Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Tự luận SVIP
A. KIỂM TRA ĐỌC HIỂU KẾT HỢP KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi.
Vệt phấn trên mặt bàn
Lớp Minh có thêm học sinh mới. Đó là một bạn gái có cái tên rất ngộ: Thi Ca. Cô giáo xếp Thi Ca ngồi ngay cạnh Minh. Minh tò mò ngó mái tóc xù lông nhím của bạn, định bụng sẽ làm quen với “người hàng xóm” mới thật vui vẻ.
Nhưng cô bạn tóc xù toàn làm cậu bực mình. Trong lúc Minh bặm môi, nắn nót những dòng chữ trên trang vở thì hai cái cùi chỏ đụng nhau đánh cộp làm chữ nhảy chồm lên, rớt khỏi dòng. Tất cả rắc rối là do Thi Ca viết tay trái. Hai, ba lần, Minh phải kêu lên:
– Bạn xê ra chút coi! Đụng tay mình rồi nè!
Tới lần thứ tư, Minh lấy phấn kẻ một đường chia đôi mặt bàn:
– Đây là ranh giới. Bạn không được để tay thò qua chỗ mình nhé!
Thi Ca nhìn đường phấn, gương mặt thoáng buồn. Đường ranh giới cứ thế tồn tại trên mặt bàn hết một tuần.
Hôm ấy, trống vào lớp lâu rồi mà không thấy Thi Ca xuất hiện. Thì ra bạn ấy phải vào bệnh viện. Cô giáo nói:
– Hi vọng lần này bác sĩ sẽ chữa lành cánh tay mặt để bạn không phải viết bằng tay trái nữa!
Lời cô giáo làm Minh chợt nhớ ra Thi Ca hay giấu bàn tay mặt trong hộc bàn. Minh nhớ ánh mắt buồn của bạn lúc nhìn Minh vạch đường phấn trắng. Càng nhớ càng ân hận. Mím môi, Minh đè mạnh chiếc khăn, xóa vệt phấn trên mặt bàn.
“Mau về nhé, Thi Ca!” – Minh nói với vệt phấn chỉ còn là một đường mờ nhạt trên mặt gỗ lốm đốm vân nâu.
(Theo Nguyễn Thị Kim Hoài)
Câu 5 (0,5 điểm): Khi biết tin Thi Ca phải đi viện chữa tay, Minh đã có hành động gì?
Câu 6 (0,5 điểm): Nội dung chính của câu chuyện là gì?
Câu 7 (1,0 điểm): Em có nhận xét gì về nhân vật Minh?
Câu 8 (1,0 điểm): Em rút ra được bài học gì cho mình từ bài đọc trên?
Câu 9 (1,0 điểm): Chỉ ra dấu gạch ngang được dùng với tác dụng đánh dấu phần chú thích, giải thích trong câu trong câu chuyện trên. Đặt một câu văn khác chứa dấu gạch ngang với tác dụng tương tự.
Hướng dẫn giải:
Câu |
Nội dung |
Điểm |
KIỂM TRA ĐỌC HIỂU KẾT HỢP KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT |
||
5 |
Khi biết tin Thi Ca phải đi viện chữa tay, Minh đè mạnh chiếc khăn, xóa vệt phấn trên mặt bàn. |
0,5 |
6 |
Câu chuyện kể về việc lúc đầu Minh rất bực mình vì hay bị Thi Ca đụng vào tay lúc đang viết. Nhưng khi biết Thi Ca phải đi viện chữa tay phải bị đau thì Minh rất hối hận vì đã nặng lời cũng như kẻ vạch phấn chia đôi mặt bàn và rất thương bạn. |
0,5 |
7 |
HS rút ra nhận xét về nhân vật Minh: - Ban đầu, Minh chưa hiểu và thiếu thông cảm với Thi Ca. - Sau khi hiểu ra, Minh đã biết hối hận và nhận ra lỗi lầm của mình. |
1,0 |
8 |
HS nêu bài học mình rút ra từ câu chuyện, có thể bao gồm: - Cần thông cảm với người khác. - Nên tìm hiểu thấu đáo mọi việc trước khi phán xét. - Hãy bình tĩnh xử lí vấn đề. |
1,0 |
9 |
- HS chỉ ra dấu gạch ngang được dùng với tác dụng đánh dấu phần chú thích, giải thích trong câu: – Minh nói với vệt phấn chỉ còn là một đường mờ nhạt trên mặt gỗ lốm đốm vân nâu. - HS viết được câu chứa dấu gạch ngang với tác dụng đánh dấu phần chú thích, giải thích trong câu. |
1,0 |
II. TẬP LÀM VĂN (4 điểm)
Viết bài văn thuật lại một sự việc để lại cho em nhiều ấn tượng trong buổi lễ Khai giảng của trường em.
Hướng dẫn giải:
Câu | Hướng dẫn chấm | Điểm |
TẬP LÀM VĂN |
4,0 |
|
Viết bài văn thuật lại một sự việc để lại cho em nhiều ấn tượng trong buổi lễ Khai giảng của trường em. . |
* Hình thức – Trình bày bố cục rõ ràng, có đủ 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài. – Trình bày đúng yêu cầu của một bài văn thuật lại một sự việc để lại cho em nhiều ấn tượng trong buổi lễ Khai giảng của trường em. – Bài làm ít gạch xoá. |
0,5 |
* Nội dung: – Mở bài: Giới thiệu sự việc để lại cho em nhiều ấn tượng trong buổi lễ Khai giảng của trường em. – Thân bài: Thuật lại diễn biến sự việc theo trình tự không gian hoặc thời gian. – Kết bài: Nêu kết thúc của sự việc. Có thể bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ về sự việc. * Lưu ý: Người viết nên sử dụng các từ ngữ, hình ảnh hay, biện pháp tu từ để bài làm thêm hấp dẫn. |
0,5 2,0 |
|
* Kĩ năng: – Viết đúng chính tả. – Dùng từ, đặt câu. – Sáng tạo trong cách sử dụng hình ảnh, từ ngữ, phép so sánh, nhân hóa. |
0,5 |