Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Tự đánh giá SVIP
TỰ ĐÁNH GIÁ
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Vì sao chim bồ câu không bị lạc đường?
Chim bồ câu có khả năng nhớ đường trở về tổ cực kì tốt, dù bị đưa tới một nơi rất xa xôi, chúng vẫn có thể tự tìm đường về nhà. Từ thời La Mã cổ đại, con người đã ý thức được khả năng này của loài bồ câu và dùng chúng làm chim đưa thư. Vì sao bồ câu lại sở hữu khả năng tuyệt diệu này?
Khi bị đưa tới một nơi mới, thông thường bồ câu phải bay lượn vài vòng mới nhận biết được vị trí ấy, sau đó, nó sẽ bay về hướng đã xuất phát theo con đường gần như chính xác. Mấu chốt của khả năng tìm được đường về nhà là trong não bộ của bồ câu có một hệ thống chỉ đường tinh vi. Hiện có ba giả thuyết về hệ thống chỉ đường này là định hướng bằng Mặt Trời, bằng từ trường Trái Đất và bằng khứu giác. Cả ba giả thuyết này đều đã được kiểm chứng ở mức độ nhất định.
Ban ngày, bồ câu chủ yếu xác định phương hướng nhờ vị trí của Mặt Trời. Nhưng vào ngày trời râm không có Mặt Trời hoặc buổi tối, chúng chủ yếu định hướng bằng từ trường Trái Đất. Mỏ trên và trong não bồ câu đều tồn tại vật chất mang từ tính, giống như một chiếc la bàn nhỏ, có thể cảm nhận được sự thay đổi của từ trường. Thực nghiệm cũng chứng tỏ khứu giác đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng của loài bồ câu, nhưng không hoàn toàn chứng minh được bồ câu chỉ dựa vào khứu giác mà có thể tìm được đường về tổ ở một cự li xa.
Các nhà khoa học ở Đại học O-xphớt (Oxford) phát hiện ra rằng thông qua đường bay, bồ câu có thể nhớ được các kiến trúc tiêu biểu để tìm được đường về. Nói tóm lại, bồ câu có thể dựa vào nhiều cách để tìm được đường về nhà. Ngoài ra, chúng còn có thể sử dụng những cách khác, nhưng điều đó cần chờ đợi những phát hiện và kiểm chứng sau này.
(Theo HOÀNG TẦN, TRẦN THỦY HOA, 10 vạn câu hỏi vì sao, tập Động vật, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016)
Chọn phương án trả lời đúng cho mỗi câu hỏi:
6. Vì sao văn bản trên được coi là văn bản giải thích một hiện tượng tự nhiên?
Gợi ý: Vì đưa ra các thông tin có cơ sở khoa học để giải thích cụ thể, chi tiết về hiện tượng chim bồ câu không bị lạc đường.
7. Hiện tượng mà văn bản nói tới có gì đặc sắc cần giải thích?
Gợi ý: Hiện tượng mà văn bản nói tới đó là khả năng tuyệt diệu của chim bồ câu (không bao giờ bị lạc đường) mà những loài động vật khác không có được.
8. Bố cục của văn bản gồm mấy phần?
Gợi ý: Bố cục của văn bản gồm 3 phần:
9. Em biết thêm được điều gì từ văn bản giải thích một hiện tượng tự nhiên nêu trên?
Gợi ý: Thông tin về đặc tính của chim bồ câu và biết được sự thông minh của loài vật này.
10. Viết một đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng) nêu những điều về chim bồ câu mà em thích.
Gợi ý:
* Mở đoạn: Giới thiệu về chim bồ câu.
* Thân đoạn:
- Nêu những điều em thích về chim bồ câu.
- Trình bày lí do em thích những điều đó.
* Kết đoạn: Khẳng định tình cảm, suy nghĩ của em về loài chim đặc biệt này.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây