Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Phần 1) SVIP
Ai đã đặt tên cho dòng sông?
(Phần 1)
Hoàng Phủ Ngọc Tường
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Hoàng Phủ Ngọc Tường sinh năm 1937 tại thành phố Huế, quê gốc ở Triệu Phong, Quảng Trị. Ông mất năm 2023.
- Ông học hết bậc trung học tại Huế, tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Sài Gòn năm 1960 và Trường Đại học Huế năm 1964.
- Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trí thức yêu nước, có vốn hiểu biết sâu rộng trên nhiều lĩnh vực (lịch sử, địa lí, văn hoá).
- Ông là một trong những nhà văn chuyên viết về bút kí. Nét đặc sắc trong sáng tác của ông là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và chất trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với suy tư đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức phong phú về triết học, văn hóa, lịch sử, địa lí,... Tất cả được thể hiện qua lối hành văn hướng nội, súc tích, mê đắm, tài hoa.
- Năm 2007, ông được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.
2. Văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông?
a. Xuất xứ:
- Ai đã đặt tên cho dòng sông? rút từ tập bút kí cùng tên, được Hoàng Phủ Ngọc Tường viết ở Huế ngày 4-1-1981.
b. Thể loại:
c. Bố cục:
II. Đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại
1. Nhan đề Ai đã đặt tên cho dòng sông?
- Xét về mục đích nói: Câu nghi vấn => Khơi gợi sự tò mò cho người đọc.
- Nhan đề gợi hình dung về cái tôi đẹp đẽ của dòng sông, vừa bộc lộ cảm xúc trầm trồ, ngỡ ngàng, tự hào về dòng sông thơ mộng của xứ Huế.
=> Tác giả chọn một câu hỏi tu từ để đặt tên. Đó không phải là câu hỏi về bản thân dòng sông được nói đến trong mà về vấn đề “ai đặt tên” cho nó. Nghĩa là tên của dòng sông hàm chứa nhiều điều lí thú cần tìm hiểu, cũng như chính những điều bí ẩn cẩn khám phá của dòng sông vậy.
2. Đặc điểm và vẻ đẹp của hình tượng sông Hương
a. Hình tượng sông Hương được miêu tả từ nhiều góc nhìn
* Địa lí, tự nhiên:
- Sông Hương ở thượng nguồn:
+ Sông Hương là bản trường ca của rừng già:
- rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn,
- cũng có lúc nó trở nên dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng.
=> Tác giả so sánh và khắc họa vẻ đẹp của sông Hương - “bản trường ca của rừng già” với hai tính cách khác biệt: Khi thì rầm rộ, mãnh liệt, cuộn xoáy; khi thì dịu dàng và say đắm.
=> Tác giả đã đặt sông Hương trong mối quan hệ mật thiết với rừng già và dãy Trường Sơn với hai tính chất đối lập, tương phản.
+ Sông hương là cô gái Di gan:
- phóng khoáng và man dại.
- một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng.
+ Sông Hương là người mẹ phù sa của một vùng văn hoá xứ sở:
- mang một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ,...
=> Nghệ thuật nhân hóa, so sánh đã góp phần làm rõ vẻ đẹp đa dạng của sông Hương ở thượng nguồn.
- Sông Hương trong cuộc hành trình gian truân từ nguồn về thành phố Huế:
+ Ở cửa rừng: Sông Hương nỗ lực trên hành trình đến với Huế.
- sông Hương đã chuyển dòng một cách liên tục, vòng giữa khúc quanh đột ngột, uốn mình theo những đường cong thật mềm,...
+ Từ Ngã ba Tuần đến chân đồi Thiên Mụ: Sông Hương đến với Huế phải vượt qua nhiều thử thách.
- nó chuyển hướng sang tây bắc, vòng qua thềm đất bãi Nguyệt Biều, Lương Quán rồi đột ngột vẽ một hình cung thật tròn về phía đông bắc, ôm lấy chân đồi thiên Mụ, xuôi dần về Huế.
- sông Hương vẫn đi trong dư vang của Trường Sơn, vượt qua một lòng vực sâu dưới chân núi Ngọc Trản sắc nước trở nên xanh thẳm, và từ đó nó trôi đi giữa hai dãy đồi sừng sững như thành quách, với những điểm cao đột ngột như Vọng Cảnh, Tam Thai, Lựu Bảo.
+ Từ chân đồi Thiên Mụ xuôi dần về Huế: Sông Hương đã tìm đúng đường.
- sông Hương vui tươi hẳn lên giữa những biền bãi xanh biếc của những vùng ngoại ô Kim Long, kéo một nét thẳng thực yên tâm theo hướng tây nam - đông bắc,...
=> Hành trình của sông Hương luôn được cảm nhận như người con gái đi tìm người yêu.
- Sông Hương được đặt trong tương quan so sánh với những dòng sông lớn trên thế giới:
+ Giống: Các con sông đều nằm giữa thành phố yêu quý của mình.
+ Khác: Sông Hương chỉ thuộc về một thành phố duy nhất.
=> Tình yêu của Huế và sông Hương là tình yêu xuất phát từ hai phía.
- Tình yêu, sự gắn bó giữa sông Hương và Huế:
+ Sông Hương với Huế:
-
Sông Hương mang đến cho Huế một vẻ đẹp cổ xưa, dân dã mà không một thành phố hiện đại nào có được: Huế trong tổng thể vẫn giữ nguyên dạng một đô thị cổ, trải dọc hai bờ sông.
-
Sông Hương đi qua Huế đi chậm: sông Hương khi qua thành phố đã trôi đi chậm, thực chậm, cơ hồ chỉ là một mặt hồ yên tĩnh.
-
Con sông Hương mang nước đến cho Huế: những nhánh sông đào mang nước sông Hương tỏa đi khắp phố thị,...
+ Huế với sông Hương:
-
Huế tỏa bóng mát cho sông Hương: những cây đa, cây cừa cổ thụ tỏa vầng lá u sầm xuống những xóm thuyền xúm xít;...
-
Dang rộng vòng tay ôm trọn sông Hương vào lòng.
- Sông Hương trong cảm nhận của một người con xa xứ:
=> Dòng sông chảy chậm vì sông Hương mang theo điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế - gắn bó, thấu hiểu, lưu luyến không muốn rời xa Huế.
- Sông Hương khi chia tay Huế về với biển:
+ Sông Hương lưu luyến ra đi và mang theo tâm trạng của người con gái - bâng khuâng khi sắp phải chia tay người yêu.
- sông Hương chếch về hướng chính bắc, ôm lấy đảo Cồn Hến quanh năm mơ màng trong sương khói, đang xa dần thành phố để lưu luyến ra đi giữa màu xanh của tre trúc và của những vườn cau vùng ngoại ô Vĩ Dạ.
+ Sông Hương nhận ra chưa kịp nói lời chia tay:
- nó đột ngột đổi dòng, rẽ ngoặt sang hướng đông tây để gặp lại thành phố lần cuối ở góc thị trấn Bao Vinh xưa cổ.
* Lịch sử:
- Tác giả khẳng định:
+ Sông Hương là dòng sông biên thùy xa xôi của đất nước các vua Hùng.
+ Dòng sông soi bóng kinh thành Phú Xuân của người anh hùng Nguyễn Huệ.
+ Sông Hương đã sống hết lịch sử bi tráng của thế kỉ 19 với máu của những cuộc khởi nghĩa.
* Thơ ca:
- Tác giả cảm nhận đây là dòng sông đặc biệt vì: dòng sông ấy không bao giờ tự lặp lại mình trong cảm hứng của các nghệ sĩ.
* Văn hóa:
- Nền văn hóa gắn liền với âm nhạc cổ điển Huế: Toàn bộ nền âm nhạc cổ điển Huế đã được sinh thành trên mặt nước của dòng sông này, trong một khoang thuyền nào đó, giữa tiếng nước rơi bán âm của những mái chèo khuya;...
b. Cái “tôi” của tác giả hiện hữu trong văn bản
- Cái “tôi” trực tiếp xuất hiện để thể hiện tình cảm, cảm xúc:
+ Khẳng định đây là dòng sông đặc biệt:
- Trong những dòng sông đẹp ở các nước mà tôi thường nghe nói đến, hình như chỉ sông Hương là thuộc về một thành phố duy nhất.
- Nếu chỉ mải mê nhìn ngắm khuôn mặt kinh thành của nó, tôi nghĩ rằng người ta sẽ không hiểu một cách đầy đủ bản chất của sông Hương với cuộc hành trình gian truân mà nó đã vượt qua, không hiểu thấu phần tâm hồn sâu thẳm của nó mà dòng sông hình như không muốn bộc lộ, đã đóng kín lại ở cửa rừng và ném chìa khóa trong những hang đá dưới chân núi Kim Phụng.
- Lúc ấy, tôi nhớ lại con sông Hương của tôi, chợt thấy quý điệu chảy lặng lờ của nó khi ngang qua thành phố...
- Đã nhiều lần tôi thất vọng khi nghe nhạc Huế giữa ban ngày, hoặc trên sân khấu nhà hát. Quả đúng như vậy, toàn bộ nền âm nhạc cổ điển Huế đã được sinh thành trên mặt nước của dòng sông này, trong một khoang thuyền nào đó, giữa tiếng nước rơi bám âm của những mái chèo khuya.
+ Cái “tôi” xuất hiện gián tiếp để thể hiện suy tư, chiêm nghiệm và quan sát về vẻ đẹp của dòng sông: Thông qua việc làm rõ thủy trình sông Hương, cái "tôi" của tác giả đã gián tiếp xuất hiện để bày tỏ sự thấu hiểu về dòng sông đặc biệt này.
c. Sự đan xen kết hợp giữa yếu tố tự sự và trữ tình
- Tự sự:
+ Kể về thủy trình của sông Hương.
+ Kể về hành trình quan sát, sống tại nơi xứ người và nhớ về dòng sông quê nhà của tác giả.
=> Tác dụng:
+ Yếu tố tự sự không chỉ làm hiện lên trong tâm trí người đọc thuỷ trình của sông Hương khi chảy vào thành phố với những đường nét uốn lượn mềm mại, duyên dáng (một nét thẳng thực yên tâm, sông Hương uốn một cánh cung rất nhẹ sang đến Cồn Hến) mà còn mang đến cho độc giả sự cảm nhận rất rõ về cảm giác bình yên của một dòng sông khi đã tìm thấy chính mình, tìm thấy tình yêu của mình khi về với một thành phố chỉ dành riêng cho nó sau rất nhiều gian truân, thử thách trên hành trình.
+ Yếu tố tự sự trong đoạn văn còn được thể hiện qua những liên tưởng thú vị của tác giả về sông Nê-va của Lê-nin-grát; để từ đó, tô đậm điệu chảy lặng lờ, chậm rãi rất riêng của sông Hương.
- Trữ tình:
+ Thay lời dòng sông, tác giả bộc lộ cảm xúc của người gái đẹp khi tìm gặp người yêu:
- sông Hương vui tươi hẳn lên giữa những biển bãi xanh biếc của những vùng ngoại ô Kim Long.
- sông Hương uốn một cánh cung rất nhẹ sang đến Cồn Hến; đường cong ấy làm cho dòng sông mềm hẳn đi, như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu.
+ Tác giả trực tiếp bày tỏ niềm yêu, nỗi nhớ dành cho dòng sông quê nhà khi xa xứ:
- Ôi, tôi muốn hoá làm một con chim nhỏ đứng co một chân trên con tàu thuỷ tinh để đi ra biển.
- Lúc ấy, tôi nhớ lại con sông Hương của tôi, chợt thấy quý điệu chảy lặng lờ của nó khi ngang qua thành phố... Đấy là điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế, có thể cảm nhận được bằng thị giác qua trăm nghìn ánh hoa đăng bồng bềnh vào những đêm hội rằm tháng Bảy từ điện Hòn Chén trôi về, qua Huế bỗng ngập ngừng như muốn đi muốn ở, chao nhẹ trên mặt nước như những vấn vương của một nỗi lòng.
=> Tác dụng:
+ Yếu tố trữ tình trong đoạn văn này vừa góp phần khắc hoạ vẻ đẹp thơ mộng của sông Hương (qua những liên tưởng độc đáo, lãng mạn: đường cong ấy làm cho dòng sông mềm hẳn đi, như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu;...), vừa trực tiếp thể hiện tình cảm của tác giả dành cho dòng sông (ngạc nhiên, thích thú, tự hào khi phát hiện ra vẻ đẹp rất riêng của dòng sông ở đoạn này (đường nét uốn lượn tình tứ, điệu chảy lặng lờ của dòng sông); yêu thương, trìu mến trong cách kiến giải điệu slow của dòng sông (vì quá yêu thành phố, quá lưu luyến với người tình mong đợi trước khi chia xa).
=> Nhận xét: Sự kết hợp giữa yếu tố tự sự và yếu tố trữ trình vừa làm cho hình tượng sông Hương trong đoạn văn trở nên sinh động, gợi cảm vừa trực tiếp bộc lộ tình cảm của tác giả dành cho dòng sông. Hình tượng sông Hương hiện lên không đơn thuần là một dòng sông mà đã được nhân hoá như một cô gái Huế e ấp, dịu dàng, duyên dáng với một vẻ đẹp riêng, khó lẫn trong hành trình tìm về với thành phố thân yêu; từ đó, người đọc hình dung rõ hơn về những tình cảm, cảm xúc của tác giả dành cho sông Hương và xứ Huế.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây