Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Trung điểm của đoạn thẳng SVIP
Trung điểm của đoạn thẳng
Nếu điểm $I$ nằm giữa hai điểm $A$ và $B$ sao cho $IA = IB$ thì điểm $I$ gọi là trung điểm của đoạn thẳng $AB$.
Khi đó ta có: $IA = IB = \dfrac{AB}{2}$.
Ví dụ 1. Cho đoạn thẳng $AB$ dài $4$ $cm$ như hình vẽ. Gọi $M$ là trung điểm của đoạn thẳng $AB$. Tính độ dài đoạn thẳng $AM$.
Lời giải
$M$ là trung điểm của $AB$ nên $AM = MB = \dfrac{AB}{2}$.
Vậy độ dài đoạn thẳng $AM$ bằng: $\dfrac{4}{2} = 2$ ($cm$).
Chú ý. Ta có thể dùng thước thẳng có vạch chia để xác định trung điểm của đoạn thẳng $AB$ như hình vẽ dưới đây.
Ví dụ 2. Cho đoạn thẳng $PQ$ dài 12 đơn vị. Gọi $E$ là trung điểm của đoạn thẳng $PQ$ và $F$ là trung điểm của đoạn thẳng $PE$. Tính độ dài đoạn thẳng $EF$.
Lời giải
Vì $E$ là trung điểm của đoạn thẳng $PQ$ nên ta có:
$PE = EQ = \dfrac{PQ}{2} = \dfrac{12}{2} = 6$ (đơn vị)
Vì $F$ là trung điểm của đoạn thẳng $PE$ nên ta có:
$EF = FP = \dfrac{PE}{2} = \dfrac{6}{2} = 3$ (đơn vị)
Vậy độ dài đoạn thẳng $EF$ là $3$ đơn vị.
Ví dụ 3. Vòng quay mặt trời trong khu vui chơi Đầm Sen ở thành phố Hồ Chí Minh có điểm cao nhất là $60$ $m$, điểm thấp nhất là $6$ $m$ (so với mặt đất). Hỏi trục của vòng quay nằm ở độ cao nào?
Lời giải
Gọi $M$ là điểm cao nhất, $T$ là trục, $N$ là điểm thấp nhất và $D$ là điểm ở mặt đất như hình vẽ dưới đây.
Theo bài ra ta có: $MD = 60$ $m$, $ND = 6$ $m$.
Vì điểm $N$ nằm giữa hai điểm $M$ và $D$ nên:
$MN + ND = MD$
$MN = MD - ND$
Thay $MD = 60$ $m$, $ND = 6$ $m$ ta được:
$MN = 60 - 6 = 54$ ($m$)
Vì $T$ là trung điểm của của đoạn thẳng $MN$ nên:
$MT = TN = \dfrac{MN}{2} = \dfrac{54}{2} = 27$ ($m$)
Vì $N$ nằm giữa hai điểm $T$ và $D$ nên:
$TN + ND = TD$
Thay $TN = 27$ $m$, $ND = 6$ $m$ ta được:
$TD = 27 + 6 = 33$ ($m$)
Vậy trục vòng quay nằm ở độ cao $33$ $m$ (so với mặt đất).
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây