Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Tự luận (8 điểm) SVIP
Hoàn thành các PTHH biểu diễn dãy biến hoá sau:
Al → Al2O3 → Al2(SO4)3 → AlCl3 → Al(NO3)3 → Al(OH)3 → Al2O3.
Hướng dẫn giải:
4Al + 3O2 \(\underrightarrow{t^o}\) 2Al2O3
Al2O3 + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2O
Al2(SO4)3 + 3BaCl2 → 3BaSO4 ↓ + 2AlCl3
AlCl3 + 3AgNO3 → Al(NO3)3 + 3AgCl ↓
Al(NO3)3 + 3NaOH → Al(OH)3↓ + 3NaNO3
2Al(OH)3 \(\underrightarrow{t^o}\) Al2O3 + 3H2O
Các nguyên tố phi kim có nhiều trong tự nhiên. Phi kim tồn tại ở cả 3 trạng thái: rắn, lỏng, khí; phần lớn các phi kim không dẫn điện, dẫn nhiệt. Chúng tác dụng được với kim loại, hidro và oxi. Nhờ những tính chất đó mà phi kim có nhiều ứng dụng trong thực tiễn.
Có 3 khí đựng riêng biệt trong 3 lọ khí: Clo, hiđro clorua và oxi. Hãy nêu phương pháp hóa học để nhận biết từng khí trong mỗi lọ.
Hướng dẫn giải:
- Dẫn các khí trên vào 3 cốc nước có chứa mẩu giấy quỳ tím sau đó quan sát.
- Khí nào làm mẩu quỳ tím đổi màu thành đỏ là khí HCl.
- Khí nào làm mẩu quỳ tím đổi màu thành đỏ sau đó mất màu là khí Cl2.
- Khí nào không thấy có hiện tượng gì khí đó là khí O2.
Đốt cháy 5,6g Fe trong khí clo dư
a. Viết PTHH của phản ứng xảy ra.
b. Tính khối lượng muối tạo thành.
c. Hòa tan lượng muối trên bằng 100ml nước. Tính nồng độ mol của dung dịch thu được?
(Biết thể tích dung dịch sau hòa tan là không đổi. Fe = 56, Cl = 35,5)
Hướng dẫn giải:
a. PTHH của phản ứng:
2Fe + 3Cl2 \(\underrightarrow{t^o}\) 2FeCl3
b. Theo đầu bài ta có: \(n_{Fe}=\dfrac{5,6}{56}=0,1\left(mol\right)\)
Theo PTHH ta có: \(n_{Fe}=n_{FeCl_3}\)
Khối lượng muối tạo thành là:
\(m_{Fe}=n_{FeCl_3}\times M_{FeCl_3}=0,1\times\left(56+3\times35,5\right)=16,25\left(g\right)\)
c. Theo đầu bài ta có: \(V_{dd}=100mL=0,1L\)
Nồng độ mol của dung dịch sau khi pha là:
\(C_M=\dfrac{n_{FeCl_3}}{V_{dd}}=\dfrac{0,1}{0,1}=1\left(M\right)\)