Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Trắc nghiệm ôn tập và kiểm tra (2) SVIP
Yêu cầu đăng nhập!
Bạn chưa đăng nhập. Hãy đăng nhập để làm bài thi tại đây!
Đọc văn bản và trả lời câu hỏi:
Mây ngũ sắc là sự xuất hiện của màu sắc trong một đám mây tương tự như những gì chúng ta được nhìn thấy trên các màng dầu trong một vũng nước, nói chung nằm trong vùng gần vị trí biểu kiến của Mặt Trời hoặc Mặt Trăng. Nó là một hiện tượng khá phổ biến, thường thấy nhất trong mây trung tích, mây ti tích, mây hình hột đậu và mây ti. Chúng đôi khi xuất hiện như các dải song song với rìa của đám mây. Ngũ sắc đôi khi cũng được nhìn thấy trong mây tầng bình lưu vùng cực (còn gọi là "mây xà cừ"). Màu sắc thường là nhạt màu như màu phấn tiên (màu tùng lam), nhưng có thể rất rực rỡ hoặc pha trộn với nhau, đôi khi tương tự như xà cừ. Khi xảy ra gần Mặt Trời, hiệu ứng có thể khó phát hiện khi nó bị chìm trong ánh sáng chói lòa của Mặt Trời. Điều này có thể khắc phục bằng cách chặn ánh sáng mặt trời bằng tay hoặc quan sát nó dưới bóng của cây cối hoặc tòa nhà. Các vật hỗ trợ khác là kính tối màu, hoặc quan sát bầu trời phản xạ qua gương lồi hoặc trong một vũng nước. Mây ngũ sắc rất hiếm.
Hình ảnh: Mây ngũ sắc
[...]
Ở Trường Sa, nếu biển mang nhiều sắc màu kì thú thì bầu trời cũng không kém phần hấp dẫn. Đặc biệt, có những hôm, trong ráng chiều đỏ ối phản chiếu xuống mặt biển còn xuất hiện những đám mây ngũ sắc. Chúng có sức hấp dẫn khiến người ta nhìn hàng giờ không chán. Thời điểm hoàng hôn có những đám mây được nhuộm sắc xà cừ óng ánh điệu đà. Có những đám mây quay quanh mặt trời và tạo ra lỗ hổng để lọt ánh nắng xuống nhìn như một cái "giếng trời" giữa thiên nhiên. Lại có những đám mây màu sẫm có viền ánh sáng chói lọi xung quanh khiến chúng càng nổi bật và sắc nét trên nền trời. Những đám mây kì ảo ở Trường Sa luôn thay đổi hình dáng, màu sắc, khiến cho bầu trời trở nên sinh động ở mọi thời khắc.
(Theo Nguyễn Xuân Thủy)
Bài viết thuộc kiểu văn bản nào?
Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì?
Đối tượng được đề cập đến trong văn bản là gì?
Mục đích của văn bản là gì?
Nó là một hiện tượng khá phổ biến, thường thấy nhất trong mây trung tích, mây ti tích, mây hình hột đậu và mây ti. Chúng đôi khi xuất hiện như các dải song song với rìa của đám mây. Ngũ sắc đôi khi cũng được nhìn thấy trong mây tầng bình lưu vùng cực (còn gọi là "mây xà cừ").
Đoạn văn trên giới thiệu về
Ở Trường Sa, mây ngũ sắc thường xuất hiện vào thời gian nào?
Cụm từ "Điều này" trong câu (2) thay thế cho từ ngữ nào?
(1) Khi xảy ra gần Mặt Trời, hiệu ứng có thể khó phát hiện khi nó bị chìm trong ánh sáng chói lòa của Mặt Trời. (2) Điều này có thể khắc phục bằng cách chặn ánh sáng mặt trời bằng tay hoặc quan sát nó dưới bóng của cây cối hoặc tòa nhà.
Điều gì khiến bầu trời ở đảo Trường Sa luôn sinh động ở mỗi thời khắc?
Phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản là
Phương tiện phi ngôn ngữ trong văn bản
Đọc văn bản và trả lời câu hỏi:
[1] Là một nhà thơ lãng mạn, Thanh Tịnh đã mang vào truyện ngắn chất trữ tình sâu lắng. Một chất thơ bàng bạc, thấm đẫm trên những trang văn xuôi của nhà thơ Thanh Tịnh. Tập Quê mẹ man mác tình quê hương, tình người. Từng trang viết của ông thấm đượm hương vị làng quê, một làng quê miền Trung với những vẻ đẹp thanh bình êm ả nhưng cũng không hiếm những cảnh đời khổ đau, ngang trái. Những trang văn đã làm sống dậy trước mắt người đọc khung cảnh êm đềm, thơ mộng của một làng quê. Làng Mỹ Lý nhỏ bé, nằm kế bên một dòng sông đã trở thành một địa chỉ quen thuộc, một biểu trưng nghệ thuật của tình yêu quê hương... Cái tên Mỹ Lý được xuất hiện nhiều lần trong các truyện ngắn khác nhau của nhà văn Thanh Tịnh. Quê hương, tình yêu quê hương như là sự nối dài mà thành tình yêu đất nước. Đọc truyện ngắn của Thanh Tịnh, chúng ta cảm nhận rất rõ điều này. Một làng quê nhỏ bé đã là cái nôi tâm hồn nuôi dưỡng những tác phẩm của ông. Ở đó chúng ta gặp gỡ và đồng cảm với tác giả trong mối tình quê hương rung rinh, lai láng trong khung cảnh sông nước ruộng đồng. Dường như tâm hồn ông gần gũi và ưa thích với những vẻ đẹp nhè nhẹ, những nét buồn lặng lặng...
[2] Thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn của Thanh Tịnh thường chảy trôi theo dòng cảm giác của nhân vật. Về đặc điểm này, các truyện ngắn của Thanh Tịnh có nhiều nét gần gũi với truyện ngắn của Thạch Lam, có những truyện đặt bên nhau tưởng chừng như đồng dạng. Trong nhiều truyện ngắn của Thanh Tịnh nhân vật không sống với hiện tại mà thường quay về với những hồi tưởng trong quá khứ, những hồi ức và kỷ niệm trở thành phần sống động nhất trong cuộc đời hôm nay. Số lượng những từ “nhớ lại”, “thoáng hiện”, “như thấy lại”, “sống lại”, “tưởng tượng ra”... tràn ngập trong các truyện ngắn của Thanh Tịnh. Ký ức từ dĩ vãng luôn gắn liền với dòng suy tưởng của nhân vật. Truyện ngắn Một đêm xuân kể về một nhà sư tu hành nơi am vắng đã bao năm, mà vẫn không sao dứt được lòng trần. Trong khi đang say sưa tụng kinh gõ mõ sư cụ lại “lắng hết tâm tư đuổi theo một giấc mơ huyền bí”. Chỉ một chút vang vọng của cuộc đời trần thế ngoài kia cũng đủ làm sư cụ buồn. “Một thứ buồn lạ lùng trên gương mặt chỉ biết bình tĩnh và trầm ngâm”. Trong tâm tưởng của nhà sư, quá khứ luôn luôn sống động: “Sư cụ còn nghe trong tưởng tượng những tiếng pháo xa xa nổ giòn như những chuỗi cười đêm Tết. Một luồng máu lạnh như đến tràn ngập trong lòng và bắt sư cụ tê mê một lúc. Sư cụ đi vào am và cảm thấy mình như một người lạc bước...". Tác giả tỏ ra rất tinh tế khi miêu tả diễn biến tâm lý của nhân vật. Sống với thế giới tâm linh nhưng con người cũng không thể tách rời với những vấn đề thuộc về đời sống tình cảm đã từng bao năm chi phối cuộc đời họ.
[3] Truyện của Thanh Tịnh vắng bóng những con người hạnh phúc, may mắn trong tình yêu. Phần lớn các truyện đều nói đến sự tan vỡ vừa đau xót vừa tất yếu của những mối tình đầu, của những đôi trai gái yêu vừa yêu nhau đã nhìn thấy trước sự chia li vĩnh viễn, những Sương và Xuân (Tình thư) Duyên và Trưu (Bên con đường sắt), Xuân và Sương Hoa (Rosée), Phương và Thảo (Bến Nứa), Thuyên và Lê (Tình vay), Hương và Mẫn (Quê bạn)... Ở đây những người đang yêu không phải trải qua những thử thách ghê gớm những ngang trái éo le của số phận, phần lớn họ đều là những con người cam chịu. Tình yêu của họ chưa đủ mạnh để đến được với nhau trọn đời. Có thể gọi đó là những “khoảnh khắc yêu đương”, những “mối tình vơ vẩn” thì đúng hơn. Nhưng dù sao những nỗi đau, những niềm ai oán của những cuộc tình lỡ dở vẫn để lại trong lòng người đọc niềm thương cảm, bàng hoàng như chính mình đang trong cảnh ngộ. Những cuộc chia tay của Thanh Tịnh vừa thấm đẫm nỗi buồn thân phận, vừa mang vẻ tội nghiệp của những con người không biết vượt lên hoàn cảnh.
(Theo Lưu Khánh Thơ, Thanh Tịnh và những trang viết nặng tình quê mẹ, Tạp chí sông Hương, Số 141, Tháng 11/ 2000)
Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì?
Đoạn [1] được trình bày theo kiểu đoạn văn nào?
Câu văn nào thể hiện luận điểm của đoạn [1]?
Để chứng minh luận điểm ở đoạn [1], tác giả bài viết đã đưa ra tác phẩm nào làm dẫn chứng?
Câu văn sau sử dụng thành phần biệt lập nào?
Từng trang viết của ông thấm đượm hương vị làng quê, một làng quê miền Trung với những vẻ đẹp thanh bình êm ả nhưng cũng không hiếm những cảnh đời khổ đau, ngang trái.
Câu văn nào thể hiện luận điểm của đoạn [2]?
Câu văn sau đóng vai trò gì trong đoạn [2]?
Số lượng những từ “nhớ lại”, “thoáng hiện”, “như thấy lại”, “sống lại”, “tưởng tượng ra”... tràn ngập trong các truyện ngắn của Thanh Tịnh.
Theo tác giả, về phương diện thời gian nghệ thuật, truyện ngắn của Thanh Tịnh có điểm giống với truyện ngắn của tác giả nào?
Đoạn [3] đề cập đến vấn đề nào là chính?
Trong đoạn [3], tác giả đã có cách dẫn chứng nào?