Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Tri thức ngữ văn SVIP
1. Phóng sự
Phóng sự là một thể loại thuộc loại hình kí phản ánh những sự việc, câu chuyện mang tính thời sự và có ý nghĩa quan trọng nhất định đối với một cộng đồng xã hội, thể hiện thái độ rõ ràng của người viết đối với những sự việc đó. Tác giả phóng sự thường sử dụng các biện pháp nghiệp vụ báo chí như điều tra, phỏng vấn, đối thoại,... đồng thời kết hợp sử dụng chọn lọc các phương tiện biểu đạt của văn học nhằm tăng giá trị nghệ thuật cho tác phẩm.
2. Nhật kí
Những cuốn nhật kí có giá trị văn học không đơn thuần ghi chép sự việc hằng ngày của một cá nhân mà còn giàu tính nhân văn, đặc sắc về ngôn từ và nghệ thuật, ví dụ như nhật kí của Tôn-xtôi (Tolstoi), An-na Phrăng (Anne Frank), Nguyễn Huy Tưởng, Đặng Thuỳ Trâm, Nguyễn Văn Thạc,...
a. Tính phi hư cấu trong phóng sự, nhật kí
Cách phản ánh hiện thực theo nguyên tắc đề cao tính xác thực là đặc điểm của tác phẩm thuộc loại hình kí. Phóng sự, nhật kí cũng như các thể loại khác thuộc loại hình kí (hồi kí, tự truyện, nhật kí, phóng sự, kí sự) coi trọng việc sử dụng các chi tiết, sự kiện mang thông tin xác định, có thể kiểm chứng.
b. Chi tiết, sự kiện hiện thực
Chi tiết, sự kiện hiện thực là loại chi tiết, sự kiện có thật trong đời sống, tồn tại một cách khách quan.
Đối với phóng sự, nhật kí, việc kết hợp chi tiết, sự kiện hiện thực với trải nghiệm, thái độ và đánh giá của người viết vừa thể hiện được tính xác thực của thông tin vừa đem lại cho người đọc những nhận thức sâu sắc gắn liền với cái nhìn, tình cảm của tác giả về thông tin được phản ánh trong văn bản.
3. Đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ thân mật
Ngôn ngữ thân mật là loại ngôn ngữ gần gũi, tự nhiên, thoải mái được dùng trong hoàn cảnh giao tiếp không theo nghi thức; thể hiện thái độ, tình cảm thân mật với người thân, bạn bè,...
Loại ngôn ngữ này có thể xuất hiện ở cả dạng nói (ví dụ: các cuộc đối thoại trong sinh hoạt hằng ngày) và dạng viết (thư; tin nhắn gửi cho người thân, bạn bè; nhật kí;...). Ngôn ngữ thân mật có các đặc điểm sau:
– Thường sử dụng khẩu ngữ, tiếng lóng, từ ngữ địa phương, trợ từ, thán từ,...
– Thường sử dụng câu có cấu trúc đơn giản, câu rút gọn, câu chứa các thành phần tình thái, thành phần cảm thán, thành phần gọi đáp.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây