Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Tri thức ngữ văn SVIP
1. Truyện truyền kì
Truyện truyền kì là một thể loại văn xuôi tự sự cỡ nhỏ thời trung đại, có nguồn gốc từ Trung Quốc, thường phản ánh hiện thực bằng yếu tố kì ảo. Nhiều truyện gần với truyện dân gian.
Ở Việt Nam, truyện truyền kì được viết bằng chữ Hán, phát triển mạnh ở thế kỉ XVI − XVII, tiêu biểu là Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ.
2. Yếu tố kì ảo trong truyện truyền kì, truyện dân gian
Trong truyện truyền kì, thế giới con người giao thoa và kết nối với thế giới của thánh thần, ma, quỷ. Tuy nhiên, đằng sau những tình tiết kì ảo, phi hiện thực, người đọc có thể tìm thấy những vấn đề cốt lõi của hiện thực cũng như những quan niệm và thái độ của tác giả đối với đời sống đương thời.
Trong truyện dân gian, yếu tố kì ảo được sử dụng nhằm thể hiện quan niệm dân gian về thế giới siêu nhiên hoặc niềm tin vào công lí.
Quan niệm, mục đích, cách thức sử dụng yếu tố kì ảo trong truyện truyền kì khác với truyện dân gian. Yếu tố kì ảo trong truyện dân gian gắn với niềm tin của tác giả dân gian về sự hiện hữu và vai trò của các thế lực siêu nhiên trong đời sống của con người. Đây cũng là phương tiện giúp người xưa nuôi dưỡng niềm tin và ước mơ về một thế giới tốt đẹp. Thế giới trong truyện truyền kì là một thế giới tưởng tượng. Yếu tố kì ảo trong truyện truyền kì chủ yếu được sử dụng như là phương tiện nghệ thuật, giúp nhà văn dựng nên trong truyện kể một thế giới kì lạ hoang đường, qua đó đề cập đến những vấn đề đáng quan ngại của xã hội đương thời.
Trong truyện hiện đại, khi cần, các nhà văn cũng thường sử dụng yếu tố kì ảo để thực hiện ý đồ nghệ thuật của mình. Các tác phẩm của Nguyễn Tuân như Trên đỉnh non Tản, Xác ngọc lam, Chùa Đàn,... là những ví dụ tiêu biểu.
3. Văn tế
Văn tế là loại văn đọc khi cúng tế người chết. Trong văn học trung đại, đây là thể văn kết hợp nhiều loại yếu tố: tự sự, nghị luận, trữ tình,... Một bài văn tế thường có các phần:
– Lung khởi (cảm tưởng khái quát về người quá cố).
– Thích thực (hồi tưởng công đức của người quá cố).
– Ai vãn (than tiếc người chết).
– Kết (nêu cảm nghĩ và mời linh hồn người quá cố về hưởng đồ tế lễ).
Về thể thức, văn tế được viết bằng nhiều thể loại khác nhau, nhưng điển hình nhất là viết bằng thể phú độc vận (một vần) như Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu, Văn tế Phan Chu Trinh của Phan Bội Châu,... Bài văn tế thường có những lời biểu cảm trực tiếp của người đứng tế như: “Hỡi ôi!”, “Ôi!”, “Ôi thôi thôi!”, “Đau đớn thay!”,...
4. Câu sai logic
Câu sai logic là câu có ngữ nghĩa không phù hợp với logic thông thường. Dưới đây là một số loại câu sai logic thường gặp.
– Câu có quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành phần, các vế không logic do dùng sai từ ngữ liên kết.
Ví dụ: Hoàng là người hiền lành, chăm chỉ nên rất yêu thương vợ con.
Phân tích lỗi: Câu sai logic do dùng sai từ ngữ liên kết “nên” (“hiền lành, chăm chỉ” không phải là nguyên nhân của “rất yêu thương vợ con”).
Cách sửa:
– Câu chứa các thành phần đẳng lập không cùng phạm trù ngữ nghĩa.
Ví dụ: Tôi đã gặp anh ấy hai lần: một lần vào năm ngoái, một lần ở Hà Nội.
Phân tích lỗi:
Cách sửa:
(1) Tôi đã gặp anh ấy hai lần: một lần vào năm ngoái, một lần vào tháng Ba năm nay.
(2) Tôi đã gặp anh ấy hai lần: một lần ở Huế, một lần ở Hà Nội.
– Câu có các hành động được sắp xếp không theo một trật tự hợp lí.
Ví dụ: Nó nhắm mắt lại, cố gắng ngủ và nằm xuống giường.
Phân tích lỗi: Việc sắp xếp các hành động không theo một trật tự hợp lí dẫn đến câu sai logic.
Cách sửa: Nó nằm xuống giường, nhắm mắt lại và cố gắng ngủ.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây