Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Tự luận SVIP
Đọc câu chuyện sau và trả lời các câu hỏi.
Bà tổ nghề dệt lụa
Truyền thuyết kể lại rằng, Vua Hùng thứ sáu có cô con gái út vô cùng xinh đẹp, dịu dàng tên là Thiều Hoa. Nàng yêu quý muôn loài, từ cành cây, ngọn cỏ đến con chim, con thú nhỏ. Mỗi khi nàng vào rừng, cây nảy lộc, hoa đơm bông, hươu nai, chim chóc chào đón.
Một lần, dự hội thi múa của họ nhà bướm, công chúa Thiều Hoa gặp hàng trăm loại bướm đẹp. Có loại cánh trắng như tuyết, có loại cánh vàng như nắng, có loại cánh đen như nhung... Nhưng có một con bướm nâu, cánh mốc thếch, dáng bay vụng về, đậu hiền lành ở một chỗ. Công chúa biết được bướm nâu là loài có ích – bướm nâu sinh ra con tằm, tằm ăn lá dâu và nhả ra những sợi tơ vàng óng, cuộn thành kén. Kén ấy kéo được thành những sợi tơ óng vàng và bền chắc.
Công chúa Thiều Hoa mang bướm nâu ra bãi dâu ven sông Hồng để nuôi. Qua một mùa nắng, những đứa con của bướm nâu kéo tơ kết thành kén vàng. Công chúa còn tìm cách làm ra cái guồng để kéo kén, cái xa để xe tơ, đưa vào khung cửi dệt. Quả nhiên làm ra được một thứ vải mỏng và vàng óng như những dải nắng trời, mùa nóng mặc vào thì mát, mùa rét mặc vào thì ấm. Nàng gọi thứ vải đó là lụa.
Công chúa Thiều Hoa dạy dân trồng dâu, nuôi tằm, dệt lụa. Nghề nuôi tằm, dệt lụa ở Cố Đô và mười tám trang ấp dọc theo sông Hồng có từ thời đó và truyền mãi cho đến ngày nay.
(Theo Tạ Phong Châu – Nguyễn Quang Vinh – Nghiêm Đa Văn)
Chú thích:
– (Quay) xa: dụng cụ thô sơ quay bằng tay, dùng để kéo sợi, đánh ống...
– Xe (tơ): làm cho các sợi tơ nhỏ xoắn chặt lại với nhau thành sợi lớn hơn.
– Cố Đô: địa danh thuộc huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội.
– Trang ấp: làng xóm nhỏ, được lập nên ở nơi mới khai khẩn.
Câu 5. (0.5 điểm) Nêu nội dung của bài đọc.
Câu 6. (1 điểm) Em thích chi tiết nào trong bài? Vì sao?
Câu 7. (0.5 điểm) Tìm trong đoạn thứ 3 của bài đọc một từ được dùng với nghĩa chuyển.
Câu 8. (1 điểm) Chỉ ra câu văn có sử dụng dấu gạch ngang trong bài đọc và cho biết tác dụng của dấu gạch ngang đó.
Hướng dẫn giải:
Phần |
Câu |
Hướng dẫn giải |
Điểm |
I |
ĐỌC HIỂU VÀ KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT |
4,0 |
|
5 |
Nội dung bài đọc: Công chúa Thiều Hoa, con gái Vua Hùng thứ sáu, đã khám phá ra giá trị của bướm nâu, dạy dân cách nuôi tằm, dệt lụa, và nghề này truyền mãi từ thời đó đến nay. |
1,0 |
|
6 |
HS chỉ ra được chi tiết mình thích trong bài. Giải thích được lí do vì sao thích chi tiết đó (Nó có gì ấn tượng, nó gợi ra điều gì, nó mang lại bài học gì…). |
0,5 0,5 |
|
7 |
Từ “dải” trong cụm “dải nắng trời”. |
0.5 |
|
8 |
Câu văn chứa dấu gạch ngang: Công chúa biết được bướm nâu là loài có ích – bướm nâu sinh ra con tằm, tằm ăn lá dâu và nhả ra những sợi tơ vàng óng, cuộn thành kén. Tác dụng dấu gạch ngang: Đánh dấu phần chú thích, giải thích. |
0.5 0.5 |
Viết bài văn miêu tả một người bạn của em.
Hướng dẫn giải:
II |
TẬP LÀM VĂN |
5.0 |
* Về nội dung: – Mở bài: giới thiệu chung về người bạn định tả. (0,5 điểm) – Thân bài: tả chi tiết người bạn đó. (2,5 điểm) Có thể lựa chọn tả theo trình tự: + Tả ngoại hình (dáng người, mái tóc, nụ cười, làn da,...). + Tả tính cách, sở thích, thói quen. + Nêu những kỉ niệm đáng nhớ giữa em với người bạn đó. – Kết bài: nêu tình cảm, cảm xúc của em với người đó. (0,5 điểm) |
3,5 |
|
* Về hình thức: – Đảm bảo đủ hình thức của một bài văn: mở bài, thân bài, kết bài. (0,5 điểm) – Viết đúng chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. (0,5 điểm) – Bài viết hay, sáng tạo. (0,5 điểm) |
1,5 |