Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 0 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Văn bản: Đàn ghi ta của Lor-ca - Thanh Thảo (Phần 2) SVIP
Nội dung này do giáo viên tự biên soạn.
ĐÀN GHI TA CỦA LOR-CA
Thanh Thảo
II. KHÁM PHÁ VĂN BẢN
2. Cái chết oan khuất của Lor-ca:
- "áo choàng bê bết đỏ": Chiếc áo choàng vốn là biểu tượng cho dũng khí đấu bò tót của Tây Ban Nha, giờ lại trở thành chiếc áo choàng thấm máu. Người nghệ sĩ đang hát nghêu ngao, thì cùng lúc, cả lí tưởng nghệ thuật và chính người nghệ sĩ ấy phải im lặng.
=> Gợi hình ảnh kinh hoàng về cái chết của Lor-ca: người nghệ sĩ tự do đang đấu tranh cho hành trình cách tân nghệ thuật thì bị bắt và giết hại.
- "Tiếng ghi ta":
+ "nâu": màu ấm - màu của đất, của những con đường Tây Ban Nha, và của chính cây đàn ghi ta quen thuộc.
+ "lá xanh": màu của sức sống, của hi vọng, của tương lai, và của tình yêu mãnh liệt dành cho sự sống. Kết hợp cùng từ "biết mấy" bộc lộ cảm xúc xót xa cho một số phận đang tươi trẻ mà phải đột ngột dừng lại.
+ "tròn bọt nước vỡ tan": ẩn dụ cho sự mong manh của cái đẹp.
+ "ròng ròng máu chảy": sự đau đớn, nghẹn ngào cho số phận của Lor-ca.
=> Lặp cấu trúc "tiếng ghi ta" cùng với phép ẩn dụ chuyển đổi cảm giác đã khiến bài thơ trở thành một giai điệu vừa buồn thương vừa ám ảnh, cả đoạn thơ như một tiếng nấc nghẹn. Tiếng đàn như mang theo chính linh hồn và sinh mệnh của người tạo ra nó. Tiếng đàn ấy cũng diễn tả được nỗi thương tiếc của người dân Tây Ban Nha và của nhà thơ Thanh Thảo dành cho Lor-ca.
3. Niềm thương xót và những suy tư về cái chết của Lor-ca:
- Lời đáp cho lời đề từ của Lor-ca:
"không ai chôn cất tiếng đàn
tiếng đàn như cỏ mọc hoang"
+ Lor-ca muốn được chôn cùng cây đàn để không ảnh hưởng tới các thế hệ sau, thế nhưng nghệ thuật là cái Đẹp, và bản thân nghệ thuật có một sức sống mãnh liệt đủ để không ai có thể vùi lấp, mà tiếp tục lan tỏa ngàn đời.
- Hình ảnh "giọt nước mắt vầng trăng/long lanh trong đáy giếng" cũng mang hàm ý biểu trưng cho cái Đẹp không bao giờ tàn lụi, bởi trăng sẽ tồn tại cho đến ngày tận thế. "giọt nước mắt" cũng thể hiện sự đau đớn, thương xót của người đời dành cho Lor-ca.
- Hình ảnh "dòng sông" trong văn hóa là một nhánh của mẫu gốc nước, chứa đựng rất nhiều ý nghĩa biểu trưng. Dòng sông ấy vừa tượng trưng cho giới hạn giữa sự sống và cái chết, vừa là sự thanh tẩy, gột rửa và xoa dịu những nỗi đau. Lorca vượt qua dòng sông ấy là sự an ủi cho cái chết thảm khốc, đồng thời hình ảnh "Lor-ca bơi sang ngang/với chiếc ghi ta màu bạc" cũng thể hiện sự gắn bó với nghệ thuật của người nghệ sĩ này, đến chết vẫn có cây đàn kề bên.
- Các hành động "ném lá bùa" "ném trái tim" gợi sự giải thoát, giã từ trần gian.
- Chuỗi âm thanh "li la li la li la" kết thúc bài thơ như những nốt cuối cùng còn vang vọng của bản nhạc tri âm mà Thanh Thảo dành cho Lor-ca với dư âm còn mãi, đồng thời thể hiện niềm tin vào sự bất tử của nghệ thuật Lor-ca.
III. TỔNG KẾT
1. Nội dung:
- Bài thơ thể hiện tình cảm xót thương, cảm thông và ngưỡng mộ mà nhà thơ Thanh Thảo dành cho người nghệ sĩ vĩ đại Lor-ca, đồng thời cho thấy tài năng sáng tạo của nhà thơ khi làm sống lại được một hình tượng lịch sử.
2. Nghệ thuật:
- Thể thơ tự do, không dấu câu, không viết hoa, không mở đầu, không kết thúc.
- Sử dụng sáng tạo các hình ảnh mang tính chất siêu thực, tượng trưng.
- Nghệ thuật sử dụng các biện pháp tu từ nhuần nhuyễn.
- Thơ giàu tính nhạc.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây