Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Tự luận SVIP
I. ĐỌC HIỂU KẾT HỢP VỚI LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Câu 5. Dấu gạch ngang trong bài đọc sau được dùng để làm gì?
Bài đọc:ĐOM ĐÓM VÀ GIỌT SƯƠNG
Tối hôm đó không có trăng nhưng bầu trời đầy sao sáng. Đom Đóm bay từ bụi tre ngà ra ruộng lúa. Cây đèn của Đom Đóm cứ chớp lên trong đêm, trông đẹp như ngôi Sao Hôm đang nhấp nháy. Đom Đóm sà xuống chân ruộng bắt mấy con Rầy Nâu hại lúa để ăn lót dạ. Sau đó, cậu ta bay lên một gò cao, đậu lên một bông cỏ may, vừa hóng gió thu về đêm, vừa làm cho cây đèn của mình sáng thêm. Bỗng Đom Đóm nhìn sang bên cạnh và thấy cô bạn Giọt Sương đang đung đưa trên lá cỏ. Đom Đóm thầm nghĩ: “Ôi! Bạn Giọt Sương thật là xinh đẹp!”. Rồi Đom Đóm cất cánh bay quanh Giọt Sương. Lạ thật! Càng đến gần, Đom Đóm lại càng thấy Giọt Sương đẹp hơn. Đom Đóm cất tiếng:
- Chào bạn Giọt Sương, trông bạn lung linh tỏa sáng như một viên ngọc vậy!
Giọt sương dịu dàng nói:
- Bạn Đom Đóm ơi! Mình sáng đẹp thế này là vì mình phản chiếu ánh sáng từ các ngôi sao trên bầu trời, có khi còn mờ hơn ánh sáng cái đèn của bạn. Mình nghĩ bạn mới là người đẹp nhất, sáng nhất vì bạn sáng lên được từ chính bản thân mình. Bạn thật đáng tự hào!
Đom Đóm nói:
- Bạn Giọt Sương khiêm tốn quá! Nhưng mình xin cảm ơn bạn về những lời tốt đẹp dành cho mình. Thôi, chào bạn! Mình đi bắt bọn bọn Rầy Nâu hại lúa đây!
Đom Đóm bay đi, Giọt Sương nói với theo, giọng đầy khích lệ:
- Xin chúc bạn làm cho nhiệm vụ của mình để đồng ruộng thêm tươi tốt nhé!
(Theo https://truyenviet.vn)
Hướng dẫn giải:
Dấu gạch ngang có các tác dụng như sau:
- Đánh dấu lời đối thoại của các nhân vật.
- Đánh dấu các nội dung được liệt kê.
- Nối các từ ngữ trong một liên danh.
I. ĐỌC HIỂU KẾT HỢP VỚI LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Câu 6. Nhân vật Đom Đóm và Giọt Sương được nhân hoá bằng cách nào và phép nhân hoá đó có tác dụng gì?
Bài đọc:ĐOM ĐÓM VÀ GIỌT SƯƠNG
Tối hôm đó không có trăng nhưng bầu trời đầy sao sáng. Đom Đóm bay từ bụi tre ngà ra ruộng lúa. Cây đèn của Đom Đóm cứ chớp lên trong đêm, trông đẹp như ngôi Sao Hôm đang nhấp nháy. Đom Đóm sà xuống chân ruộng bắt mấy con Rầy Nâu hại lúa để ăn lót dạ. Sau đó, cậu ta bay lên một gò cao, đậu lên một bông cỏ may, vừa hóng gió thu về đêm, vừa làm cho cây đèn của mình sáng thêm. Bỗng Đom Đóm nhìn sang bên cạnh và thấy cô bạn Giọt Sương đang đung đưa trên lá cỏ. Đom Đóm thầm nghĩ: “Ôi! Bạn Giọt Sương thật là xinh đẹp!”. Rồi Đom Đóm cất cánh bay quanh Giọt Sương. Lạ thật! Càng đến gần, Đom Đóm lại càng thấy Giọt Sương đẹp hơn. Đom Đóm cất tiếng:
- Chào bạn Giọt Sương, trông bạn lung linh tỏa sáng như một viên ngọc vậy!
Giọt sương dịu dàng nói:
- Bạn Đom Đóm ơi! Mình sáng đẹp thế này là vì mình phản chiếu ánh sáng từ các ngôi sao trên bầu trời, có khi còn mờ hơn ánh sáng cái đèn của bạn. Mình nghĩ bạn mới là người đẹp nhất, sáng nhất vì bạn sáng lên được từ chính bản thân mình. Bạn thật đáng tự hào!
Đom Đóm nói:
- Bạn Giọt Sương khiêm tốn quá! Nhưng mình xin cảm ơn bạn về những lời tốt đẹp dành cho mình. Thôi, chào bạn! Mình đi bắt bọn bọn Rầy Nâu hại lúa đây!
Đom Đóm bay đi, Giọt Sương nói với theo, giọng đầy khích lệ:
- Xin chúc bạn làm cho nhiệm vụ của mình để đồng ruộng thêm tươi tốt nhé!
(Theo https://truyenviet.vn)
Hướng dẫn giải:
Nhân hóa là biện pháp gọi hoặc tả con vật, đồ vật, cây cối,... bằng những từ vốn dùng để gọi hoặc tả con người nhằm làm cho thế giới con vật, đồ vật, cây cối trở nên gần gũi hơn với con người, sinh động, hấp dẫn hơn.
III. TẬP LÀM VĂN
Kể lại một câu chuyện cổ tích mà em yêu thích.
Hướng dẫn giải:
Yêu cầu:
a. Về nội dung:
- Mở bài: giới thiệu câu chuyện theo cách mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp.
- Thân bài: kể câu chuyện theo trình tự các sự việc, chú ý kể đủ các tình huống chính, nêu đúng tên nhân vật,… của câu chuyện.
- Kết bài: nêu cảm xúc, suy nghĩ,… và những liên tưởng, suy luận của em về câu chuyện.
b. Về hình thức:
- Chữ viết sạch, đẹp, đúng chính tả.
- Dùng từ, diễn đạt tốt.
- Có sáng tạo trong bài viết.