Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Tự luận (6 điểm) SVIP
(1 điểm)
Xác định nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn trong hai câu thơ sau:
“Mảnh giấy làm nên thân giáp bảng,
Nét son điểm rõ mặt văn khôi.”
Bài đọc:
Cũng cờ, cũng biển, cũng cân đai,
Cũng gọi ông nghè có kém ai.
Mảnh giấy làm nên thân giáp bảng,
Nét son điểm rõ mặt văn khôi.
Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ?
Cái giá khoa danh ấy mới hời!
Ghế tréo lọng xanh ngồi bảnh choẹ,
Nghĩ rằng đồ thật, hoá đồ chơi!
(Vịnh tiến sĩ giấy, bài 2, “Thơ văn Nguyễn Khuyến”)
* Nguyễn Khuyến (1835 – 1909): quê ở xã Yên Đổ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Thuở nhỏ tuy nhà nghèo nhưng rất hiếu học, thông minh, chăm chỉ. Sau này đi thi, ông đỗ đầu cả ba kì Hương, Hội, Đình nên tục gọi Tam Nguyên Yên Đổ. Nguyễn Khuyến làm quan khoảng mười năm, nổi tiếng thanh liêm. Đến khi thực dân Pháp đánh chiếm nước ta, ông cáo quan về ở ẩn, nhưng trong lòng vẫn tha thiết tâm sự yêu nước và nỗi niềm u uẩn trước thời thế.
1. Tiến sĩ giấy: hình nộm ông tiến sĩ làm bằng giấy, một trong những đồ chơi quen thuộc của trẻ em xưa, thường được bán vào dịp tết Trung thu. Làm loại đồ chơi này, người ta có ý khơi dậy ở trẻ em lỏng ham học và ý thức phấn đấu theo con đường khoa cử.
2. Biển: tấm gỗ sơn son thếp vàng có khắc bốn chữ “ân tứ vinh quy”.
3. Cân đai: cân là cái khăn, đai là cái vòng đeo ngang lưng ở ngoài áo chầu.
4. Nghè: tiến sĩ (theo cách gọi dân gian).
5. Giáp bảng: bảng hạng cao nhất, công bố kết quả thi cử ngày xưa.
6. Văn khôi: người đứng đầu làng văn.
7. Bảnh chọe: chỉ dáng vẻ oai vệ cùng lối ăn mặc đầy tính trưng diện.
Hướng dẫn giải:
- Nghĩa tường minh: miêu tả tiến sĩ đồ chơi được làm từ giấy, vẽ mực điểm son trông rất sống động, bắt mắt.
- Nghĩa hàm ẩn: Chế giễu những tiến sĩ người thật “hữu danh vô thực”, chỉ học đòi vẻ ngoài màu mè, phù phiếm còn thực chất bên trong lại ngu dốt, rỗng tuếch. Qua đó có thể thấy cảm thức xót xa, cay đắng cho thời tàn của Nho học, khi nạn mua quan bán tước nhan nhản khắp nơi, thật giả lẫn lộn.
(1 điểm)
Tác phẩm gợi cho em suy nghĩ gì về trách nhiệm và hành động của tầng lớp học sinh, sinh viên, trí thức đối với đất nước trong thời đại ngày nay?
Bài đọc:
Cũng gọi ông nghè có kém ai.
Mảnh giấy làm nên thân giáp bảng,
Nét son điểm rõ mặt văn khôi.
Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ?
Cái giá khoa danh ấy mới hời!
Ghế tréo lọng xanh ngồi bảnh choẹ,
Nghĩ rằng đồ thật, hoá đồ chơi!
(Vịnh tiến sĩ giấy, bài 2, “Thơ văn Nguyễn Khuyến”)
* Nguyễn Khuyến (1835 – 1909): quê ở xã Yên Đổ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Thuở nhỏ tuy nhà nghèo nhưng rất hiếu học, thông minh, chăm chỉ. Sau này đi thi, ông đỗ đầu cả ba kì Hương, Hội, Đình nên tục gọi Tam Nguyên Yên Đổ. Nguyễn Khuyến làm quan khoảng mười năm, nổi tiếng thanh liêm. Đến khi thực dân Pháp đánh chiếm nước ta, ông cáo quan về ở ẩn, nhưng trong lòng vẫn tha thiết tâm sự yêu nước và nỗi niềm u uẩn trước thời thế.
1. Tiến sĩ giấy: hình nộm ông tiến sĩ làm bằng giấy, một trong những đồ chơi quen thuộc của trẻ em xưa, thường được bán vào dịp tết Trung thu. Làm loại đồ chơi này, người ta có ý khơi dậy ở trẻ em lỏng ham học và ý thức phấn đấu theo con đường khoa cử.
2. Biển: tấm gỗ sơn son thếp vàng có khắc bốn chữ “ân tứ vinh quy”.
3. Cân đai: cân là cái khăn, đai là cái vòng đeo ngang lưng ở ngoài áo chầu.
4. Nghè: tiến sĩ (theo cách gọi dân gian).
5. Giáp bảng: bảng hạng cao nhất, công bố kết quả thi cử ngày xưa.
6. Văn khôi: người đứng đầu làng văn.
7. Bảnh chọe: chỉ dáng vẻ oai vệ cùng lối ăn mặc đầy tính trưng diện.
Hướng dẫn giải:
HS cần liên hệ với văn bản đọc hiểu để đưa ra quan điểm về trách nhiệm và hành động của tầng lớp học sinh, sinh viên, trí thức:
- Khẳng định trách nhiệm lớn lao, quan trọng; cần sử dụng trí tuệ, tài năng của mình để cống hiến xây dựng xã hội tốt đẹp, đất nước giàu mạnh.
- Tích cực, hăng hái đóng góp vào công cuộc phát triển đất nước, cộng đồng.
- Rèn luyện thực lực, tiềm năng thật sự của bản thân đồng thời biết tôn trọng những khả năng của người khác; học tập, làm việc chăm chỉ, siêng năng.
- Lên án, phê phán, bài trừ gian lận, không trung thực trong thi cử, học tập, làm việc.
*Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lí là chấp nhận được.
(4 điểm)
Nhiều chuyên gia tâm lí xã hội nhận định “trì hoãn” đang trở thành một “chứng bệnh” ngày càng phổ biến ở giới trẻ hiện đại và nó để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng hơn ta vẫn tưởng. Em hãy viết bài văn nghị luận bàn về thói quen trì hoãn ở người trẻ thời nay.
Hướng dẫn giải:
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: thói quen trì hoãn ở người trẻ hiện nay, tỏ rõ thái độ không đồng tình, phê phán.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
HS có thể triển khai bài làm theo nhiều hướng khác nhau; biết chia vấn đề nghị luận thành các luận điểm phù hợp, các luận điểm được triển hai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai luận điểm; biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa bằng chứng; bằng chứng cần lấy từ thực tiễn đời sống, cụ thể và sinh động.
- Giải thích: “Trì hoãn” là một thói quen xấu của con người, hành động theo xu hướng để chậm lại, kéo dài thời gian, mất tập trung; chần chừ không thực hiện công việc theo kế hoạch, thường dễ rơi vào tình trạng “nước đến chân mới nhảy”.
- Thực trạng: xảy ra phổ biến ở người trẻ, đặc biệt là học sinh, sinh viên (khoảng 70-95% học sinh mắc phải, theo trang Verywell); ngay cả người trường thành, khoảng 20-25% cũng mắc phải chứng “trì hoãn” kinh niên. Biểu hiện: bài tập đến sát hạn nộp mới làm; thường xuyên trong tình trạng quá tải công việc mỗi khi gần đáo hạn; các kế hoạch đều bị lỡ dở; không tập trung khi học tập làm việc, thường xuyên bỏ dở công việc đang làm để làm việc khác…
- Nguyên nhân: lười biếng; thiếu chủ động, tự giác; không có đủ quyết tâm, kỷ luật, kiên định với mục tiêu và kế hoạch đề ra; bị sao nhãng bởi mạng xã hội, trò chơi giải trí; sắp xếp các công việc chưa hợp lí; không biết quý trọng thời gian…
- Hậu quả: gây ra nhiều vấn đề tâm lí nghiêm trọng như căng thẳng, khủng hoảng, thiếu tập trung, trầm cảm, lo âu; làm suy nhược sức khỏe; rối loạn quá trình sinh hoạt thông thường mỗi khi phải hoàn thành gấp công việc bị dồn lại; kết quả học tập, làmviệc sa sút; luôn trong tình trạng chán nản, mỏi mệt; tạo cơ hội cho nhiều thói quen xấu ăn sâu bám rễ…
- Giải pháp: quản lí chặt chẽ thời gian; sắp xếp các công việc theo trình tự ưu tiên hợp lí; chia nhỏ các công việc; rèn luyện tinh thần kỉ luật, học tập, làm việc theo giờ giấc nghiêm ngặt, không chờ đợi “có hứng” mới bắt tay thực hiện; phân bố thời gian nghỉ ngơi hợp lí; hạn chế tiếp xúc với các đối tượng có thể gây sao nhãng, mất tập trung khi đang học tập và làm việc như mạng xã hội, trò chơi điện tử…
- Khái quát vấn đề đã bàn luận. Phê phán những biểu hiện trì hoãn, lười biếng, thiếu trách nhiệm.
- Rút ra bài học nhận thức và hành động cho bản thân.
d. Chính tả, ngữ pháp
Đúng chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
e. Sáng tạo: Thể hiện những suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.