Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 0 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Văn bản: Tây Tiến - Quang Dũng (Phần 2) SVIP
Nội dung này do giáo viên tự biên soạn.
TÂY TIẾN
Quang Dũng
II. KHÁM PHÁ VĂN BẢN
1. Nhớ thiên nhiên Tây Tiến và những cuộc hành quân của đoàn binh Tây Tiến:
b. Hình ảnh đoàn quân Tây Tiến khi hành quân:
- "đoàn quân mỏi": Hành quân là công việc không dễ dàng, phải đối mặt với những khó khăn, hiểm trở. Người lính cũng là người, cũng có những lúc mệt mỏi, dẫu vậy, bằng tinh thần lạc quan và lòng yêu nước, họ vẫn kiên trì bước tiếp.
- "Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời."
+ Cách hiểu thứ hai: miêu tả sự hi sinh của người lính. Theo cách hiểu này, "không bước nữa", "bỏ quên đời" là biện pháp tu từ nói giảm nói tránh, thể hiện sự ra đi của người lính.
-> Tạo nên cảm hứng bi tráng.
=> Tác giả miêu tả những khó khăn, gian khổ người lính phải chịu nhưng không có sự ủy mị, mà hào hùng và bi tráng.
- "súng ngửi trời":
+ Trong bài thơ này, hình ảnh đã thể hiện được tính cách tinh nghịch và cách nhìn đời lạc quan của người lính.
+ Người lính là sự kết nối giữa trời và đất
-> Tạo nên tư thế hiên ngang.
- "Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi"
+ Từ "Nhớ ôi" gợi tình cảm sâu sắc, tha thiết, mãnh liệt của tác giả khi nhớ về những kí ức xưa.
+ "cơm lên khói" "thơm nếp xôi" là những hình ảnh quen thuộc, thể hiện sự đầm ấm, tượng trưng cho tình quân dân gắn bó giữa những người lính Tây Tiến với người dân Tây Bắc.
+ "mùa em": cách kết hợp độc đáo giữa đơn vị thời gian và chủ thể trữ tình, cho thấy sự tinh nghịch mà tình tứ của trái tim người lính.
=> Người chiến sĩ Việt Nam - dù phải đối mặt với những khổ đau - vẫn giữ cho mình một trái tim chân thành, trong sáng và kiên cường.
2. Tình quân dân gắn bó:
- "Doanh trại bừng lên hội đuốc, hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ"
+ 4 câu đầu gợi tả đêm lửa trại liên hoan của đơn vị với dân Tây Bắc.
+ "bừng": Đây không chỉ là sự bừng tỉnh, bừng sáng của tâm hồn, mà còn của tâm hồn những người lính.
+ "hội đuốc hoa": đêm liên hoan vừa được gợi tả giống như một ngày hội, vừa như một buổi tiệc cưới (theo cách dùng từ "hoa chúc" trong tiếng Hán), cho thấy cái nhìn tinh nghịch của người lính.
+ Âm thanh tiếng khèn đặc trưng của người Thái.
+ Những cô gái Thái xuất hiện với dáng điệu uyển chuyển, e ấp với vũ điệu của núi rừng đã gợi lên những tình cảm lãng mạn và lòng yêu cái đẹp của người lính.
=> Với ngòi bút lãng mạn, nhà thơ đã gợi tả được vẻ đẹp của một đêm liên hoan, từ đó cho thấy một bức tranh rực rỡ, ấm áp tình người, thể hiện được sự lãng mạn của người lính.
- "Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa"
+ "dáng người trên độc mộc": dáng hình cô gái Thái uyển chuyển trên chiếc thuyền độc mộc, hòa hợp với thiên nhiên, với dòng sông và với những bông hoa rừng.
+ Nghệ thuật: láy vắt dòng, bút pháp gợi tả, kết hợp hài hòa giữa chất nhạc và chất thơ.
=> Thiên nhiên và con người hòa vào nhau, tạo thành bức tranh trữ tình tuyệt vời.
3. Chân dung người lính Tây Tiến:
- "Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm"
+ Ngoại hình kì dị, lạ thường: "không mọc tóc", "xanh màu lá", nhưng tất cả những sự kì lạ ấy là do sự gian khổ, khắc nghiệt của chiến tranh đã khiến người lính phải trải qua bệnh tật.
+ Tuy vậy, sức mạnh tinh thần của họ vẫn oai phong, lẫm liệt với cụm "dữ oai hùm", "mắt trừng". Từ đó, thấy được ý chí mạnh mẽ và khí phách anh hùng, dũng cảm của người lính.
+ Tâm hồn người lính hào hoa, lãng mạn. Trải qua những khó khăn, lòng họ vẫn hướng về quê hương, hướng về cái đẹp với trái tim rạo rực và khao khát yêu đương.
=> Chân dung người lính hiện lên vừa chân thực vừa lãng mạn.
- "Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành"
+ Người lính ra đi chiến đấu vì đất nước với thái độ dứt khoát, quyết chí, thậm chí sẵn sàng hiến dâng cả tuổi trẻ và cuộc đời của họ.
+ "mồ viễn xứ" "áo bào": những từ Hán Việt mang sắc thái trang trọng, làm tăng tính hào hùng, bi tráng của bài thơ.
=> Vẻ đẹp hào hùng của một thế hệ đã sống và chiến đấu hết mình vì Tổ Quốc.
4. Lời thề:
- "Tây Tiến người đi không hẹn ước
Đường lên thăm thẳm một chia phôi
Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy
Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi."
+ Người chiến sĩ đã quyết tâm một đi không trở lại, gợi người đọc đến khí khái của những người chiến sĩ thời phong kiến.
+ Sầm Nứa: địa danh của Lào, nằm trong địa bàn hoạt động của binh đoàn Tây Tiến.
=> Thể hiện sự gắn bó máu thịt của những người lính với binh đoàn Tây Tiến.
III. TỔNG KẾT
1. Nội dung:
- Bài thơ cho thấy được tình cảm và nỗi nhớ sâu sắc của người lính Tây Tiến khi nhớ về binh đoàn và những kỉ niệm xưa, đồng thời thể hiện được vẻ đẹp của Tây Bắc, và khắc họa được chân dung vừa chân thực, lãng mạn vừa hào hùng của những người lính Tây Tiến.
2. Nghệ thuật:
- Bút pháp lãng mạn + bi tráng.
- Ngôn từ vừa sáng tạo, tài hoa, vừa trang trọng.
- Hình ảnh thơ giàu sức gợi.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây