Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Lưu ý: Ở điểm dừng, nếu không thấy nút nộp bài, bạn hãy kéo thanh trượt xuống dưới.
Bạn phải xem đến hết Video thì mới được lưu thời gian xem.
Để đảm bảo tốc độ truyền video, OLM lưu trữ video trên youtube. Do vậy phụ huynh tạm thời không chặn youtube để con có thể xem được bài giảng.
Nội dung này là Video có điểm dừng: Xem video kết hợp với trả lời câu hỏi.
Nếu câu hỏi nào bị trả lời sai, bạn sẽ phải trả lời lại dạng bài đó đến khi nào đúng mới qua được điểm dừng.
Bạn không được phép tua video qua một điểm dừng chưa hoàn thành.
Dữ liệu luyện tập chỉ được lưu khi bạn qua mỗi điểm dừng.
Bài học Truyện lạ nhà thuyền chài (Phần 1) trong chương trình Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo giúp học sinh tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm. Ngoài ra, học sinh còn phân tích được đặc trưng của thể loại truyện truyền kì thông qua văn bản.
Tác phẩm văn học dân gian Việt Nam nào đề cao phẩm chất của người phụ nữ?
Thánh Tông di thảo (Bản thảo để lại của Thánh Tông), tương truyền là sáng tác của vua Lê Thánh Tông. Theo một số nhà nghiên cứu văn học, nhan đề của tập sách do người đời sau đặt và một số tác phẩm trong tập này có thể được người đời sau thêm vào. Tập sách gồm 19 truyện kí và một truyện phụ lục, viết theo nhiều thể loại khác nhau (truyền kì, ngụ ngôn, tạp kí).
Dòng nào nói đúng về tác phẩm Thánh Tông di thảo?
TRUYỆN LẠ NHÀ THUYỀN CHÀI
(Ngư gia chí dị)
Lê Thánh Tông
1. Nhà thuyền chài có một vợ một chồng, không rõ họ tên, cũng không biết quê quán ở đâu, đến trú ngụ ở miền biển Đông, làm nghề đánh cá. Thật là:
Chồng đem tấm lưới chặn dòng sâu,
Vợ vác cần dài tới bến câu.
Gió sớm đi ra, chèo một mái,
Trăng đêm trở lại cá từng xâu.
Cũng thật là:
Khi sông sớm lúc biển chiều,
Quên mình trong cảnh lao đao tối ngày.
Cá nhiều bán được tiền ngay,
Đêm về có bát cơm đầy phần con.
2. Gần sáu mươi tuổi mới sinh được một con trai. Vợ chồng rất yêu quý. Đêm hôm sinh đứa bé, có đánh lưới được một con cá mè to, nên đặt tên cho đứa bé là Thúc Ngư, tự là Hà Bảo. Khi Thúc Ngư mười lăm tuổi, người cha muốn cho con rời bỏ nghiệp nhà đi học.
Thúc Ngư hỏi cha:
– Đi học là thế nào?
Cha nói:
– Những lời nói và việc làm của thánh hiền đời xưa chép trong sách, có học mới biết mà bắt chước.
Thúc Ngư lại hỏi:
– Trong sách có cá không?
Cha rằng:
– Không!
Thúc Ngư lại hỏi:
– Lấy lời nói và việc làm của thánh hiền mà đánh cá có được không?
Cha nói:
– Lời nói chỉ là văn không, cá là vật thật, làm thế nào mà đánh được. Mày nói sao ngu thế?
Thúc Ngư nói:
– Trong sách đã không có cá, lời nói lại không thể đem đánh được cá, con học làm gì?
Rồi không chịu đi học. Cha mẹ yêu con, không nỡ cưỡng bách.
Hàng ngày, cơm sáng xong, đợi cha mẹ đem lưới ra vực, Thúc Ngư vội vàng đi ngay. Hoặc một ngày thì về, hoặc hai, ba ngày mới về. Cha mẹ cố dò xét chỗ con đi chơi, nhưng không sao tìm được. Trước còn kinh ngạc đi hỏi thăm mọi người, sau cũng coi như thường.
Một hôm cha ôn tồn hỏi rằng:
– Trong hai, ba ngày vừa qua, ai cho con ăn? Con làm việc gì? Con chơi ở đâu? Sao cứ mê man đi tràn như thế? Nay đã không đi học, lại bỏ nghề nghiệp nhà, như thế rút lại chỉ là một đứa lêu lổng mà thôi!
Thúc Ngư thưa:
– Tục ngữ có câu “Có người là có của”. Con nghĩ cha mẹ tuổi già mà gia tư lại bần bạc, muốn tìm một người vợ về làm thay cha mẹ, chung sức lại có thể kiếm được nhiều tiền hơn, may ra nghiệp nhà có thể khá lên được ít nhiều. Nhưng việc trăm năm không nên cẩu thả, cho nên con phải đi lâu ngày để xét cho kĩ. Dám đâu chỉ rong chơi mà cam chịu thành người lêu lổng.
Cha thấy con nói rất khôn, không nỡ trách mắng nữa. Trong khoảng hai, ba năm, con đi về thế nào cũng mặc.
3. Một hôm, vợ chồng đánh cá ở bờ biển, được nhiều hơn mọi khi, ham cá quên cả về. Đến lúc thu lưới lên thuyền, trống đã điểm canh ba rồi. Trời tối sương mù, không sao tìm được đường về. Bỗng thấy đèn lửa đằng xa, tựa hồ có nhà ở. Vợ chồng bảo nhau rằng:
– Cách chỗ người ở không xa nữa, nên tìm đến ngủ trọ một đêm.
Rồi ghé thuyền lên bờ. Gần đến nhà, nghe trong nhà có tiếng người nói:
– Ông thông gia đã đến, mau ra mở cửa đón.
Tiếng nói vừa dứt, một ông già dưới cằm có hai cái râu rất dài từ trong cửa bước ra, trong ánh đèn sáng, miệng cười niềm nở, vái chào vợ chồng ông chài và nói rằng:
– Đường xa đêm khuya, phiền ông bà đến thăm. Hậu tâm ấy biết lấy gì báo đáp?
Vợ chồng không hiểu duyên cớ, chỉ biết theo ông già bước vào trong nhà. Ngồi nói chuyện qua loa một lúc rồi đi ngủ. Sáng mai, ông chài xin đi. Ông già nói:
– Xin hãy tạm ngồi lại để Ngọa Vân làm lễ cho phải đạo làm dâu.
Ông chài hỏi:
– Dám hỏi Ngoạ Vân là ai?
Ông già nói:
– Nó là con gái thứ tám mươi chín của lão đệ. Cùng lệnh lang là Thúc Ngư gặp nhau ở bờ biển, liền có lời hẹn ước Chu Trần. Hiềm còn ít tuổi, chưa tiện cho đẹp duyên cưỡi rồng, nên thường thường lại đây cho được tiện nơi đỗ phượng. Đến nay đã ba năm rồi. Định đến cuối tháng này chọn ngày cho về nhà chồng.
Đoạn gọi Ngoạ Vân bảo rằng:
– Hai vị ngồi trên kia là bố mẹ chồng của con đấy, con phải lạy mừng.
Ngoạ Vân ngồi lễ bốn lạy. Vợ chồng ông chài thấy con gái nhà giàu sang, người lại đẹp, trong bụng rất mừng, chỉ hiềm chưa biết tung tích thế nào.
Một lát, cơm được bưng lên. Ông chài nhìn trong xanh vạc đặt trên bàn ăn, thấy toàn là vật sống đang bơi nhảy. Có thứ quây lượn như rồng, cũng có thứ chạy bon bon như ngựa, có thứ như lũ trẻ đua bỡn, cũng có thứ như đàn gà chọi nhau. Tuy mỗi vật chỉ nhỏ bằng đầu ngón tay, mà vảy, sừng, lông, cánh, tai, mắt, chân, tay, con nào rõ ra con ấy. Ông chài xưa nay chưa từng trông thấy như thế, sợ không dám ăn.
Ông già hiểu ý, mỉm cười nói:
– Núi cao chót vót, biển rộng mênh mông, những vật sinh ở trong đó ai dễ biết hết. Đem cái tài vận chuyển như thần như thánh mà chế ra các món ăn hai buổi sớm tối, người ta sở dĩ quý hơn mọi loài là ở chỗ ấy. Hai vị việc gì mà sợ? Bởi ít khi trông thấy nên có nhiều điều lấy làm lạ đấy thôi.
Lão đệ xin ăn trước, rồi mời hai vị xơi sau.
Khi cầm đũa gắp thì đều là vật chín, ngon tuyệt phẩm, thơm lạ thường.
Cơm xong, vợ chồng ông chài cáo từ ra về. Ngoạ Vân thân hành tiễn chân ra đến chỗ cắm thuyền. Nhìn vào trong cái hang ở bãi cát gọi to rằng:
– Gã bán kinh! Gã bán kinh! Nhờ hai người tiễn bố mẹ chồng tôi trở lại nhà.
Quả nhiên có hai người trong hang ở bãi cát đi ra.
Ngoạ Vân dặn rằng:
– Hôm nay sóng to, không thể dùng chèo bơi thuyền được. Hai anh phải cởi áo lội xuống nước, một người đi sau đẩy thuyền, một người đi trước kéo thuyền, mới có thể chóng đến nơi.
Hai người vâng lời.
Bấy giờ Ngoạ Vân dắt vợ chồng ông chài lên thuyền, ghé tai nói nhỏ:
– Chốn này chướng khí trong nước rất độc, vào mắt thì bị mù ngay. Xin thầy mẹ nhắm chặt mắt lại, lấy hai tay che lên, không nên mở ra nhìn. Chỉ đi độ một khắc có thể qua muôn dặm đường trường.
Nói xong, từ giã quay về.
Vợ chồng ông chài theo lời dặn, nhắm mắt ngồi trong thuyền, phó mặc hai người đẩy, kéo thuyền đi. Độ nửa khắc sau, hai người hé mắt nhìn trộm qua kẽ ngón tay, thấy một nước một trời, không biết đâu là bờ bến. Cá nhảy sau lái, trập trùng trăm trượng trời cao; sóng vỗ mui thuyền, man mác ngàn tầm biển rộng.
Hai gã đi sau, đi trước, tựa người nhưng không phải người, vảy rồng mồm giải, mặt thú thân xà, nổi chìm lên xuống nhanh như mây bay. Sáu mươi năm về trước, ông chài tuy là khách giang hồ, cũng chưa từng thấy cảnh vật hình thù như vậy. Vợ chồng đều sợ mất vía, ôm nhau mà ngồi. Đi chừng ba khắc, nghe hai người kia nói:
– Đến nơi rồi.
Hai vợ chồng mở mắt trông ra thì rõ ràng bến cũ của mình, mừng lắm, bước ngay lên bờ. Chưa kịp quay lại nói, đã thấy hai người “bán kinh” trở gót ra về và trong chớp mắt đã biến đâu mất tích. Về nhà, ông gọi Thúc Ngư ra bảo rằng:
– Tục ngữ có câu: “Trai khôn tìm vợ, gái ngoan tìm chồng”. Người mà con định chọn làm vợ thì nay bố mẹ đã thấy rõ ràng. Thật là “con giỏi dâu hiền”. Nhưng chưa biết cưới vào ngày nào? Quê quán ở đâu? Gia thế sang hay là hèn? Đường đi gần hay là xa? Con phải nói cho rõ, ta mới lo kịp.
Rồi kể lại rõ ràng quãng đường biển đã qua, cùng hai người kì dị tiễn về như thế nào. Thúc Ngư nói:
– Chỗ ở là đảo ấp, dòng dõi là hải tiên. Từ đảo ấp đến bờ biển Đông này xa chừng một vạn dặm. Theo lời người mối nói thì cuối tháng này tới kì hạn làm lễ cưới.
Cha hoảng sợ nói:
– Muôn dặm thì phải đi tới nửa năm. Cuối tháng thì chỉ còn ba ngày. Làm thế nào cho kịp được?
Thúc Ngư nói:
– Vợ con đã có thuật rút đường. Bố vợ lại không thách lấy lụa vàng. Lo gì không kịp việc?
Cuối tháng, có hai người đưa Ngọa Vân đến làm lễ cưới. Trông như người thường, không có vẻ gì khác cả.
4. Từ đó, một nhà bốn miệng ăn, cùng sống trên thuyền lênh đênh trên mặt nước. Mỗi lần buông lưới là được toàn cá ngon, chốc lát đã đầy nửa thuyền. Chiều đem về chợ bán, thường được giá đắt. Gia tư giàu có dần. Cứ như thế được bốn năm. Một đêm mồng Bảy tháng Bảy, người cha nói với cả nhà rằng:
– Nhà ta ăn sẻn để dành, nay đã được dư dật. Vậy có nghỉ một ngày cũng chẳng hại gì. Đêm nay, sao Ngưu và sao Nữ gặp nhau, ta nên làm lễ “khất xảo”.
Người nhà vâng lời. Đang khi lạy khấn, nghe đồn nước biển dâng to. Chỗ nào cây nước đổ xuống là làng xóm sạch nhẵn. Mọi người cùng ra cổng xem, thấy sóng to cuồn cuộn tràn đến. Dù có mọc lông mọc cánh, cũng không bay khỏi ra
Ngoạ Vân thấy tình thế nguy bách quá, vội giơ tay bắt quyết, hô to một tiếng: “Biến!”. Tức thì nàng hoá ra một con cá to, dài độ ngàn thước, mình lớn ước tới ba mươi quầng, nằm chắn chỗ ngọn nước tràn vào. Vợ chồng ông chài và Thúc Ngư vin ngay râu cá trèo lên. Nhờ thế được bình an vô sự. Qua một đêm, nước rút xuống. Trông về làng xóm: người, vật, nhà cửa đều bị sông bể cuốn đi hết. Còn nhà, vườn của ông chài thì vẫn y nguyên như ở trên đồi đất cao.
Bấy giờ Ngoạ Vân cầm tay Thúc Ngư khóc rằng:
– Thiếp vốn là nữ Học sĩ ở Long Cung, cùng chàng gặp gỡ những hẹn trăm năm. Hay đâu vạ từ ngoài đến, nếu không lộ bản hình, sao giữ toàn được tính mệnh nhà chồng? Nhưng đã làm thiên cơ tiết lộ, thì đoàn tụ với nhau là sự rất khó. Từ nay trở đi, thiếp không thể chung mộng đẹp được nữa.
Đoạn, lau nước mắt mà hát rằng:
Từ ngày thay áo lạy cô chương,
Cách tháng về nhà chàng,
Trăm năm ân ái ngày còn trường,
Bỗng đâu cơn bão táp,
Biển cả sóng điên cuồng,
Rào rạt mênh mang.
Thời ấy, thế ấy,
Không lấy thân đương,
Thì cô chương, thì hiền lang,
Chôn trong bụng cá rất bi thương.
Thiên cơ đã lộ,
Lại e cha mẹ mắc tai ương,
Làm sao giữ được cảnh đồng sàng?
Thúc Ngư lang!
Trời một phương
Ghi nhớ trong tâm trường:
Trước song chẳng quản trăng soi bóng,
Nhắn nhủ hoa mai tự chủ trương,
Ông xanh, ông xanh sao phũ phàng!
Hát đi hát lại hai ba lượt, rồi nhổ một tí nước bọt trắng trao cho Thúc Ngư và nói:
– Từ nay vĩnh biệt, gọi là chút đỉnh tặng lang quân, đem hoà với nước mặn mà uống thì xuống nước không chìm, không bao giờ bị nạn chết đuối.
Một lát nàng hoá rồng, theo phương Tây Bắc bay đi.
LỜI BÀN CỦA SƠN NAM THÚC: Duyên giải cấu như vậy cũng là chuyện lạ xưa nay. Là một nàng hải tiên ở đảo ấp, lại đi làm dâu một nhà thuyền chài ở biển Đông, rất là không hợp. Thế mà ngoi lặn hụp hơi, đuổi cá ngon vào trong chài lưới, chỉ bốn năm đã trở nên giàu. Đến khi gặp cơn nguy biến, đem thân cản sóng cho nhà chồng. Lại sợ để tai vạ cho cha mẹ, phải tự cắt đứt tình ái vợ chồng, bi ca oán hận; hiếu nghĩa vẹn cả đôi đường. Đọc bài ca để lại, tưởng như trông thấy người vậy. Thế gian làm gì có nàng dâu như thế! Kìa những kẻ cậy giàu sang mà khinh rẻ bố mẹ chồng, chả hoá người mà lại không bằng cá ru!
(In trong Tổng tập Tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam, tập 2, Trần Nghĩa (Chủ biên), Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia, Viện nghiên cứu Hán Nôm, NXB Thế giới, 1997)
Sắp xếp các sự việc theo trình tự trong truyện.
- Cha mẹ Thúc Ngư tình cờ gặp được cha của Ngoạ Vân và được Ngoạ Vân dùng phép đưa về nhà. Hôn lễ của Thúc Ngư – Ngoạ Vân được tiến hành sau đó không lâu.
- Vợ chồng lão đánh cá sinh được cậu con trai đặt tên là Thúc Ngư.
- Khi đã 15 tuổi, Thúc Ngư không chịu đi học và bỏ công sức tự mình đi tìm một người vợ để phụ giúp gia đình.
- Nhờ sự góp sức của Ngoạ Vân, gia tư Thúc Ngư giàu có dần. Khi tai họa đến, Nàng dùng phép cứu cha mẹ Thúc Ngư, Thúc Ngư và gia sản. Sau đó, nàng từ biệt chồng và cha mẹ, để lại cho Thúc Ngư một bí quyết phòng tránh gió to, sóng dữ.
TRUYỆN LẠ NHÀ THUYỀN CHÀI
(Ngư gia chí dị)
Lê Thánh Tông
1. Nhà thuyền chài có một vợ một chồng, không rõ họ tên, cũng không biết quê quán ở đâu, đến trú ngụ ở miền biển Đông, làm nghề đánh cá. Thật là:
Chồng đem tấm lưới chặn dòng sâu,
Vợ vác cần dài tới bến câu.
Gió sớm đi ra, chèo một mái,
Trăng đêm trở lại cá từng xâu.
Cũng thật là:
Khi sông sớm lúc biển chiều,
Quên mình trong cảnh lao đao tối ngày.
Cá nhiều bán được tiền ngay,
Đêm về có bát cơm đầy phần con.
2. Gần sáu mươi tuổi mới sinh được một con trai. Vợ chồng rất yêu quý. Đêm hôm sinh đứa bé, có đánh lưới được một con cá mè to, nên đặt tên cho đứa bé là Thúc Ngư, tự là Hà Bảo. Khi Thúc Ngư mười lăm tuổi, người cha muốn cho con rời bỏ nghiệp nhà đi học.
Thúc Ngư hỏi cha:
– Đi học là thế nào?
Cha nói:
– Những lời nói và việc làm của thánh hiền đời xưa chép trong sách, có học mới biết mà bắt chước.
Thúc Ngư lại hỏi:
– Trong sách có cá không?
Cha rằng:
– Không!
Thúc Ngư lại hỏi:
– Lấy lời nói và việc làm của thánh hiền mà đánh cá có được không?
Cha nói:
– Lời nói chỉ là văn không, cá là vật thật, làm thế nào mà đánh được. Mày nói sao ngu thế?
Thúc Ngư nói:
– Trong sách đã không có cá, lời nói lại không thể đem đánh được cá, con học làm gì?
Rồi không chịu đi học. Cha mẹ yêu con, không nỡ cưỡng bách.
Hàng ngày, cơm sáng xong, đợi cha mẹ đem lưới ra vực, Thúc Ngư vội vàng đi ngay. Hoặc một ngày thì về, hoặc hai, ba ngày mới về. Cha mẹ cố dò xét chỗ con đi chơi, nhưng không sao tìm được. Trước còn kinh ngạc đi hỏi thăm mọi người, sau cũng coi như thường.
Một hôm cha ôn tồn hỏi rằng:
– Trong hai, ba ngày vừa qua, ai cho con ăn? Con làm việc gì? Con chơi ở đâu? Sao cứ mê man đi tràn như thế? Nay đã không đi học, lại bỏ nghề nghiệp nhà, như thế rút lại chỉ là một đứa lêu lổng mà thôi!
Thúc Ngư thưa:
– Tục ngữ có câu “Có người là có của”. Con nghĩ cha mẹ tuổi già mà gia tư lại bần bạc, muốn tìm một người vợ về làm thay cha mẹ, chung sức lại có thể kiếm được nhiều tiền hơn, may ra nghiệp nhà có thể khá lên được ít nhiều. Nhưng việc trăm năm không nên cẩu thả, cho nên con phải đi lâu ngày để xét cho kĩ. Dám đâu chỉ rong chơi mà cam chịu thành người lêu lổng.
Cha thấy con nói rất khôn, không nỡ trách mắng nữa. Trong khoảng hai, ba năm, con đi về thế nào cũng mặc.
3. Một hôm, vợ chồng đánh cá ở bờ biển, được nhiều hơn mọi khi, ham cá quên cả về. Đến lúc thu lưới lên thuyền, trống đã điểm canh ba rồi. Trời tối sương mù, không sao tìm được đường về. Bỗng thấy đèn lửa đằng xa, tựa hồ có nhà ở. Vợ chồng bảo nhau rằng:
– Cách chỗ người ở không xa nữa, nên tìm đến ngủ trọ một đêm.
Rồi ghé thuyền lên bờ. Gần đến nhà, nghe trong nhà có tiếng người nói:
– Ông thông gia đã đến, mau ra mở cửa đón.
Tiếng nói vừa dứt, một ông già dưới cằm có hai cái râu rất dài từ trong cửa bước ra, trong ánh đèn sáng, miệng cười niềm nở, vái chào vợ chồng ông chài và nói rằng:
– Đường xa đêm khuya, phiền ông bà đến thăm. Hậu tâm ấy biết lấy gì báo đáp?
Vợ chồng không hiểu duyên cớ, chỉ biết theo ông già bước vào trong nhà. Ngồi nói chuyện qua loa một lúc rồi đi ngủ. Sáng mai, ông chài xin đi. Ông già nói:
– Xin hãy tạm ngồi lại để Ngọa Vân làm lễ cho phải đạo làm dâu.
Ông chài hỏi:
– Dám hỏi Ngoạ Vân là ai?
Ông già nói:
– Nó là con gái thứ tám mươi chín của lão đệ. Cùng lệnh lang là Thúc Ngư gặp nhau ở bờ biển, liền có lời hẹn ước Chu Trần. Hiềm còn ít tuổi, chưa tiện cho đẹp duyên cưỡi rồng, nên thường thường lại đây cho được tiện nơi đỗ phượng. Đến nay đã ba năm rồi. Định đến cuối tháng này chọn ngày cho về nhà chồng.
Đoạn gọi Ngoạ Vân bảo rằng:
– Hai vị ngồi trên kia là bố mẹ chồng của con đấy, con phải lạy mừng.
Ngoạ Vân ngồi lễ bốn lạy. Vợ chồng ông chài thấy con gái nhà giàu sang, người lại đẹp, trong bụng rất mừng, chỉ hiềm chưa biết tung tích thế nào.
Một lát, cơm được bưng lên. Ông chài nhìn trong xanh vạc đặt trên bàn ăn, thấy toàn là vật sống đang bơi nhảy. Có thứ quây lượn như rồng, cũng có thứ chạy bon bon như ngựa, có thứ như lũ trẻ đua bỡn, cũng có thứ như đàn gà chọi nhau. Tuy mỗi vật chỉ nhỏ bằng đầu ngón tay, mà vảy, sừng, lông, cánh, tai, mắt, chân, tay, con nào rõ ra con ấy. Ông chài xưa nay chưa từng trông thấy như thế, sợ không dám ăn.
Ông già hiểu ý, mỉm cười nói:
– Núi cao chót vót, biển rộng mênh mông, những vật sinh ở trong đó ai dễ biết hết. Đem cái tài vận chuyển như thần như thánh mà chế ra các món ăn hai buổi sớm tối, người ta sở dĩ quý hơn mọi loài là ở chỗ ấy. Hai vị việc gì mà sợ? Bởi ít khi trông thấy nên có nhiều điều lấy làm lạ đấy thôi.
Lão đệ xin ăn trước, rồi mời hai vị xơi sau.
Khi cầm đũa gắp thì đều là vật chín, ngon tuyệt phẩm, thơm lạ thường.
Cơm xong, vợ chồng ông chài cáo từ ra về. Ngoạ Vân thân hành tiễn chân ra đến chỗ cắm thuyền. Nhìn vào trong cái hang ở bãi cát gọi to rằng:
– Gã bán kinh! Gã bán kinh! Nhờ hai người tiễn bố mẹ chồng tôi trở lại nhà.
Quả nhiên có hai người trong hang ở bãi cát đi ra.
Ngoạ Vân dặn rằng:
– Hôm nay sóng to, không thể dùng chèo bơi thuyền được. Hai anh phải cởi áo lội xuống nước, một người đi sau đẩy thuyền, một người đi trước kéo thuyền, mới có thể chóng đến nơi.
Hai người vâng lời.
Bấy giờ Ngoạ Vân dắt vợ chồng ông chài lên thuyền, ghé tai nói nhỏ:
– Chốn này chướng khí trong nước rất độc, vào mắt thì bị mù ngay. Xin thầy mẹ nhắm chặt mắt lại, lấy hai tay che lên, không nên mở ra nhìn. Chỉ đi độ một khắc có thể qua muôn dặm đường trường.
Nói xong, từ giã quay về.
Vợ chồng ông chài theo lời dặn, nhắm mắt ngồi trong thuyền, phó mặc hai người đẩy, kéo thuyền đi. Độ nửa khắc sau, hai người hé mắt nhìn trộm qua kẽ ngón tay, thấy một nước một trời, không biết đâu là bờ bến. Cá nhảy sau lái, trập trùng trăm trượng trời cao; sóng vỗ mui thuyền, man mác ngàn tầm biển rộng.
Hai gã đi sau, đi trước, tựa người nhưng không phải người, vảy rồng mồm giải, mặt thú thân xà, nổi chìm lên xuống nhanh như mây bay. Sáu mươi năm về trước, ông chài tuy là khách giang hồ, cũng chưa từng thấy cảnh vật hình thù như vậy. Vợ chồng đều sợ mất vía, ôm nhau mà ngồi. Đi chừng ba khắc, nghe hai người kia nói:
– Đến nơi rồi.
Hai vợ chồng mở mắt trông ra thì rõ ràng bến cũ của mình, mừng lắm, bước ngay lên bờ. Chưa kịp quay lại nói, đã thấy hai người “bán kinh” trở gót ra về và trong chớp mắt đã biến đâu mất tích. Về nhà, ông gọi Thúc Ngư ra bảo rằng:
– Tục ngữ có câu: “Trai khôn tìm vợ, gái ngoan tìm chồng”. Người mà con định chọn làm vợ thì nay bố mẹ đã thấy rõ ràng. Thật là “con giỏi dâu hiền”. Nhưng chưa biết cưới vào ngày nào? Quê quán ở đâu? Gia thế sang hay là hèn? Đường đi gần hay là xa? Con phải nói cho rõ, ta mới lo kịp.
Rồi kể lại rõ ràng quãng đường biển đã qua, cùng hai người kì dị tiễn về như thế nào. Thúc Ngư nói:
– Chỗ ở là đảo ấp, dòng dõi là hải tiên. Từ đảo ấp đến bờ biển Đông này xa chừng một vạn dặm. Theo lời người mối nói thì cuối tháng này tới kì hạn làm lễ cưới.
Cha hoảng sợ nói:
– Muôn dặm thì phải đi tới nửa năm. Cuối tháng thì chỉ còn ba ngày. Làm thế nào cho kịp được?
Thúc Ngư nói:
– Vợ con đã có thuật rút đường. Bố vợ lại không thách lấy lụa vàng. Lo gì không kịp việc?
Cuối tháng, có hai người đưa Ngọa Vân đến làm lễ cưới. Trông như người thường, không có vẻ gì khác cả.
4. Từ đó, một nhà bốn miệng ăn, cùng sống trên thuyền lênh đênh trên mặt nước. Mỗi lần buông lưới là được toàn cá ngon, chốc lát đã đầy nửa thuyền. Chiều đem về chợ bán, thường được giá đắt. Gia tư giàu có dần. Cứ như thế được bốn năm. Một đêm mồng Bảy tháng Bảy, người cha nói với cả nhà rằng:
– Nhà ta ăn sẻn để dành, nay đã được dư dật. Vậy có nghỉ một ngày cũng chẳng hại gì. Đêm nay, sao Ngưu và sao Nữ gặp nhau, ta nên làm lễ “khất xảo”.
Người nhà vâng lời. Đang khi lạy khấn, nghe đồn nước biển dâng to. Chỗ nào cây nước đổ xuống là làng xóm sạch nhẵn. Mọi người cùng ra cổng xem, thấy sóng to cuồn cuộn tràn đến. Dù có mọc lông mọc cánh, cũng không bay khỏi ra
Ngoạ Vân thấy tình thế nguy bách quá, vội giơ tay bắt quyết, hô to một tiếng: “Biến!”. Tức thì nàng hoá ra một con cá to, dài độ ngàn thước, mình lớn ước tới ba mươi quầng, nằm chắn chỗ ngọn nước tràn vào. Vợ chồng ông chài và Thúc Ngư vin ngay râu cá trèo lên. Nhờ thế được bình an vô sự. Qua một đêm, nước rút xuống. Trông về làng xóm: người, vật, nhà cửa đều bị sông bể cuốn đi hết. Còn nhà, vườn của ông chài thì vẫn y nguyên như ở trên đồi đất cao.
Bấy giờ Ngoạ Vân cầm tay Thúc Ngư khóc rằng:
– Thiếp vốn là nữ Học sĩ ở Long Cung, cùng chàng gặp gỡ những hẹn trăm năm. Hay đâu vạ từ ngoài đến, nếu không lộ bản hình, sao giữ toàn được tính mệnh nhà chồng? Nhưng đã làm thiên cơ tiết lộ, thì đoàn tụ với nhau là sự rất khó. Từ nay trở đi, thiếp không thể chung mộng đẹp được nữa.
Đoạn, lau nước mắt mà hát rằng:
Từ ngày thay áo lạy cô chương,
Cách tháng về nhà chàng,
Trăm năm ân ái ngày còn trường,
Bỗng đâu cơn bão táp,
Biển cả sóng điên cuồng,
Rào rạt mênh mang.
Thời ấy, thế ấy,
Không lấy thân đương,
Thì cô chương, thì hiền lang,
Chôn trong bụng cá rất bi thương.
Thiên cơ đã lộ,
Lại e cha mẹ mắc tai ương,
Làm sao giữ được cảnh đồng sàng?
Thúc Ngư lang!
Trời một phương
Ghi nhớ trong tâm trường:
Trước song chẳng quản trăng soi bóng,
Nhắn nhủ hoa mai tự chủ trương,
Ông xanh, ông xanh sao phũ phàng!
Hát đi hát lại hai ba lượt, rồi nhổ một tí nước bọt trắng trao cho Thúc Ngư và nói:
– Từ nay vĩnh biệt, gọi là chút đỉnh tặng lang quân, đem hoà với nước mặn mà uống thì xuống nước không chìm, không bao giờ bị nạn chết đuối.
Một lát nàng hoá rồng, theo phương Tây Bắc bay đi.
LỜI BÀN CỦA SƠN NAM THÚC: Duyên giải cấu như vậy cũng là chuyện lạ xưa nay. Là một nàng hải tiên ở đảo ấp, lại đi làm dâu một nhà thuyền chài ở biển Đông, rất là không hợp. Thế mà ngoi lặn hụp hơi, đuổi cá ngon vào trong chài lưới, chỉ bốn năm đã trở nên giàu. Đến khi gặp cơn nguy biến, đem thân cản sóng cho nhà chồng. Lại sợ để tai vạ cho cha mẹ, phải tự cắt đứt tình ái vợ chồng, bi ca oán hận; hiếu nghĩa vẹn cả đôi đường. Đọc bài ca để lại, tưởng như trông thấy người vậy. Thế gian làm gì có nàng dâu như thế! Kìa những kẻ cậy giàu sang mà khinh rẻ bố mẹ chồng, chả hoá người mà lại không bằng cá ru!
(In trong Tổng tập Tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam, tập 2, Trần Nghĩa (Chủ biên), Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia, Viện nghiên cứu Hán Nôm, NXB Thế giới, 1997)
Sắp xếp tên của các nhân vật vào bảng.
- Thúc Ngư
- vợ chồng thuyền chài
- Ngọa Vân
- cha Ngoạ Vân
- gã bán kinh
Nhân vật chính
Nhân vật phụ
TRUYỆN LẠ NHÀ THUYỀN CHÀI
(Ngư gia chí dị)
Lê Thánh Tông
1. Nhà thuyền chài có một vợ một chồng, không rõ họ tên, cũng không biết quê quán ở đâu, đến trú ngụ ở miền biển Đông, làm nghề đánh cá. Thật là:
Chồng đem tấm lưới chặn dòng sâu,
Vợ vác cần dài tới bến câu.
Gió sớm đi ra, chèo một mái,
Trăng đêm trở lại cá từng xâu.
Cũng thật là:
Khi sông sớm lúc biển chiều,
Quên mình trong cảnh lao đao tối ngày.
Cá nhiều bán được tiền ngay,
Đêm về có bát cơm đầy phần con.
2. Gần sáu mươi tuổi mới sinh được một con trai. Vợ chồng rất yêu quý. Đêm hôm sinh đứa bé, có đánh lưới được một con cá mè to, nên đặt tên cho đứa bé là Thúc Ngư, tự là Hà Bảo. Khi Thúc Ngư mười lăm tuổi, người cha muốn cho con rời bỏ nghiệp nhà đi học.
Thúc Ngư hỏi cha:
– Đi học là thế nào?
Cha nói:
– Những lời nói và việc làm của thánh hiền đời xưa chép trong sách, có học mới biết mà bắt chước.
Thúc Ngư lại hỏi:
– Trong sách có cá không?
Cha rằng:
– Không!
Thúc Ngư lại hỏi:
– Lấy lời nói và việc làm của thánh hiền mà đánh cá có được không?
Cha nói:
– Lời nói chỉ là văn không, cá là vật thật, làm thế nào mà đánh được. Mày nói sao ngu thế?
Thúc Ngư nói:
– Trong sách đã không có cá, lời nói lại không thể đem đánh được cá, con học làm gì?
Rồi không chịu đi học. Cha mẹ yêu con, không nỡ cưỡng bách.
Hàng ngày, cơm sáng xong, đợi cha mẹ đem lưới ra vực, Thúc Ngư vội vàng đi ngay. Hoặc một ngày thì về, hoặc hai, ba ngày mới về. Cha mẹ cố dò xét chỗ con đi chơi, nhưng không sao tìm được. Trước còn kinh ngạc đi hỏi thăm mọi người, sau cũng coi như thường.
Một hôm cha ôn tồn hỏi rằng:
– Trong hai, ba ngày vừa qua, ai cho con ăn? Con làm việc gì? Con chơi ở đâu? Sao cứ mê man đi tràn như thế? Nay đã không đi học, lại bỏ nghề nghiệp nhà, như thế rút lại chỉ là một đứa lêu lổng mà thôi!
Thúc Ngư thưa:
– Tục ngữ có câu “Có người là có của”. Con nghĩ cha mẹ tuổi già mà gia tư lại bần bạc, muốn tìm một người vợ về làm thay cha mẹ, chung sức lại có thể kiếm được nhiều tiền hơn, may ra nghiệp nhà có thể khá lên được ít nhiều. Nhưng việc trăm năm không nên cẩu thả, cho nên con phải đi lâu ngày để xét cho kĩ. Dám đâu chỉ rong chơi mà cam chịu thành người lêu lổng.
Cha thấy con nói rất khôn, không nỡ trách mắng nữa. Trong khoảng hai, ba năm, con đi về thế nào cũng mặc.
3. Một hôm, vợ chồng đánh cá ở bờ biển, được nhiều hơn mọi khi, ham cá quên cả về. Đến lúc thu lưới lên thuyền, trống đã điểm canh ba rồi. Trời tối sương mù, không sao tìm được đường về. Bỗng thấy đèn lửa đằng xa, tựa hồ có nhà ở. Vợ chồng bảo nhau rằng:
– Cách chỗ người ở không xa nữa, nên tìm đến ngủ trọ một đêm.
Rồi ghé thuyền lên bờ. Gần đến nhà, nghe trong nhà có tiếng người nói:
– Ông thông gia đã đến, mau ra mở cửa đón.
Tiếng nói vừa dứt, một ông già dưới cằm có hai cái râu rất dài từ trong cửa bước ra, trong ánh đèn sáng, miệng cười niềm nở, vái chào vợ chồng ông chài và nói rằng:
– Đường xa đêm khuya, phiền ông bà đến thăm. Hậu tâm ấy biết lấy gì báo đáp?
Vợ chồng không hiểu duyên cớ, chỉ biết theo ông già bước vào trong nhà. Ngồi nói chuyện qua loa một lúc rồi đi ngủ. Sáng mai, ông chài xin đi. Ông già nói:
– Xin hãy tạm ngồi lại để Ngọa Vân làm lễ cho phải đạo làm dâu.
Ông chài hỏi:
– Dám hỏi Ngoạ Vân là ai?
Ông già nói:
– Nó là con gái thứ tám mươi chín của lão đệ. Cùng lệnh lang là Thúc Ngư gặp nhau ở bờ biển, liền có lời hẹn ước Chu Trần. Hiềm còn ít tuổi, chưa tiện cho đẹp duyên cưỡi rồng, nên thường thường lại đây cho được tiện nơi đỗ phượng. Đến nay đã ba năm rồi. Định đến cuối tháng này chọn ngày cho về nhà chồng.
Đoạn gọi Ngoạ Vân bảo rằng:
– Hai vị ngồi trên kia là bố mẹ chồng của con đấy, con phải lạy mừng.
Ngoạ Vân ngồi lễ bốn lạy. Vợ chồng ông chài thấy con gái nhà giàu sang, người lại đẹp, trong bụng rất mừng, chỉ hiềm chưa biết tung tích thế nào.
Một lát, cơm được bưng lên. Ông chài nhìn trong xanh vạc đặt trên bàn ăn, thấy toàn là vật sống đang bơi nhảy. Có thứ quây lượn như rồng, cũng có thứ chạy bon bon như ngựa, có thứ như lũ trẻ đua bỡn, cũng có thứ như đàn gà chọi nhau. Tuy mỗi vật chỉ nhỏ bằng đầu ngón tay, mà vảy, sừng, lông, cánh, tai, mắt, chân, tay, con nào rõ ra con ấy. Ông chài xưa nay chưa từng trông thấy như thế, sợ không dám ăn.
Ông già hiểu ý, mỉm cười nói:
– Núi cao chót vót, biển rộng mênh mông, những vật sinh ở trong đó ai dễ biết hết. Đem cái tài vận chuyển như thần như thánh mà chế ra các món ăn hai buổi sớm tối, người ta sở dĩ quý hơn mọi loài là ở chỗ ấy. Hai vị việc gì mà sợ? Bởi ít khi trông thấy nên có nhiều điều lấy làm lạ đấy thôi.
Lão đệ xin ăn trước, rồi mời hai vị xơi sau.
Khi cầm đũa gắp thì đều là vật chín, ngon tuyệt phẩm, thơm lạ thường.
Cơm xong, vợ chồng ông chài cáo từ ra về. Ngoạ Vân thân hành tiễn chân ra đến chỗ cắm thuyền. Nhìn vào trong cái hang ở bãi cát gọi to rằng:
– Gã bán kinh! Gã bán kinh! Nhờ hai người tiễn bố mẹ chồng tôi trở lại nhà.
Quả nhiên có hai người trong hang ở bãi cát đi ra.
Ngoạ Vân dặn rằng:
– Hôm nay sóng to, không thể dùng chèo bơi thuyền được. Hai anh phải cởi áo lội xuống nước, một người đi sau đẩy thuyền, một người đi trước kéo thuyền, mới có thể chóng đến nơi.
Hai người vâng lời.
Bấy giờ Ngoạ Vân dắt vợ chồng ông chài lên thuyền, ghé tai nói nhỏ:
– Chốn này chướng khí trong nước rất độc, vào mắt thì bị mù ngay. Xin thầy mẹ nhắm chặt mắt lại, lấy hai tay che lên, không nên mở ra nhìn. Chỉ đi độ một khắc có thể qua muôn dặm đường trường.
Nói xong, từ giã quay về.
Vợ chồng ông chài theo lời dặn, nhắm mắt ngồi trong thuyền, phó mặc hai người đẩy, kéo thuyền đi. Độ nửa khắc sau, hai người hé mắt nhìn trộm qua kẽ ngón tay, thấy một nước một trời, không biết đâu là bờ bến. Cá nhảy sau lái, trập trùng trăm trượng trời cao; sóng vỗ mui thuyền, man mác ngàn tầm biển rộng.
Hai gã đi sau, đi trước, tựa người nhưng không phải người, vảy rồng mồm giải, mặt thú thân xà, nổi chìm lên xuống nhanh như mây bay. Sáu mươi năm về trước, ông chài tuy là khách giang hồ, cũng chưa từng thấy cảnh vật hình thù như vậy. Vợ chồng đều sợ mất vía, ôm nhau mà ngồi. Đi chừng ba khắc, nghe hai người kia nói:
– Đến nơi rồi.
Hai vợ chồng mở mắt trông ra thì rõ ràng bến cũ của mình, mừng lắm, bước ngay lên bờ. Chưa kịp quay lại nói, đã thấy hai người “bán kinh” trở gót ra về và trong chớp mắt đã biến đâu mất tích. Về nhà, ông gọi Thúc Ngư ra bảo rằng:
– Tục ngữ có câu: “Trai khôn tìm vợ, gái ngoan tìm chồng”. Người mà con định chọn làm vợ thì nay bố mẹ đã thấy rõ ràng. Thật là “con giỏi dâu hiền”. Nhưng chưa biết cưới vào ngày nào? Quê quán ở đâu? Gia thế sang hay là hèn? Đường đi gần hay là xa? Con phải nói cho rõ, ta mới lo kịp.
Rồi kể lại rõ ràng quãng đường biển đã qua, cùng hai người kì dị tiễn về như thế nào. Thúc Ngư nói:
– Chỗ ở là đảo ấp, dòng dõi là hải tiên. Từ đảo ấp đến bờ biển Đông này xa chừng một vạn dặm. Theo lời người mối nói thì cuối tháng này tới kì hạn làm lễ cưới.
Cha hoảng sợ nói:
– Muôn dặm thì phải đi tới nửa năm. Cuối tháng thì chỉ còn ba ngày. Làm thế nào cho kịp được?
Thúc Ngư nói:
– Vợ con đã có thuật rút đường. Bố vợ lại không thách lấy lụa vàng. Lo gì không kịp việc?
Cuối tháng, có hai người đưa Ngọa Vân đến làm lễ cưới. Trông như người thường, không có vẻ gì khác cả.
4. Từ đó, một nhà bốn miệng ăn, cùng sống trên thuyền lênh đênh trên mặt nước. Mỗi lần buông lưới là được toàn cá ngon, chốc lát đã đầy nửa thuyền. Chiều đem về chợ bán, thường được giá đắt. Gia tư giàu có dần. Cứ như thế được bốn năm. Một đêm mồng Bảy tháng Bảy, người cha nói với cả nhà rằng:
– Nhà ta ăn sẻn để dành, nay đã được dư dật. Vậy có nghỉ một ngày cũng chẳng hại gì. Đêm nay, sao Ngưu và sao Nữ gặp nhau, ta nên làm lễ “khất xảo”.
Người nhà vâng lời. Đang khi lạy khấn, nghe đồn nước biển dâng to. Chỗ nào cây nước đổ xuống là làng xóm sạch nhẵn. Mọi người cùng ra cổng xem, thấy sóng to cuồn cuộn tràn đến. Dù có mọc lông mọc cánh, cũng không bay khỏi ra
Ngoạ Vân thấy tình thế nguy bách quá, vội giơ tay bắt quyết, hô to một tiếng: “Biến!”. Tức thì nàng hoá ra một con cá to, dài độ ngàn thước, mình lớn ước tới ba mươi quầng, nằm chắn chỗ ngọn nước tràn vào. Vợ chồng ông chài và Thúc Ngư vin ngay râu cá trèo lên. Nhờ thế được bình an vô sự. Qua một đêm, nước rút xuống. Trông về làng xóm: người, vật, nhà cửa đều bị sông bể cuốn đi hết. Còn nhà, vườn của ông chài thì vẫn y nguyên như ở trên đồi đất cao.
Bấy giờ Ngoạ Vân cầm tay Thúc Ngư khóc rằng:
– Thiếp vốn là nữ Học sĩ ở Long Cung, cùng chàng gặp gỡ những hẹn trăm năm. Hay đâu vạ từ ngoài đến, nếu không lộ bản hình, sao giữ toàn được tính mệnh nhà chồng? Nhưng đã làm thiên cơ tiết lộ, thì đoàn tụ với nhau là sự rất khó. Từ nay trở đi, thiếp không thể chung mộng đẹp được nữa.
Đoạn, lau nước mắt mà hát rằng:
Từ ngày thay áo lạy cô chương,
Cách tháng về nhà chàng,
Trăm năm ân ái ngày còn trường,
Bỗng đâu cơn bão táp,
Biển cả sóng điên cuồng,
Rào rạt mênh mang.
Thời ấy, thế ấy,
Không lấy thân đương,
Thì cô chương, thì hiền lang,
Chôn trong bụng cá rất bi thương.
Thiên cơ đã lộ,
Lại e cha mẹ mắc tai ương,
Làm sao giữ được cảnh đồng sàng?
Thúc Ngư lang!
Trời một phương
Ghi nhớ trong tâm trường:
Trước song chẳng quản trăng soi bóng,
Nhắn nhủ hoa mai tự chủ trương,
Ông xanh, ông xanh sao phũ phàng!
Hát đi hát lại hai ba lượt, rồi nhổ một tí nước bọt trắng trao cho Thúc Ngư và nói:
– Từ nay vĩnh biệt, gọi là chút đỉnh tặng lang quân, đem hoà với nước mặn mà uống thì xuống nước không chìm, không bao giờ bị nạn chết đuối.
Một lát nàng hoá rồng, theo phương Tây Bắc bay đi.
LỜI BÀN CỦA SƠN NAM THÚC: Duyên giải cấu như vậy cũng là chuyện lạ xưa nay. Là một nàng hải tiên ở đảo ấp, lại đi làm dâu một nhà thuyền chài ở biển Đông, rất là không hợp. Thế mà ngoi lặn hụp hơi, đuổi cá ngon vào trong chài lưới, chỉ bốn năm đã trở nên giàu. Đến khi gặp cơn nguy biến, đem thân cản sóng cho nhà chồng. Lại sợ để tai vạ cho cha mẹ, phải tự cắt đứt tình ái vợ chồng, bi ca oán hận; hiếu nghĩa vẹn cả đôi đường. Đọc bài ca để lại, tưởng như trông thấy người vậy. Thế gian làm gì có nàng dâu như thế! Kìa những kẻ cậy giàu sang mà khinh rẻ bố mẹ chồng, chả hoá người mà lại không bằng cá ru!
(In trong Tổng tập Tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam, tập 2, Trần Nghĩa (Chủ biên), Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia, Viện nghiên cứu Hán Nôm, NXB Thế giới, 1997)
Quan niệm về việc học của Thúc Ngư là gì?
Văn bản dưới đây là được tạo ra tự động từ nhận diện giọng nói trong video nên có thể có lỗi
- Chào mừng các bạn đến với chương trình
- Ngữ văn lớp 9 bộ sách chân trời sáng tạo
- của trang web
- olm.vn các em thân mến văn học dươ gian
- Việt Nam có nhiều tác phẩm đề cao phẩm
- chất cao đẹp như sống chung thủy tình
- nghĩa vị tha của con người Việt Nam nhất
- là người phụ nữ hãy chia sẻ với các bạn
- về một nhân vật nữ trong tác phẩm mà em
- đã đọc và trân trọng bây giờ chúng ta
- hãy cùng với cô đến với câu hỏi tương
- tác sau
- đây như chúng ta đã biết văn học dân
- gian Việt Nam có khá nhiều tác phẩm đề
- cao về phẩm chất cao đẹp của người phụ
- nữ ví dụ như nhân vật cô tắm trong
- truyện cổ tích Tấm Cám vừa hiền lành vừa
- vị tha hay nhân vật Âu Cơ trong truyền
- thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ biết yêu
- thương và chăm sóc con cái của mình có
- thể nói đến nàng cóc trong truyện Lấy vợ
- cóc Mặc dù hình dáng của cô không đẹp
- nhưng cô lại tốt nết cô cóc biết nói và
- giúp đỡ gia đình chồng mình Cuối cùng cô
- biến thành một cô gái xinh đẹp và hạnh
- phúc bên chồng câu chuyện nói về ý nghĩa
- của tình yêu thương và sự đánh giá bên
- ngoài không quan trọng khẳng định lời
- dạy của ông cha tốt g hơn tốt nước
- sơn qua các nhân vật trong các câu
- chuyện trên hình ảnh những người phụ nữ
- trên đã đại diện cho phụ nữ truyền thống
- Việt Nam Họ là những người có những phẩm
- chất tốt đẹp và đáng được trân
- trọng người phụ nữ và thân phận của họ
- từ lâu đã trở thành nguồn cảm hứng của
- thơ ca văn chương gắn liền với những
- thông điệp quý báu trong bài học hôm nay
- chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về về tác
- phẩm truyền lạ nhà thuyền chài để thấy
- rõ hơn những nét đặc sắc về thể loại
- truyền kỳ cũng như những phẩm chất cao
- quý của người phụ nữ được thể hiện trong
- văn học trung đại các bạn nhé Nội dung
- đầu tiên trong bài học của chúng ta đó
- là tìm hiểu chung Trước hết các bạn sẽ
- tìm hiểu những kiến thức về tác giả tác
- giả của văn bản truyền lạ nhà thuyền
- chài đó là Lê Thánh Tông Lê Thánh Tông
- sinh năm 144
- mất năm
- 1497 tên là Lê Tư Thành con trai thứ tư
- của Lê Thái Tông ngài là một vị vua trị
- vị lâu nhất của Nhà Hậu Lê Tên tuổi và
- sự nghiệp gắn liền với giai đoạn Cường
- Thịnh của đất nước nửa sau thế kỷ
- 15 không chỉ là một vị vua anh Minh Lê
- Thánh Tông còn là một nhà thơ lớn với
- nhiều tác phẩm phong phú cả về đề tài và
- thể loại cả về chữ thán và chữ nô ông đã
- để lại một di sản thơ văn phong phú đồ s
- vị vua này cũng đã sáng lập ra hồi Tào
- đàn và làm chủ
- soái tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu
- những kiến thức thú vị về tác phẩm đầu
- tiên đó là tập sách Thánh Tông Di Thảo
- đọc một số thông tin trong sách và trả
- lời câu hỏi sau đây về TC phẩm Thánh
- Tông Di Thảo các bạn
- nhé Thánh Tông Thảo hay còn gọi là bản
- thảo để lại của Thánh Tông tương truyền
- là sáng tác của vua Lê Thánh Tông theo
- một số nhà nghiên cứu văn học nhan đề
- của tập sách do người đời sau đặt và một
- số tác phẩm trong tập này có thể được
- người đời sau thêm vào tập sách gồm 19
- truyện ký và một truyện phụ lục viết
- theo nhiều thể loại khác nhau có thể là
- truyền kỳ ngụ ngôn và có cả tạp ký C
- truyện nhân vật thường dựa trên các sự
- kiện câu chuyện trong sự sách Văn liệu
- hoặc thực tế cuộc sống nhằm thể hiện
- nhiều chủ đề thông điệp khác nhau như đề
- cao tài trị nước yên dân của nhà vua đề
- cao tư tưởng nhai giáo hoặc phê phán tư
- tưởng giáo Điều đầu sách có bài Tựa của
- tác giả và cuối mỗi tác phẩm đều có lời
- bàn của Sơn Nam thúc chưa Rõ là ai lối
- xây dựng nhân vật cách kể chuyện ở tác
- phẩm này được xem là một bước phát triển
- trong văn xui chừ Hán ở Việt
- Nam tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu về
- tác phẩm truyện lạ nhà thuyền chài đầu
- tiên hãy nói về xuất xứ truyền lạ nhà
- thuyền chài là một trong 19 tác phẩm
- trong tập truyện ký nêu trên do Nguyễn
- Đình Ngô dịch về thể loại văn bản thuộc
- thể loại truyện truyền kỳ
- vừa rồi chúng mình đã tìm hiểu những
- kiến thức cơ bản về tác giả và tác phẩm
- bây giờ chúng ta sẽ đi sâu vào phần tìm
- hiểu chi tiết trước hết chúng ta sẽ nói
- về cố truyện và bối cảnh đầu tiên là về
- cố
- truyện ở phầ này các bạn cần tóm tắt
- được nội dung câu chuyện và cho biết các
- sự kiện trong câu chuyện được sắp xếp
- theo trật tự thời gian không sang như
- thế nào Đầu tiên hãy đọc lại truyện về
- giúp cô sắp xếp các sự việc để hoàn
- thành cốt truyện các bạn
- nhé với văn bản truyện lạ nhà thuyền
- chài có thể tóm tắt theo các sự kiện
- chính tương ứng với các phần đã được
- đánh số trong văn bản các bạn cùng lưu ý
- do hiếm muộn 60 tuổi vởi trong lạo đánh
- cá mới xin được cậu con trai và đặt tên
- là thúc Ngư khi đã
- tuổi thúc Ngư không chịu đi học theo lời
- khuyên của cha với lý do trong sách
- không có cá và không thể lấy lời nói và
- việc làm của thánh hiền mà đánh cá được
- rồi thúc Ngư bỏ công sức Hai Ba Năm lặng
- lẽ từ mình đi tìm bằng được một người vợ
- về làm thay cha mẹ Chung Sức lại có thể
- kiếm được nhiều tiền hơn may ra nghiệp
- nhà có thể khá lên được ít
- nhiều một lần Cha Mẹ thúc Ngư mãi đánh
- cá trời tối lạc lối về ông bà tình cờ
- gặp được cha của ngọ Vân được tiếp đón
- rất nồng nhiệt lại gặp mặt được kẻ ngõ
- Vân cô con dâu tương lai của mình hai
- bên vui vẻ kết làm thông gia Ngọ Vân
- dùng phép thuật đưa ông bà về tành nhà
- chỉ trong chớp mắt hôn lễ của thúc Ngư
- và Ngọa Văn được tiến hành sau đó không
- lâu từ đó nhờ có sự góp sức của Ngọa
- phân công việc đánh cá thuận lợi bội thu
- gia tư giàu có dừng cứ như thế được bố
- năm chẳng may một đêm gia đình nghỉ đánh
- cá đang khi làm lễ khất xảo thì tai họa
- xảy đến biển khơ dạy sóng lớn nhấn chìm
- tất cả Ngọa Vân phải tận Lực dùng phép
- thuật ngăn sóng dữ cứu được cha mẹ thúc
- Ngư thúc Ngư và gia sản nhà chồng tuy
- vậy khi Đà để lộ bí mật của bản thân và
- thiên cơ Ngọa vă phải từ biệt chồng và
- cha mẹ chồng nàng khóc giả biệt mọi
- người bằng một bài hát bi thương và
- không quên để lại cho thúc Ngư một bí
- quyết phòng tránh gió to sống dữ nơi
- biển cả cuối truyền là lời bàn của Sơn
- Nam
- thúc tiếp theo chúng ta sẽ nói về bối
- cảnh Tức là không gian và thời gian
- trong truyện
- về thời gian chúng ta thấy được rằng văn
- bản Kể lại các sự việc theo thời gian
- tuyến tính tức là sự việc nào đến trước
- thì kệ trước sự việc nào đến sau thì kệ
- sau về không gian chúng ta thấy được
- rằng trong truyện có xuất hiện hai loại
- không gian thứ nhất đó là Trần Thế cụ
- thể đó là không gian của nhà thuyền chài
- và thế giới kỳ ảo đó là nhà của Ngọa Vân
- hay còn gọi là nơi ở của nàng nhân vật
- kỳ ảo có thể di chuyển giữa long cung và
- Trần
- Thế tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu về
- nhân vật đầu tiên nói về nhân vật chính
- và nhân vật phụ trong truyện có các nhân
- vật là vợ chồng thuyền trài thúc Ngư
- Ngọa Vân cha Ngọa Vân và gã Bá
- Kinh Các bạn hãy cùng thực hiện một bài
- tập nhỏ sau đây để tìm ra nhân vật chính
- và nhân vật phụ trong truyện
- nhé sau khi đọc văn bản chắc chắn chúng
- ta có thể tìm ra được nhân vật chính và
- nhân vật phụ thứ nhất là nhân vật chính
- nhân vật chính của truyện lạ nhà thuyền
- chài bao gồm có thúc Ngư và Ngọa Vân
- nhân vật phụ thì có vợ chồng Thuyền Chài
- cha Ngọa Vân và gã bán
- kinh bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu về
- nhân vật thc Ngư các bạn
- nhé thúc Ngư là người con trai duy nhất
- của vợ chồng nhà thuyền chài được cha mẹ
- rất yêu quý chàng có quan niệm về việc
- học và việc chọn nghề của riêng mình
- điều này được thể hiện qua đoạn đối
- thoại giữa hai cha con thúc Ngư và đây
- cũng là một trong những điểm đáng lưu ý
- về nhân vật này mà chúng ta cần phải làm
- rõ Trước hết các bạn hãy trả lời câu hỏi
- quan niệm về việc học của thúc Ngư
- là để làm rõ về quan niệm học của thúc
- Ngư chúng ta có thể thực hiện các nội
- dung như sau thứ nhất các bạn đọc lại
- đoạn đối thoại giữa hai cha con thúc Ngư
- từ câu thúc Ngư hỏi cha đi học là thế
- nào cho đến câu rồi không chịu đi
- học Sau đó chúng ta giải thích quan niệm
- về việc học của thúc Ngư qua các lời
- thoại rất quan trọng cụ thể đó là trong
- sách có cá không lấy lời nói và việc làm
- của thánh hiền mà đánh cá có được không
- trong sách đã không có cá lời nói lại
- không thể đem đánh được cá còn học làm
- gì qua các lời thoại trên chúng ta có
- thể thấy được rằng các lời thoại đã thể
- hiện rõ quan niệm đơn sơ của nhân vật
- thúc Ngư đó là phải lấy động cơ hiệu quả
- thực tế thực dụng cụ thể là giúp cha mẹ
- đánh được nhiều cá bớt lam lũ vất vả làm
- mục đích để quyết định có đi học hay là
- không mục đích của việc học là để giúp
- cha mẹ kiếm sống bằng nghề cá thuận lợi
- hơn vì thế khi việc học không thể giúp
- anh thực hiện mục đích đó anh đã cho
- rằng nó không cần
- thiết cuối cùng các bạn có thể liên hệ
- lời giải thích của thúc Ngư với người
- cha về việc làm thâm lặng của chàng sau
- đó để minh chứng thêm cho quan niệm nêu
- trên chúng ta có thể lưu ý đến lời thoại
- sau đây Con nghĩ cha mẹ tuổi già mà gia
- tư lại bần bạc muốn tìm một người vợ về
- làm thay cha mẹ chúng sức lại có thể
- kiếm được nhiều tiền hơn may ra nghiệp
- nhà có thể khá lên được ít
- nhiều thúc Ngư vì thế đã cất công đi đến
- nhiều nơi để tìm vợ anh cũng có quan
- niệm về hôn nhân rất rõ ràng nhưng việc
- Trăm Năm Không nên cẩu thả cho nên con
- phải đi lâu ngày để xét cho kỹ anh gặp
- được Ngọa văn sau khi cưới nhau thúc Ngư
- cùng vợ chăm chỉ làm lụng giúp g tư giàu
- có dần qua đây có thể thấy anh là chàng
- trai có suy nghĩ và quan niểm thể hiện
- được cá tính của bản thân mình thể hiện
- được sự chân chất của mình vì xuất phát
- điểm trong hoàn cảnh gia đình nghèo khó
- các bạn thân mến như vậy trong video bài
- giảng Ngày hôm nay chúng ta đã tìm hiểu
- những kiến thức chung về tác giả tác
- phẩm bên cạnh đó các bạn cũng đã tìm
- hiểu về cốt truyện bối cảnh nhân vật cụ
- thể là đi sau Phân tích về nhân vật thúc
- Ngư trong video bài giảng tiếp theo
- chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu những
- kiến thức thú vị còn lại còn bây giờ Xin
- chào và Hẹn gặp lại và hẹn gặp lại
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây