Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Trắc nghiệm SVIP
Yêu cầu đăng nhập!
Bạn chưa đăng nhập. Hãy đăng nhập để làm bài thi tại đây!
Đọc văn bản sau và trả lời những câu hỏi:
THÁNG NĂM CỦA BÀ
Tháng năm có đàn chim ngói về ăn hạt trên cánh đồng bà ngoại
Trời thì xanh như không thể biếc hơn
Cháu đội nón đôi chân trần trên đất
Gặt về phơi cả ba tháng nhọc nhằn
Ba tháng nhọc nhằn nuôi mày lớn lúa ơi
Hoa cỏ may đan chéo bàn chân bà tứa máu
Mồ hôi xuống như mưa là tháng sáu
Lưng bà còng lưng lúa trĩu như nhau
Bà ngoại trồng lúa, bà ngoại nhai trầu
Suốt một đời không đi ra ngoài mái đình bến nước
Nỗi vất vả ấy lấy gì mà đo được
Như hạt thóc nảy mầm trổ bông
Tháng năm này cánh đồng bà có nhiều chim ngói không
Lưng bà mỗi ngày lại gần hơn mặt đất
Cháu mong lắm được trở về đi gặt
Phơi giúp bà hạt giống để mùa sau.
(Bình Nguyên Trang, Chỉ em và chiếc bình pha lê biết,
NXB Hội Nhà văn, 2003, tr.87 – 88)
Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
Nhân vật trữ tình trong bài thơ là
Dòng thơ nào có chứa yếu tố tự sự?
Dòng thơ nào có cách gieo vần chân?
Hình ảnh nào xuất hiện trên cánh đồng lúa của bà?
Biện pháp so sánh trong hai dòng thơ sau có tác dụng gì?
Mồ hôi xuống như mưa là tháng sáu
Lưng bà còng lưng lúa trĩu như nhau
Hình ảnh đàn chim ngói xuất hiện trong bài thơ có ý nghĩa gì?
Hai dòng thơ sau sử dụng biện pháp tu từ nào?
Bà ngoại trồng lúa, bà ngoại nhai trầu
Suốt một đời không đi ra ngoài mái đình bến nước