Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Tự luận SVIP
Câu 9.
Câu văn sau đã sử dụng biện pháp tu từ nào? Chỉ ra và nêu tác dụng. (1 điểm)
“Thỉnh thoảng, Sáo cũng tạt qua Vườn Nhãn, nhưng tránh mặt mọi người. Sáo biết hối hận và nhớ quê hương lắm…”
Câu 10.
Hãy rút ra bài học mà em tâm đắc khi đọc truyện “Chào Mào và Sáo Sậu”. Viết đoạn văn 5 - 7 câu. (1 điểm)
Bài đọc:CHÀO MÀO VÀ SÁO SẬU
Chào Mào và Sáo Sậu sống với nhau trong xóm Vườn Nhãn. Xóm Vườn Nhãn đông vui lắm: ngoài Sáo và Chào Mào, còn có Giẻ Quạt, Chích Choè, Vành Khuyên, Liếu Điếu,…
Chào Mào ít nói, hiền lành và chăm chỉ. Còn Sáo Sậu, suốt ngày chỉ thấy luyện giọng để đi thi hát.
Một hôm Chào Mào sang gặp Sáo:
- Bữa mai ngày lành tháng tốt, em cất nhà mới. Chị có rảnh sang giúp em một tay.
- Ấy chết! Mai lại đúng vào ngày tôi phải ra thành phố đăng ký dự thi. Mỗi năm chỉ mở một kì thi hát, tôi không thể bỏ được. Cô thông cảm nhé.
Sự thật thì đến cuối mùa thu mới hết hạn đăng kí, nhưng Sáo Sậu ngại làm giúp hàng xóm nên nói thác ra như thế. Sáng hôm sau, Sáo khoá trái cửa nằm nhà, đánh một giấc say sưa đến tận chiều tối.
Được mọi người chung tay giúp sức, chả mấy nỗi nhà của Chào Mào đã dựng xong. Hôm ăn mừng tân gia, Chào Mào lại sang mời Sáo:
- Chị nghỉ tập hát một ngày, sang bên em dự tiệc với mọi người cho vui.
Thấy nói có tiệc tùng, Sáo Sậu đến ngay. Chào Mào thật thà đôn hậu nên chẳng nghĩ xa nghĩ xôi gì. Nhưng mấy cô Giẻ Quạt, Liếu Điếu vừa nhác thấy Sáo đã chao chát:
- Hôm nay, cô Sáo không đi thi hát à?
- Xóm Vườn Nhãn quê mùa này buồn chết đi được. Hát hay như cô Sáo, dọn quách ra thành phố mà ở. Ngoài ấy quanh năm tha hồ đình đám hội hè.
Biết mọi người cạnh khoé, Sáo Sậu cúi gằm mặt suốt bữa ăn. Mấy ngày sau, càng nghĩ càng xấu hổ, Sáo lặng lẽ dọn nhà lên vách núi cao chót vót.
Thỉnh thoảng, Sáo cũng tạt qua Vườn Nhãn, nhưng tránh mặt mọi người. Sáo biết hối hận và nhớ quê hương lắm. Có ai trong xóm hiểu được điều đó không?
(Trích “Xóm bờ giậu” - Trần Đức Tiến)
Hướng dẫn giải:
Câu 9.
- Nêu được biện pháp tu từ nhân hóa. (0.25 điểm)
- Chỉ ra biểu hiện của nhân hóa: "Sáo cũng tạt qua Vườn Nhãn, nhưng tránh mặt mọi người. Sáo biết hối hận và nhớ quê hương lắm…” (0.25 điểm)
- Nêu được tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa:
+ Làm câu văn sinh động, giúp thế giới loài vật trở nên gần gũi với con người. (0.25 điểm).
+ Cho thấy sự ăn năn, hối lỗi và nỗi nhớ của Sáo với mọi người, với quê hương. (0.25 điểm)
Câu 10. Học sinh rút ra từ 2 - 3 bài học và viết thành đoạn văn, đảm bảo hình thức 5 - 7 câu.
Gợi ý:
- Phải biết yêu thương, giúp đỡ mọi người.
- Không nên sống ích kỉ, nhỏ nhen.
- Cần biết hối lỗi trước hành động, việc làm sai lầm của bản thân.
Lưu ý: Học sinh có thể rút ra bài học khác, miễn là lí giải hợp lí.
II. Làm văn (4 điểm)
Viết bài văn kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của em trong dịp Tết vừa qua.
Hướng dẫn giải:
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự
Có đủ 3 phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được trải nghiệm đáng nhớ trong dịp Tết, thân bài triển khai được diễn biến của trải nghiệm, kết bài trình bày suy nghĩ sau trải nghiệm.
b. Xác định đúng yêu cầu của bài văn tự sự: kể về một trải nghiệm đáng nhớ trong dịp Tết.
c. Triển khai yêu cầu của bài
HS có thể triển khai bài làm theo nhiều hướng khác nhau; đảm bảo các yêu cầu sau:
- Giới thiệu được trải nghiệm đáng nhớ trong dịp Tết.
- Nêu được thời gian, không gian, diễn biến và bài học/suy nghĩ rút ra sau trải nghiệm.
d. Chính tả, ngữ pháp
- Đúng chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, sinh động.