Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Tự luận SVIP
(1,0 điểm) Tác giả dân gian sáng tác nên câu chuyện nhằm mục đích gì?
Bài đọc:
NÓI DÓC GẶP NHAU
Có một anh đi làm ăn xa lâu ngày về làng, bà con xúm đến hỏi chuyện lạ phương xa. Anh nọ được dịp, trổ tài nói dóc:
– Nhiều cái lạ lắm, nhưng lạ nhất là chuyện này: Có một cái ghe dài không lấy gì đo cho xiết. Một người tuổi hai mươi đứng ở đầu mũi bắt đầu đi ra đằng lái; đi đến giữa cột buồm thì đã già, râu tóc bạc phơ, cứ thế đi, đến chết vẫn chưa tới lái.
Trong làng ấy có một anh nói dóc khác, nghe thấy chuyện anh kia, liền kể ngay một câu chuyện khác:
– Thế đã lấy chi làm lạ! Tôi đi rừng thấy một cây cao ghê gớm. Có một con chim đậu trên cành cây ấy, đánh rơi một hột đa. Hột đa rơi xuống lưng chừng gặp mưa, gặp bụi rồi nảy mầm, đâm rễ thành cây đa. Cây đa lớn lên, sinh hoa, kết quả, hột đa ở cây đa đó lại rơi vãi ra, đâm chồi, nảy lộc thành nhiều cây đa con. Đa con lớn lên, sinh hoa kết quả, lại nảy ra đàn cây đa cháu, cứ thế mãi cho đến khi rơi tới đất thì đã bảy đời tất cả.
Anh chàng đi xa về nghe thế cãi:
– Làm gì có cây cao thế! Không thể tin được.
Anh kia lúc đó mới cười:
– Nếu không có cây cao như thế thì lấy đâu ra gỗ để đóng chiếc ghe của anh?
(Kho tàng truyện tiếu lâm Việt Nam, Nguyễn Cừ – Phan Trọng Thưởng biên soạn, sưu tầm, chọn tuyển, Sđd, tr. 220-221)Hướng dẫn giải:
Tác giả dân gian sáng tác nên câu chuyện trên nhằm mục đích: Tạo nên tiếng cười giải trí; phê phán, chế giễu những người có thói nói dóc.
(1,0 điểm) Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 4 đến 6 câu) trình bày quan điểm của em về một thông điệp được gợi lên từ câu chuyện.
Bài đọc:
NÓI DÓC GẶP NHAU
Có một anh đi làm ăn xa lâu ngày về làng, bà con xúm đến hỏi chuyện lạ phương xa. Anh nọ được dịp, trổ tài nói dóc:
– Nhiều cái lạ lắm, nhưng lạ nhất là chuyện này: Có một cái ghe dài không lấy gì đo cho xiết. Một người tuổi hai mươi đứng ở đầu mũi bắt đầu đi ra đằng lái; đi đến giữa cột buồm thì đã già, râu tóc bạc phơ, cứ thế đi, đến chết vẫn chưa tới lái.
Trong làng ấy có một anh nói dóc khác, nghe thấy chuyện anh kia, liền kể ngay một câu chuyện khác:
– Thế đã lấy chi làm lạ! Tôi đi rừng thấy một cây cao ghê gớm. Có một con chim đậu trên cành cây ấy, đánh rơi một hột đa. Hột đa rơi xuống lưng chừng gặp mưa, gặp bụi rồi nảy mầm, đâm rễ thành cây đa. Cây đa lớn lên, sinh hoa, kết quả, hột đa ở cây đa đó lại rơi vãi ra, đâm chồi, nảy lộc thành nhiều cây đa con. Đa con lớn lên, sinh hoa kết quả, lại nảy ra đàn cây đa cháu, cứ thế mãi cho đến khi rơi tới đất thì đã bảy đời tất cả.
Anh chàng đi xa về nghe thế cãi:
– Làm gì có cây cao thế! Không thể tin được.
Anh kia lúc đó mới cười:
– Nếu không có cây cao như thế thì lấy đâu ra gỗ để đóng chiếc ghe của anh?
(Kho tàng truyện tiếu lâm Việt Nam, Nguyễn Cừ – Phan Trọng Thưởng biên soạn, sưu tầm, chọn tuyển, Sđd, tr. 220-221)Hướng dẫn giải:
– Học sinh viết đoạn văn ngắn trình bày quan điểm về một thông điệp được gợi lên từ câu chuyện.
– Có thể tham khảo thông điệp: Không nên nói dóc, bịa đặt những việc không có thật. Điều đó sẽ làm mất lòng tin của mọi người dành cho chúng ta.
(4.0 điểm)
Truyện “Nói dóc gặp nhau” đã kín đáo nhắc nhở chúng ta về lòng trung thực. Hãy viết một bài văn ngắn bày tỏ quan điểm của em về ý nghĩa của lòng trung thực trong đời sống.Hướng dẫn giải:
a. Xác định đúng yêu cầu của đề: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội.
b. Xác định đúng vấn đề: Nghị luận xã hội.
c. Đề xuất được hệ thống ý làm rõ vấn đề bài viết:
– Mở bài: Giới thiệu câu chuyện, vấn đề nghị luận được gợi ra từ câu chuyện.
– Thân bài:
+ Giải thích khái niệm “trung thực”: là một đức tính quý báu của con người; là sự ngay thẳng, không nói sai sự thật; luôn tôn trọng và đứng về phía lẽ phải; không dối trá và sống đúng lương tâm mình.
+ Ví dụ: không gian lận trong thi cử, không giấu dốt trong học tập, không tham lam những đối tượng thuộc sở hữu của người khác, không nói dối, nói khoác,…
+ Ý nghĩa của lòng trung thực trong cuộc sống: giúp lương tâm thanh thản; tránh được nhiều rắc rối; nhận thức đúng về bản thân mình để biết phấn đấu, hoàn thiện tốt đẹp hơn; có được sự tín nhiệm, tin tưởng, yêu quý của mọi người từ đó tạo lập được các mối quan hệ tốt đẹp; xây dựng xã hội văn minh, công bằng, phát triển ổn định,…
+ Phê phán biểu hiện sai trái: hành vi, lời nói gian dối, lừa gạt, thiếu trung thực, làm ảnh hưởng đến mọi người xung quanh,…
+ Cần phân biệt lòng trung thực với những hành động, lời nói bộc trực thiếu suy nghĩ làm tổn thương và ảnh hưởng đến người khác.
– Kết bài: Khẳng định lại vấn đề, liên hệ bài học nhận thức và hành động.
d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
e. Sáng tạo: Sử dụng hình ảnh, từ ngữ, biện pháp tu từ độc đáo; lời văn trau chuốt, sinh động, gợi cảm.