Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Trắc nghiệm SVIP
Yêu cầu đăng nhập!
Bạn chưa đăng nhập. Hãy đăng nhập để làm bài thi tại đây!
Không có gì diệt tình bằng hữu và những hảo ý bằng thói nhiều chuyện. Không cần nói nhiều mà cần nói nghĩa lý và có duyên.
Kẻ nhiều chuyện phá hoại danh dự của kẻ khác, gây những cảm tưởng sai lầm, làm cho người ta nghi kị nhau, oán ghét nhau, vì vậy đi tới đâu, ai cũng trốn tránh như trốn bệnh dịch vậy.
Nhiều chuyện là một thói trời sinh cũng có, nhưng lắm khi do lòng tự ti mặc cảm. Ai cũng muốn được người biết mình, để ý tới mình, và khi không có tài năng gì khác người thì phải kiếm cách nói xấu bạn bè, vu oan, thêm bớt cho người nghe chú ý tới mình để mình thành trung tâm điểm trong đám đông.
Muốn trừ tật ấy thì trước khi nói điều gì về ai bạn tự hỏi:
- Lời đó đúng không?
- Nếu trúng, ta nhắc lại có ích lợi gì không?
- Ta có cần phải nhắc lại lời ấy không?
Trong sự kinh doanh, người nhiều chuyện thường làm hỏng việc, và mười người bị đuổi khỏi hãng thì có chín người vì có tật nhiều chuyện.
(Trích “Bảy bước đến thành công”, Nguyễn Hiến Lê)
Đọc bài và trả lời các câu hỏi:
Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì?
Vấn đề chính của đoạn trích là gì?
Từ “hảo ý” trong câu “Không có gì diệt tình bằng hữu và những hảo ý bằng thói nhiều chuyện.” có nghĩa là gì?
Luận cứ nào không xuất hiện trong văn bản?
Theo tác giả, thói nhiều chuyện do đâu mà có?
Câu “Muốn trừ tật ấy thì trước khi nói điều gì về ai bạn tự hỏi” thì từ “ấy” là phương tiện liên kết của
Theo tác giả, vì sao mọi người luôn tránh né những kẻ nhiều chuyện?
Đâu là thành ngữ liên quan đến thói nhiều chuyện?