Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Văn bản: Nguyên tiêu (Rằm tháng Giêng) - Hồ Chí Minh SVIP
NGUYÊN TIÊU
(RẰM THÁNG GIÊNG)
Hồ Chí Minh
I. ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHUNG:
1. Đọc:
2. Tìm hiểu chung:
a. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:
- Được sáng tác năm 1948, giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp tại chiến khu Việt Bắc.
- Theo một số tư liệu, bài thơ được Hồ Chí Minh ứng tác sau một cuộc họp bàn chiến dịch, giữa khung cảnh núi rừng.
b. Nhân vật trữ tình:
- Bác Hồ, thi sĩ - chiến sĩ.
c. Đối tượng và bút pháp trữ tình:
- Đối tượng: Cảnh đêm trăng giữa núi rừng Việt Bắc (Nguyên tiêu).
- Bút pháp trữ tình: Tả cảnh ngụ tình.
d. Thể thơ và bố cục:
- Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
- Bố cục:
e. Sự khác biệt giữa bản dịch và nguyên tác:
Nguyên tác | Bản dịch |
Câu 1: Nhấn mạnh "thời điểm" và hình ảnh vầng trăng đạt đến độ tròn đầy (chính: vừa đúng, vừa khớp; viên: tròn trịa, viên mãn). | Chỉ nhấn mạnh vẻ đẹp của ánh sáng, màu sắc bên ngoài. |
Câu 2: Lặp lại từ xuân ba lần, với dụng ý nhấn mạnh vẻ xuân - sắc xuân - sức xuân của sông - nước - bầu trời; từ tiếp biểu thị sự vận động nối liền - từ cận cảnh đến viễn cảnh. | Chưa thể hiện rõ điều này. |
Câu 3: Cụm từ "yên ba thâm xứ" (nơi khói sóng heo hút tĩnh lặng). | Cụm từ giữa dòng chưa rõ nghĩa. |
Câu 4: Cụm “nguyệt mãn thuyền” nhấn mạnh động thái trăng tràn xuống làm đầy ăm ắp con thuyền bàn việc quân. | Nhấn mạnh vẻ đẹp đầy tính nhạc "trăng ngân" vốn không có trong nguyên văn. |
II. TÌM HIỂU CHI TIẾT
1. Hai câu đầu: Cảnh trăng rằm tháng Giêng trên sông ở chiến khu Việt Bắc:
- Thời gian: Đêm rằm tháng Giêng.
- Không gian:
+ Bầu trời cao rộng, trong trẻo, sáng sủa.
+ Bầu trời, dòng sông, mây nước hoà hợp với nhau.
- Hình ảnh thơ:
+ Trăng đúng lúc tròn nhất: "nguyệt chính viên".
=> Không gian bao la, tràn ngập ánh trăng.
+ Sức sống của mùa xuân: “xuân giang, xuân thủy, tiếp xuân thiên”
=> Ba chữ “xuân” nối tiếp nhau thể hiện sức xuân và sắc xuân đang trỗi dậy. Khung cảnh tràn đầy sức sống.
- Vẻ đẹp tâm hồn thi nhân:
=> Hai câu đầu đã khắc họa bức tranh thiên nhiên đêm rằm mùa xuân đẹp, bát ngát, rộng lớn và tràn đầy sức sống. Đây là sông mùa xuân, nước mùa xuân, trời mùa xuân tươi đẹp, trong sáng. Qua đó thể hiện tâm hồn nhạy cảm, yêu thiên nhiên của tác giả.
2. Hai câu thơ cuối: Hình ảnh con người ở chiến khu:
- Hình ảnh thơ:
+ Con người.
+ Không gian sông nước mênh mông, mịt mù khói sóng: "Yên ba thâm xứ".
+ Trăng ngân đầy thuyền: Ánh trăng đang soi dòng nước hay ánh trăng đã rơi xuống mạn thuyền để cùng với thi nhân bạc bạc việc chung của đất nước. Trăng gắn bó với người nghệ sĩ biết thưởng thức vẻ đẹp của trăng và chính người nghệ sĩ phải có tâm hồn giao hoà, lãng mạn thì mới có thể nhìn thấy trăng đang đồng hành với mình.
- Ý nghĩa hình ảnh thơ:
- Vẻ đẹp tâm hồn thi nhân: Thể hiện được tâm hồn thi sĩ cao đẹp và lòng yêu nước lớn lao của Bác.
=> Trăng gắn bó với người nghệ sĩ biết thưởng thức vẻ đẹp của trăng và chính người nghệ sĩ phải có tâm hồn giao hoà, lãng mạn thì mới có thể nhìn thấy trăng đang đồng hành với mình. Và, chỉ sau khi bàn bạc việc nước xong xuôi, Người mới dành thời gian thưởng thức vẻ đẹp thiên nhiên bằng một trái tim say mê ngây ngất. Qua đó, thể hiện tâm hồn thi sĩ cao đẹp và lòng yêu nước lớn lao của Bác.
3. Tính cổ điển và hiện đại:
- Tính cổ điển:
+ Bài thơ "Nguyên tiêu" mang đậm tinh thần truyền thống của Việt Nam, nhấn mạnh vào ý thức yêu nước, lòng quê hương, và tình thương dân tộc.
+ Sử dụng các từ ngữ và hình tượng truyền thống
+ Những giá trị văn hóa, tín ngưỡng truyền thống thường được nhắc đến trong bài thơ.
+ Bút pháp đồng nhất con người - vũ trụ.
+ Nghệ thuật chấm phá, đặc tả của hội họa phương Đông.
- Tính hiện đại:
+ Tuy mang tinh thần cổ điển, nhưng bài thơ "Nguyên tiêu" vẫn thể hiện sự hiện đại qua cách diễn đạt sâu sắc, tinh tế và tài hoa.
+ Có thể cảm nhận được sự chân thực và tường tận trong việc truyền đạt tâm trạng, suy tư của tác giả.
+ Tác giả sử dụng ngôn ngữ đời thường, gần gũi, dễ tiếp cận với độc giả hiện đại.
III. TỔNG KẾT
1. Nội dung:
- Bài thơ miêu tả cảnh trăng sáng ở chiến khu Việt Bắc trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, qua đó thể hiện tình yêu thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng của Bác Hồ.
2. Nghệ thuật:
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây