối sức, mệt mỏi, vận động khó khăn.
(3) Sưu: khoản tiền mà người đàn ông là dân thường từ 18 đến 60 tuổi (gọi là dân đinh) hàng năm phải nộp cho nhà nước thực dân phong kiến; sưu còn có nghĩa là công việc lao động nặng nhọc mà dân đinh phải làm cho nhà nước thời đó.
(4) Cai lệ: viên chỉ huy một tốp lính lệ (cai: viên chỉ huy cấp thấp nhất trong quân đội chế độ thực dân phong kiến; lệ: lính phục vụ hầu hạ nơi quan nha).
(5) Tay thước: thanh gỗ cứng, vuông cạnh, giống như cái thước to, có khi được dùng làm công cụ trấn áp.
(6) Xái: phần bã thuốc phiện (hoặc thuốc lào) còn lại sau khi hút, có thể hút lại nếu không có thuốc mới.
(7) Phải gió (còn gọi là trúng gió): gặp cơn gió độc mà bị bệnh.
(8) Bỏ bễ: bỏ không quan tâm đến việc cần làm.
(9) Lực điền: người làm ruộng khỏe mạnh (lực: sức, sức mạnh; điền: ruộng).
(10) Chỏng quèo: ngã ngửa, chân tay co quắp.
(11) Hầu cận: kẻ hầu hạ gần gũi, thân cận.
(12) Làm tình làm tội: làm đủ mọi điều khiến người khác phải khổ sở.
Tắt đèn của Ngô Tất Tố được viết theo thể loại nào?
TỨC NƯỚC VỠ BỜ
(Trích Tắt đèn)
(Mở đầu tác phẩm là không khí căng thẳng, ngột ngạt của một làng quê trong những ngày sưu thuế. Tiếng trống mõ, tù và inh ỏi, tiếng thét lác, đánh đập, tiếng kêu khóc vang lên như trong một cuộc săn người. Gia đình chị Dậu thuộc loại “nhất nhì trong hạng cùng đinh” nên mấy hôm nay chị phải chạy vạy ngược xuôi để có tiền nộp suất sưu cho anh Dậu. Anh Dậu đang ốm cũng bị bọn tay sai xông đến đánh trói, lôi ra đình cùm kẹp. Chị đành phải rứt ruột đem cái Tí, đứa con gái đầu lòng 7 tuổi, bán cho lão Nghị Quế bên thôn Đoài. Ngờ đâu chị lại còn buộc phải nộp cả suất sưu của người em chồng đã chết từ năm ngoái! Thật là cùng đường. Giữa đình làng, tiếng kêu uất ức của chị vang lên thảm thiết. Đêm hôm ấy, người ta cõng anh Dậu rũ rượi ở ngoài đình về trả cho chị. Gọi mãi anh không tỉnh, chị vô cùng hoảng sợ, đau đớn. May sao, nhờ bà con xung quanh xúm đến cứu giúp, anh Dậu đã từ từ mở mắt. Một bà lão hàng xóm ái ngại cảnh cả nhà chị nhịn đói suốt từ hôm qua, mang đến cho chị bát gạo để nấu cháo…)
Cháo chín, chị Dậu bắc mang ra giữa nhà, ngả mâm bát múc ra la liệt. Rồi chị lấy quạt quạt cho chóng nguội.
Tiếng trống tù và(1) đã thủng thẳng đua nhau từ phía đầu làng đến đình.
Tiếng chó sủa vang các xóm.
Bà lão láng giềng lật đật chạy sang:
- Bác trai đã khá rồi chứ?
- Cảm ơn cụ, nhà cháu đã tỉnh táo như thường. Nhưng xem ý hãy còn lề bề lệt bệt(2) chừng như vẫn mỏi mệt lắm.
- Này, bảo bác ấy có trốn đi đâu thì trốn. Chứ cứ nằm đấy, chốc nữa họ vào thúc sưu(3), không có, họ lại đánh trói thì khổ. Người ốm rề rề như thế, nếu lại phải một trận đòn, nuôi mấy tháng cho hoàn hồn.
- Vâng, cháu cũng đã nghĩ như cụ. Nhưng để cháo nguội, cháu cho nhà cháu ăn lấy vài húp cái đã. Nhịn suông từ sáng hôm qua tới giờ còn gì.
- Thế thì phải giục anh ấy ăn mau đi, kẻo nữa người ta sắp sửa kéo vào rồi đấy!
Rồi bà lão lật đật trở về với vẻ mặt băn khoăn.
Cháo đã hơi nguội.
Thằng Dần vục đầu vừa thổi vừa húp soàn soạt. Chị Dậu rón rén bưng một bát lớn đến chỗ chồng nằm:
- Thầy em cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột.
Rồi chị đón lấy cái Tỉu và ngồi xuống đó như có ý chờ xem chồng chị ăn có ngon miệng hay không.
Anh Dậu uốn vai ngáp dài một tiếng. Uể oải, chống tay xuống phản, anh vừa rên vừa ngỏng đầu lên. Run rẩy cất bát cháo, anh mới kề vào đến miệng, cai lệ(4) và người nhà lí trưởng đã sầm sập tiến vào với những roi song, tay thước(5) và dây thừng.
Gõ đầu roi xuống đất, cai lệ thét bằng giọng khàn khàn của người hút nhiều xái(6) cũ:
- Thằng kia! Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à? Nộp tiền sưu! Mau!
Hoảng quá, anh Dậu vội để bát cháo xuống phản và lăn đùng ra đó, không nói được câu gì. Người nhà lí trưởng cười một cách mỉa mai:
- Anh ta lại sắp phải gió(7) như đêm qua đấy!
Rồi hắn chỉ luôn vào mặt chị Dậu:
- Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không? Đấy! Chị hãy nói với ông cai, để ông ấy ra đình kêu quan cho! Chứ ông lí tôi thì không có quyền dám cho chị khất một giờ nào nữa!
Chị Dậu run run:
- Nhà cháu đã túng lại phải đóng cả suất sưu của chú nó nữa, nên mới lôi thôi như thế. Chứ cháu có dám bỏ bễ(8) tiền sưu của nhà nước đâu? Hai ông làm phúc nói với ông lí cho cháu khất…
Cai lệ không để cho chị nói hết câu, trợn ngược hai mắt, hắn quát:
- Mày định nói cho cha mày nghe đấy à? Sưu của nhà nước mà dám mở mồm xin khất!
Chị Dậu vẫn thiết tha:
- Khốn nạn! Nhà cháu đã không có, dẫu ông có chửi mắng cũng đến thế thôi. Xin ông trông lại!
Cai lệ vẫn giọng hầm hè:
- Nếu không có tiền nộp sưu cho ông bây giờ, thì ông sẽ dỡ cả nhà mày đi, chửi mắng thôi à!
Rồi hắn quay ra bảo anh người nhà lí trưởng:
- Không hơi đâu mà nói với nó, trói cổ thằng chồng nó lại, điệu ra đình kia!
Người nhà lí trưởng hình như không dám hành hạ người ốm nặng, sợ hoặc xảy ra sự gì, hắn cứ lóng ngóng ngơ ngác, muốn nói mà không dám nói. Đùng đùng, cai lệ giật phắt cái dây thừng trong tay anh này và chạy sầm sập đến chỗ anh Dậu.
Chị Dậu xám mặt, vội vàng đặt con xuống đất, chạy đến đỡ lấy tay hắn:
- Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho!
- Tha này! Tha này!
Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi lại sấn đến để trói anh Dậu.
Hình như tức quá không thể chịu được, chị Dậu liều mạng cự lại:
- Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!
Cai lệ tát vào mặt chị một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh anh Dậu.
Chị Dậu nghiến hai hàm răng:
- Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!
Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền(9), hắn ngã chỏng quèo(10) trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu.
Người nhà lí trưởng sấn sổ bước đến giơ gậy chực đánh chị Dậu. Nhanh như cắt, chị Dậu nắm ngay được gậy của hắn. Hai người giằng co nhau, du đẩy nhau, rồi ai nấy đều buông gậy ra, áp vào vật nhau. Hai đứa trẻ con kêu khóc om sòm. Kết cục, anh chàng “hầu cận (11)ông lí” yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm.
Anh Dậu sợ quá muốn dậy can vợ, nhưng mệt lắm, ngồi lên lại nằm xuống vừa run vừa kêu:
- U nó không được thế! Người ta đánh mình không sao, mình đánh người ta thì mình phải tù, phải tội.
Chị Dậu vẫn chưa nguôi cơn giận:
- Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội(12) mãi thế, tôi không chịu được…
(Ngô Tất Tố(*), Tắt đèn, trong Ngô Tất Tố - Tác phẩm,
NXB Văn học, Hà Nội, 1977)
(*) Ngô Tất Tố (1893-1954) quê ở làng Lộc Hà, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc Đông Anh, Hà Nội), xuất thân là một nhà nho gốc nông dân. Ông là một học giả có nhiều công trình khảo cứu về triết học, văn học cổ có giá trị; một nhà báo nổi tiếng với rất nhiều bài báo mang khuynh hướng dân chủ tiến bộ và giàu tính chiến đấu; một nhà văn hiện thực xuất sắc chuyên viết về nông thôn trước Cách mạng. Sau Cách mạng, nhà văn tận tụy trong công tác tuyên truyền văn nghệ phục vụ kháng chiến chống Pháp. Ngô Tất Tố được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (năm 1996). Tác phẩm chính: các tiểu thuyết Tắt đèn (1939), Lều chõng (1940); các phóng sự Tập án cái đình (1939), Việc làng (1940)...
Tắt đèn là tác phẩm tiêu biểu nhất của Ngô Tất Tố. Đoạn Tức nước vỡ bờ trích trong chương XVIII của tác phẩm, nhan đề do người biên soạn SGK trước đây đặt.
(1) Tù và: dụng cụ làm bằng sừng trâu hoặc vỏ ốc to, khi thổi phát ra âm thanh vang xa, dùng để báo hiệu.
(2) Lề bề lệt bệt (từ gốc: lệt bệt): (trạng thái) đuối sức, mệt mỏi, vận động khó khăn.
(3) Sưu: khoản tiền mà người đàn ông là dân thường từ 18 đến 60 tuổi (gọi là dân đinh) hàng năm phải nộp cho nhà nước thực dân phong kiến; sưu còn có nghĩa là công việc lao động nặng nhọc mà dân đinh phải làm cho nhà nước thời đó.
(4) Cai lệ: viên chỉ huy một tốp lính lệ (cai: viên chỉ huy cấp thấp nhất trong quân đội chế độ thực dân phong kiến; lệ: lính phục vụ hầu hạ nơi quan nha).
(5) Tay thước: thanh gỗ cứng, vuông cạnh, giống như cái thước to, có khi được dùng làm công cụ trấn áp.
(6) Xái: phần bã thuốc phiện (hoặc thuốc lào) còn lại sau khi hút, có thể hút lại nếu không có thuốc mới.
(7) Phải gió (còn gọi là trúng gió): gặp cơn gió độc mà bị bệnh.
(8) Bỏ bễ: bỏ không quan tâm đến việc cần làm.
(9) Lực điền: người làm ruộng khỏe mạnh (lực: sức, sức mạnh; điền: ruộng).
(10) Chỏng quèo: ngã ngửa, chân tay co quắp.
(11) Hầu cận: kẻ hầu hạ gần gũi, thân cận.
(12) Làm tình làm tội: làm đủ mọi điều khiến người khác phải khổ sở.
Tắt đèn của Ngô Tất Tố được viết năm nào?
TỨC NƯỚC VỠ BỜ
(Trích Tắt đèn)
(Mở đầu tác phẩm là không khí căng thẳng, ngột ngạt của một làng quê trong những ngày sưu thuế. Tiếng trống mõ, tù và inh ỏi, tiếng thét lác, đánh đập, tiếng kêu khóc vang lên như trong một cuộc săn người. Gia đình chị Dậu thuộc loại “nhất nhì trong hạng cùng đinh” nên mấy hôm nay chị phải chạy vạy ngược xuôi để có tiền nộp suất sưu cho anh Dậu. Anh Dậu đang ốm cũng bị bọn tay sai xông đến đánh trói, lôi ra đình cùm kẹp. Chị đành phải rứt ruột đem cái Tí, đứa con gái đầu lòng 7 tuổi, bán cho lão Nghị Quế bên thôn Đoài. Ngờ đâu chị lại còn buộc phải nộp cả suất sưu của người em chồng đã chết từ năm ngoái! Thật là cùng đường. Giữa đình làng, tiếng kêu uất ức của chị vang lên thảm thiết. Đêm hôm ấy, người ta cõng anh Dậu rũ rượi ở ngoài đình về trả cho chị. Gọi mãi anh không tỉnh, chị vô cùng hoảng sợ, đau đớn. May sao, nhờ bà con xung quanh xúm đến cứu giúp, anh Dậu đã từ từ mở mắt. Một bà lão hàng xóm ái ngại cảnh cả nhà chị nhịn đói suốt từ hôm qua, mang đến cho chị bát gạo để nấu cháo…)
Cháo chín, chị Dậu bắc mang ra giữa nhà, ngả mâm bát múc ra la liệt. Rồi chị lấy quạt quạt cho chóng nguội.
Tiếng trống tù và(1) đã thủng thẳng đua nhau từ phía đầu làng đến đình.
Tiếng chó sủa vang các xóm.
Bà lão láng giềng lật đật chạy sang:
- Bác trai đã khá rồi chứ?
- Cảm ơn cụ, nhà cháu đã tỉnh táo như thường. Nhưng xem ý hãy còn lề bề lệt bệt(2) chừng như vẫn mỏi mệt lắm.
- Này, bảo bác ấy có trốn đi đâu thì trốn. Chứ cứ nằm đấy, chốc nữa họ vào thúc sưu(3), không có, họ lại đánh trói thì khổ. Người ốm rề rề như thế, nếu lại phải một trận đòn, nuôi mấy tháng cho hoàn hồn.
- Vâng, cháu cũng đã nghĩ như cụ. Nhưng để cháo nguội, cháu cho nhà cháu ăn lấy vài húp cái đã. Nhịn suông từ sáng hôm qua tới giờ còn gì.
- Thế thì phải giục anh ấy ăn mau đi, kẻo nữa người ta sắp sửa kéo vào rồi đấy!
Rồi bà lão lật đật trở về với vẻ mặt băn khoăn.
Cháo đã hơi nguội.
Thằng Dần vục đầu vừa thổi vừa húp soàn soạt. Chị Dậu rón rén bưng một bát lớn đến chỗ chồng nằm:
- Thầy em cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột.
Rồi chị đón lấy cái Tỉu và ngồi xuống đó như có ý chờ xem chồng chị ăn có ngon miệng hay không.
Anh Dậu uốn vai ngáp dài một tiếng. Uể oải, chống tay xuống phản, anh vừa rên vừa ngỏng đầu lên. Run rẩy cất bát cháo, anh mới kề vào đến miệng, cai lệ(4) và người nhà lí trưởng đã sầm sập tiến vào với những roi song, tay thước(5) và dây thừng.
Gõ đầu roi xuống đất, cai lệ thét bằng giọng khàn khàn của người hút nhiều xái(6) cũ:
- Thằng kia! Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à? Nộp tiền sưu! Mau!
Hoảng quá, anh Dậu vội để bát cháo xuống phản và lăn đùng ra đó, không nói được câu gì. Người nhà lí trưởng cười một cách mỉa mai:
- Anh ta lại sắp phải gió(7) như đêm qua đấy!
Rồi hắn chỉ luôn vào mặt chị Dậu:
- Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không? Đấy! Chị hãy nói với ông cai, để ông ấy ra đình kêu quan cho! Chứ ông lí tôi thì không có quyền dám cho chị khất một giờ nào nữa!
Chị Dậu run run:
- Nhà cháu đã túng lại phải đóng cả suất sưu của chú nó nữa, nên mới lôi thôi như thế. Chứ cháu có dám bỏ bễ(8) tiền sưu của nhà nước đâu? Hai ông làm phúc nói với ông lí cho cháu khất…
Cai lệ không để cho chị nói hết câu, trợn ngược hai mắt, hắn quát:
- Mày định nói cho cha mày nghe đấy à? Sưu của nhà nước mà dám mở mồm xin khất!
Chị Dậu vẫn thiết tha:
- Khốn nạn! Nhà cháu đã không có, dẫu ông có chửi mắng cũng đến thế thôi. Xin ông trông lại!
Cai lệ vẫn giọng hầm hè:
- Nếu không có tiền nộp sưu cho ông bây giờ, thì ông sẽ dỡ cả nhà mày đi, chửi mắng thôi à!
Rồi hắn quay ra bảo anh người nhà lí trưởng:
- Không hơi đâu mà nói với nó, trói cổ thằng chồng nó lại, điệu ra đình kia!
Người nhà lí trưởng hình như không dám hành hạ người ốm nặng, sợ hoặc xảy ra sự gì, hắn cứ lóng ngóng ngơ ngác, muốn nói mà không dám nói. Đùng đùng, cai lệ giật phắt cái dây thừng trong tay anh này và chạy sầm sập đến chỗ anh Dậu.
Chị Dậu xám mặt, vội vàng đặt con xuống đất, chạy đến đỡ lấy tay hắn:
- Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho!
- Tha này! Tha này!
Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi lại sấn đến để trói anh Dậu.
Hình như tức quá không thể chịu được, chị Dậu liều mạng cự lại:
- Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!
Cai lệ tát vào mặt chị một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh anh Dậu.
Chị Dậu nghiến hai hàm răng:
- Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!
Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền(9), hắn ngã chỏng quèo(10) trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu.
Người nhà lí trưởng sấn sổ bước đến giơ gậy chực đánh chị Dậu. Nhanh như cắt, chị Dậu nắm ngay được gậy của hắn. Hai người giằng co nhau, du đẩy nhau, rồi ai nấy đều buông gậy ra, áp vào vật nhau. Hai đứa trẻ con kêu khóc om sòm. Kết cục, anh chàng “hầu cận (11)ông lí” yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm.
Anh Dậu sợ quá muốn dậy can vợ, nhưng mệt lắm, ngồi lên lại nằm xuống vừa run vừa kêu:
- U nó không được thế! Người ta đánh mình không sao, mình đánh người ta thì mình phải tù, phải tội.
Chị Dậu vẫn chưa nguôi cơn giận:
- Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội(12) mãi thế, tôi không chịu được…
(Ngô Tất Tố(*), Tắt đèn, trong Ngô Tất Tố - Tác phẩm,
NXB Văn học, Hà Nội, 1977)
(*) Ngô Tất Tố (1893-1954) quê ở làng Lộc Hà, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc Đông Anh, Hà Nội), xuất thân là một nhà nho gốc nông dân. Ông là một học giả có nhiều công trình khảo cứu về triết học, văn học cổ có giá trị; một nhà báo nổi tiếng với rất nhiều bài báo mang khuynh hướng dân chủ tiến bộ và giàu tính chiến đấu; một nhà văn hiện thực xuất sắc chuyên viết về nông thôn trước Cách mạng. Sau Cách mạng, nhà văn tận tụy trong công tác tuyên truyền văn nghệ phục vụ kháng chiến chống Pháp. Ngô Tất Tố được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (năm 1996). Tác phẩm chính: các tiểu thuyết Tắt đèn (1939), Lều chõng (1940); các phóng sự Tập án cái đình (1939), Việc làng (1940)...
Tắt đèn là tác phẩm tiêu biểu nhất của Ngô Tất Tố. Đoạn Tức nước vỡ bờ trích trong chương XVIII của tác phẩm, nhan đề do người biên soạn SGK trước đây đặt.
(1) Tù và: dụng cụ làm bằng sừng trâu hoặc vỏ ốc to, khi thổi phát ra âm thanh vang xa, dùng để báo hiệu.
(2) Lề bề lệt bệt (từ gốc: lệt bệt): (trạng thái) đuối sức, mệt mỏi, vận động khó khăn.
(3) Sưu: khoản tiền mà người đàn ông là dân thường từ 18 đến 60 tuổi (gọi là dân đinh) hàng năm phải nộp cho nhà nước thực dân phong kiến; sưu còn có nghĩa là công việc lao động nặng nhọc mà dân đinh phải làm cho nhà nước thời đó.
(4) Cai lệ: viên chỉ huy một tốp lính lệ (cai: viên chỉ huy cấp thấp nhất trong quân đội chế độ thực dân phong kiến; lệ: lính phục vụ hầu hạ nơi quan nha).
(5) Tay thước: thanh gỗ cứng, vuông cạnh, giống như cái thước to, có khi được dùng làm công cụ trấn áp.
(6) Xái: phần bã thuốc phiện (hoặc thuốc lào) còn lại sau khi hút, có thể hút lại nếu không có thuốc mới.
(7) Phải gió (còn gọi là trúng gió): gặp cơn gió độc mà bị bệnh.
(8) Bỏ bễ: bỏ không quan tâm đến việc cần làm.
(9) Lực điền: người làm ruộng khỏe mạnh (lực: sức, sức mạnh; điền: ruộng).
(10) Chỏng quèo: ngã ngửa, chân tay co quắp.
(11) Hầu cận: kẻ hầu hạ gần gũi, thân cận.
(12) Làm tình làm tội: làm đủ mọi điều khiến người khác phải khổ sở.
Nhân vật chính trong Tức nước vỡ bờ là ai?
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây