Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Lý thuyết SVIP
Tự đọc sách báo
1. Tìm đọc thêm ở nhà:
– 2 câu chuyện (hoặc 1 câu chuyện, - 1 bài thơ) về sách và thư viện, về những người ham đọc sách, biết vận dụng những điều bổ ích học được trong sách vào cuộc sống.
Lê Quý Đôn và chuyện đọc sách
Lê Quý Đôn (1726-1784), quê ở làng Diên Hà, huyện Diên Hà (nay là Hưng Hà, Thái Bình) được ca tụng là người cả đời mê đọc sách.
Sách Nhân vật chí viết: “Ông tư chất khác đời, thông minh hơn người mà giữ tính nết thuần hậu, lại chăm học không biết mỏi. Tuy đỗ đạt vinh hiển, tay vẫn không rời quyển sách”.
Phan Huy Chú còn cho biết mới lên hai tuổi, Lê Quý Đôn đã biết phân biệt hai chữ “chi, vô”, thử hàng trăm lần không sai. Năm lên 5 tuổi, ông đã học Kinh Thi, đọc được 10 dòng một lúc. Năm 12 tuổi, Lê Quý Đôn học khắp kinh, truyện, các sử, sách của bách gia chư tử, không sách nào là không thông suốt. Năm 16 tuổi, ông thi một lần đỗ giải nguyên; năm 29 tuổi đỗ nhất giáp tiến sĩ (năm ấy không có trạng nguyên nên ông tuy là bảng nhãn mà thành ra đứng đầu). Như vậy, từ thi Hương đến thi Đình, ông đều đứng đầu.
Đánh giá về thiên tài của Lê Quý Đôn trong sáng tác, Trần Danh Lam (tác giả bài tựa bộ “Vân đài loại ngữ”) đã viết: “Quế Đường (bút danh của Lê Quý Đôn), người huyện Diên Hà không sách gì không đọc, không sự vật gì không suy xét đến cùng, ngày thường ngẫm nghĩ được điều gì đều viết ngay thành sách, sách chứa đầy bàn, đầy tủ, kể ra không xiết”.
“Bình sinh làm sách rất nhiều. Bàn về kinh sử thì sâu sắc, rộng rãi, mà nói về điển cố thì đầy đủ rõ ràng. Cái sở trường của ông vượt hơn cả, nổi tiếng ở trên đời. Văn thơ ông làm ra gọi là Quế Đường tập có mấy quyển”, Phan Huy Chú tổng kết về tài năng của Lê Quý Đôn.
– 1 bài văn (hoặc bài báo) miêu tả - hoặc cung cấp thông tin về cây cối.
Hoa học trò
Phượng không phải là một đóa, không phải vài cành; phượng đây là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực. Mỗi hoa chỉ là một phần tử của xã hội thắm tươi; người ta quên đóa hoa, chỉ nghĩ đến cây, đến hàng, đến những tán hoa lớn xòe ra như muôn ngàn con bướm thắm đậu khít nhau.
Nhưng hoa càng đỏ, lá lại càng xanh. Vừa buồn mà lại vừa vui mới thực là nỗi niềm của bông phượng. Hoa phượng là hoa học trò. Mùa xuân, phượng ra lá. Lá xanh um, mát rượi, ngon lành như lá me non. Lá ban đầu xếp lại, còn e ấp, dần dần xòe ra cho gió đưa đẩy. Lòng cậu học trò phơi phới làm sao! Cậu chăm lo học hành, rồi lâu cũng vô tâm quên mất màu lá phượng. Một hôm, bỗng đâu trên những cành cây, báo một tim thắm: Mùa hoa phượng bắt đầu. Đến giờ chơi, cậu học trò ngạc nhiên trông lên: Hoa nở lúc nào mà bất ngờ vậy?
Bình minh của hoa phượng là màu đỏ còn non, nếu có mưa, lại càng tươi dịu. Ngày xuân dần hết, số hoa tăng lên, màu cũng đậm dần. Rồi hòa nhịp với mặt trời chói lọi, màu phượng mạnh mẽ kêu vang: Hè đến rồi! Khắp thành phố bỗng rực lên như đến Tết nhà nhà đều dán câu đối đỏ.
Theo XUÂN DIỆU
2. Viết vào phiếu đọc sách:
- Tên bài đọc và một số nội dung chính của bài đọc (sự việc, nhân vật, hình ảnh, câu văn em thích).
* Bài đọc "Lê Quý Đôn và chuyện đọc sách":
- Hình ảnh, câu văn em thích (tham khảo): Em rất thích câu văn Sách Nhân vật chí viết: “Ông tư chất khác đời, thông minh hơn người mà giữ tính nết thuần hậu, lại chăm học không biết mỏi." vì qua câu văn này, người đọc hình dung được toàn diện về phẩm chất tốt đẹp và tài năng hơn người của Lê Quý Đôn.
* Bài đọc "Hoa học trò":
- Hình ảnh, câu văn em thích (tham khảo): Em thích nhất là câu văn Vừa buồn mà lại vừa vui mới thực là nỗi niềm của bông phượng. Đọc câu văn này lên, cảm giác phượng cũng có tâm tư, tình cảm như những cô cậu học trò sắp phải nghỉ hè, bởi phượng ra hoa vào thời điểm cuối năm học.
- Cảm nghĩ của em về một trong những nội dung trên.
Tham khảo đoạn văn nêu cảm nghĩ về bài "Hoa học trò":
Sau khi đọc bài "Hoa học trò", em cảm thấy rất nể phục tài miêu tả của tác giả Xuân Diệu. Qua những dòng văn, hình ảnh hoa phượng hiện lên trong mắt em thật sinh động, gần gũi. Tác giả đã sử dụng thành công biện pháp tu từ so sánh để miêu tả loài hoa học trò này. Người đọc cũng cảm nhận được nỗi niềm của phượng, của những cô cậu học trò ở thời điểm cuối năm học. Bài văn cũng cho em thêm những kinh nghiệm để làm văn miêu tả sao cho thật hay và sinh động.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây