Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Trên đỉnh non Tản SVIP
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả
- Nguyễn Tuân sinh năm 1910, mất năm 1987, quê ở thôn Thượng Đình, xã Nhân Mục (tên Nôm là làng Mọc), nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
- Ông sáng tác nhiều thể loại:
+ Tùy bút (Chiếc lư đồng mắt cua, Nguyễn, Sông Đà,...).
+ Truyện ngắn (Vang bóng một thời).
+ Tiểu thuyết (Thiếu quê hương).
+ Truyện kì ảo (Xác ngọc lam, Bố ô, Chùa Đàn,...).
- Ông là nhà văn lớn, tài hoa, có phong cách nghệ thuật độc đáo.
2. Tác phẩm
Trên đỉnh non Tản là truyện ngắn trong tập Vang bóng một thời, tiêu biểu cho mảng truyện sử dụng yếu tố kì ảo, đồng thời cũng tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân.
II. TÌM HIỂU CHI TIẾT
1. Đề tài, chủ đề
- Đề tài:
- Chủ đề: thế giới bí ẩn, kì thú, linh thiêng của Thần núi Tản Viên và những gì mà tốp thợ mộc Tràng Thôn từng trải nghiệm, chứng kiến trong chuyến trùng tu Đền Thượng trên đỉnh núi.
2. Chi tiết kì ảo
- Chi tiết về đồ vật kì ảo:
+ Chi tiết về "con trúc đao" ("cái lá trúc nhọn đầu", "cái trúc mã đao").
+ Chi tiết về chiếc thuyền thoi được cô gái chèo lái, đưa các thợ phó đến gặp Thần trên đỉnh non Tản.
+ Các chi tiết về đồ vật thuộc về cõi tiên: những viên đá cuội có thể biến thành cơm, xôi, rượu; hạt quả hồ đào "có dáng cái thai đứa trẻ gục đầu ngủ quên", "rớt xuống thảm cỏ" thì "hoá thành luống cúc tần có bẩy lá mốc"; tê giác có sừng là "những vệt lân hoả sáng ngời và mát dịu";...
=> Tác dụng của yếu tố kì ảo: tăng tính chất bí ẩn, linh thiêng của cảnh vật, nhân vật; tăng thêm sự hấp dẫn cho văn bản; thể hiện chủ đề của văn bản.
4. Nhân vật thần non Tản
- Ngoại hình: "một ông cụ già râu, tóc, lông mi trắng xốp như bông, chống một cây gậy trúc đùi gà vàng óng, khoan thai tiến vào cổng trước làng Tràng Thôn".
- Lời thoại: "Đền dựng trước như thế nào, cứ thế mà trùng tu. Không phải thượng thực hạ hư gì cả. Ở sơn gian này, có thiếu gì gỗ chò vẩy và đá hoa. Ta dám chấp Kẻ Kia cứ dâng mãi được nước lên đây mà dỡ cho hết được gỗ quý và đá báu của ta. Còn thiếu bẩy cây gỗ chò nữa, chiều nay lũ voi trắng của ta sẽ đem về đủ. Còn đá cẩm thạch lúc nào lót cột và lát nền, sẽ có lần lần cho thợ ngoã làm.",...
- Phong thái, hành vi: "phe phẩy cây phất trần, ngắm mấy con bạch tượng cắm ngà xuống sân đền, sau mươi cây gỗ dài rất thẳng", "truyền cho voi trắng và hiệp thợ mộc đứng cả dậy",...
* So sánh nhân vật Thần Non Tản trong truyện Trên đỉnh non Tản (Nguyễn Tuân) với nhân vật Sơn Tinh trong bài thơ Sơn Tinh, Thủy Tinh (Nguyễn Nhược Pháp):
- Một số điểm giống nhau:
+ Đều là những hình tượng nhân vật thần linh được sáng tạo lại từ hình tượng Sơn Tinh trong truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh.
+ Đều miêu tả trong cuộc tranh chấp lâu dài với Thủy Tinh (trực tiếp hay gián tiếp).
+ Đều được xây dựng, tôn vinh bằng yếu tố kì ảo.
- Một số điểm khác biệt:
Thần Non Tản (Trên đỉnh non Tản) |
Sơn Tinh (Sơn Tinh, Thủy Tinh) |
Là vị thần cao cả, uy nghi. | Là vị thần cầu hôn, uy vũ, dũng mãnh. |
Ung dung, tự tại. | Là chỗ dựa vững chắc cho công chúa Mị Nương và vua Hùng. |
Mang phong thái của một tiên ông. | Mang phong thái của một vị thần nhân tuổi trẻ tài cao. |
Được thể hiện bằng ngôn ngữ truyện. | Được thể hiện bằng ngôn ngữ thơ. |
III. TỔNG KẾT
1. Nội dung:
- Truyện ngợi ca uy linh của Thần Non Tản và tài nghệ nghề mộc của cụ phó Sần, hiệp thợ mộc làng Tràng Thôn.
2. Nghệ thuật:
- Cách kể chuyện hấp dẫn.
- Chi tiết kì ảo lôi cuốn.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây