Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Tự luận SVIP
(1.0 điểm) Hãy chỉ ra sự khác biệt trong hành động và suy nghĩ của bác nông dân với con lừa.
Bài đọc:
CON LỪA VÀ BÁC NÔNG DÂN
Một ngày nọ, con lừa của một ông chủ trang trại sẩy chân rơi xuống một cái giếng. Lừa kêu la tội nghiệp hàng giờ liền. Người chủ trang trại cố nghĩ xem nên làm gì… Cuối cùng ông quyết định: con lừa đã già, dù sao thì cái giếng cũng cần được lấp lại và không ích lợi gì trong việc cứu con lừa lên cả. Thế là ông nhờ vài người hàng xóm sang giúp mình.
Họ xúc đất và đổ vào giếng. Ngay từ đầu, lừa đã hiểu chuyện gì đang xảy ra và nó kêu la thảm thiết. Nhưng sau đó lừa trở nên im lặng. Sau một vài xẻng đất, ông chủ trang trại nhìn xuống giếng và vô cùng sửng sốt. Mỗi khi bị một xẻng đất đổ lên lưng, lừa lắc mình cho đất rơi xuống và bước chân lên trên. Cứ như vậy, đất đổ xuống, lừa lại bước lên cao hơn. Chỉ một lúc sau mọi người nhìn thấy chú lừa xuất hiện trên miệng giếng và lóc cóc chạy ra ngoài.
(TruyenDanGian.com)
Hướng dẫn giải:
- Bác nông dân: Lúc đầu định giúp lừa ra khỏi giếng, nhưng sau nghĩ lừa già và cái giếng cũng cần được lấp. Vì thế, nhanh chóng buông xuôi, bỏ cuộc, quyết định lấp giếng.
- Con lừa: Lúc đầu kêu la thảm thiết muốn thoát khỏi giếng nhưng rồi đã khôn ngoan, dùng chính những xẻng đất muốn vùi lấp mình để tự giúp mình thoát ra khỏi cái giếng.
(1.0 điểm) Bài học mà em rút ra được từ truyện là gì?
Bài đọc:
CON LỪA VÀ BÁC NÔNG DÂN
Một ngày nọ, con lừa của một ông chủ trang trại sẩy chân rơi xuống một cái giếng. Lừa kêu la tội nghiệp hàng giờ liền. Người chủ trang trại cố nghĩ xem nên làm gì… Cuối cùng ông quyết định: con lừa đã già, dù sao thì cái giếng cũng cần được lấp lại và không ích lợi gì trong việc cứu con lừa lên cả. Thế là ông nhờ vài người hàng xóm sang giúp mình.
Họ xúc đất và đổ vào giếng. Ngay từ đầu, lừa đã hiểu chuyện gì đang xảy ra và nó kêu la thảm thiết. Nhưng sau đó lừa trở nên im lặng. Sau một vài xẻng đất, ông chủ trang trại nhìn xuống giếng và vô cùng sửng sốt. Mỗi khi bị một xẻng đất đổ lên lưng, lừa lắc mình cho đất rơi xuống và bước chân lên trên. Cứ như vậy, đất đổ xuống, lừa lại bước lên cao hơn. Chỉ một lúc sau mọi người nhìn thấy chú lừa xuất hiện trên miệng giếng và lóc cóc chạy ra ngoài.
(TruyenDanGian.com)
Hướng dẫn giải:
- Học sinh đọc kĩ truyện và chọn một bài học mà mình tâm đắc nhất.
- Có thể tham khảo một vài bài học sau:
+ Cần bình tĩnh, khôn ngoan trong những tình huống nguy hiểm.
+ Cần sống có tình nghĩa.
+ ...
(4.0 điểm) Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học mà em yêu thích.
Hướng dẫn giải:
a. Đảm bảo đúng hình thức bài văn.
b. Xác định đúng yêu cầu của đề bài: phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học mà em yêu thích.
c. Triển khai nội dung:
* Mở bài: Giới thiệu về tác phẩm văn học và nhân vật.
* Thân bài:
+ Phân tích đặc điểm của nhân vật.
+ Đánh giá nghệ thuật xây dựng nhân vật (Nhân vật đó xuất hiện như thế nào? Các chi tiết miêu tả hành động của nhân vật đó ra sao? Ngôn ngữ của nhân vật thế nào?)
+ Những cảm xúc suy nghĩ của nhân vật đó như thế nào?
+ Mối quan hệ của nhân vật đó với các nhân vật khác.
* Kết bài: Thể hiện tình cảm dành cho nhân vật và bài học rút ra từ nhân vật.
d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề, có cách diễn đạt mới mẻ.