Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Trắc nghiệm SVIP
Yêu cầu đăng nhập!
Bạn chưa đăng nhập. Hãy đăng nhập để làm bài thi tại đây!
NÉT ĐẸP TRONG LỄ CÚNG TẠ ƠN CHA MẸ CỦA NGƯỜI J'RAI VÀ BA NA
Khi người con đã trưởng thành, có đủ điều kiện kinh tế thì sẽ tổ chức một lễ gọi là “Lễ tạ ơn” để cảm ơn công sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ. Đây thật sự là một nét đẹp trong đời sống văn hóa ứng xử của cộng đồng người J'rai và Ba Na ở Kon Tum. Mặc dù họ là hai dân tộc khác nhau hoàn toàn về ngôn ngữ, tập quán… nhưng lại gặp nhau ở điểm chung trong văn hóa ứng xử này. Điều này đã thể hiện đạo lý của con cái đối với cha mẹ và đề cao vai trò nuôi nấng, dạy dỗ của bậc sinh thành dành cho con cái từ xưa đến nay.
Lễ cúng tạ ơn cha mẹ, người J'rai gọi là Chal mơ nê kơ mi ma (teh rơ mơ kơ mi ma bui); còn người Ba Na gọi là Khop bơnê kơ me pa. Thường được tổ chức vào tiết nông nhàn (Ning nơng), sau lễ mừng lúa mới. Đây là lễ của người con ruột đã có gia đình, có nhà riêng và làm ăn khấm khá. Sẽ tự nguyện thông báo với dòng tộc, bố mẹ về việc muốn tổ chức ngày lễ để tạ ơn cha mẹ đã sinh và nuôi dạy mình nên người. Tùy vào điều kiện kinh tế của người con quyết định vật cúng, nếu giàu có thì mổ bò còn nếu không thì một con heo lớn, một con gà và một ghè rượu ngon. Mặc dù lễ cúng tạ ơn cha mẹ chỉ gói gọn trong từng gia đình, dòng tộc nhưng lễ được tổ chức khá long trọng trong hai ngày. Thông thường ngày đầu tiên là dành cho phần lễ trong gia đình thân thuộc, còn ngày hôm sau mới mời bà con, anh em ở làng xa đến ăn uống chung vui.
Vào ngày đã được sự đồng ý của cha mẹ. Gia đình người con sẽ mang lễ vật đến, một ghè rượu ngon đặt giữa nhà và bắt đầu mổ gà và heo (bò). Lấy tiết con vật cúng bôi lên ghè rượu, lấy một phần gan sống của các con vật đem xâu vào cây tre rồi cột trên miệng ghè để cúng ông bà tổ tiên và một phần đem ra ngoài sân cúng thần linh. Gà, thịt heo được nướng, xâu vào cây tre rồi cùng cột vào cây nơi buộc ghè rượu. Họ sẽ lấy một nhánh lá rừng nhúng vào trong ghè rượu cúng rồi phẩy rượu lên cha mẹ và con. Tiếp theo cha mẹ và con sẽ lần lượt khấn vái thần linh, ông bà tổ tiên, mời họ về cùng hưởng và chứng kiến sự hiếu thuận của con cháu. Cảm ơn họ đã ban cho sự giàu có, no đủ, gia đình bình yên, hạnh phúc...Sau đó chính tay người con sẽ làm các món ăn ngon dâng lên cha mẹ mình. Thông thường là làm theo khẩu vị mà cha mẹ mình thích ăn nhất. Gà sẽ được lóc xương nấu cháo; heo sẽ lấy phần thịt thăn đem nướng.
Sau khi đã chuẩn bị xong, người con mang đến dâng cho mẹ mình ăn trước và mời mẹ uống cang rượu cần đầu tiên rồi mới đến cha, đồng thời cũng nhắc lại thời thơ ấu đã được mẹ nuôi nấng, nhờ có dòng sữa mẹ nên mới lớn khôn và nhờ cha đã dạy dỗ, chở che nên được như hôm nay. Người mẹ, cha nhận lời và cũng cảm ơn con đã biết hiếu thuận, nhớ ơn sinh thành, cầu mong con sẽ không bị đau ốm và làm ăn ngày càng tốt hơn nữa.
(Nguồn: Báo Kon Tum)
Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi:
Văn bản trên thuộc thể loại nào?
Văn bản trên được triển khai chủ yếu theo
Thông tin chính của văn bản là gì?
Theo tác giả, lễ cúng tạ ơn cha mẹ của cộng đồng người J'rai và Ba Na là
Ý nghĩa lễ cúng tạ ơn cha mẹ của cộng đồng người J'rai và Ba Na là gì?
Lễ cúng tạ ơn cha mẹ gồm bao nhiêu phần?
Phần in đậm trong văn bản trên là
Từ "ghè" trong câu "Tùy vào điều kiện kinh tế của người con quyết định vật cúng, nếu giàu có thì mổ bò còn nếu không thì một con heo lớn, một con gà và một ghè rượu ngon." có nghĩa là gì?
CỤC NƯỚC ĐÁ VÀ DÒNG CHẢY
Mưa, mưa đá. Một cục nước đá to lông lốc rơi bộp xuống. Thích quá, dòng chảy tay dang rộng miệng nói lớn:
- A! Vui lắm mà! Cục nước đá hoà nhập ngay với chúng tôi.
- Không được. - Cục nước đá lạnh lùng đáp - các anh đục ngầu, bẩn thỉu thế kia, tôi hoà nhập với các anh sao được?
Dòng chảy chưa kịp trả lời thì cục nước đá đã buông tiếp những lời đầy kiêu ngạo:
- Bảo cho các anh biết rằng: Biển cả, trời xanh mới là nơi hoà nhập dung thân của ta.
- Hày dà! Ở một mình không được đâu, hoà nhập với chúng tôi đi.
Nói xong dòng chảy cười xoà rồi oà ra sông ra biển. Còn lại một mình buồn thiu, cục nước đá khóc, lúc sau thì tan ướt ở một góc sân.
(Trích 109 truyện ngụ ngôn Việt Nam hiện đại, NXB Hồng Đức, trang 144)
Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi:
Hình ảnh cục nước đá khiến người đọc liên tưởng đến kiểu người nào?
Vì sao cục nước đá không muốn hòa nhập với dòng nước?
Dòng nào nêu đúng các sự việc chính trong câu chuyện?
Dòng nào nói đúng về nghệ thuật của văn bản?
Tính cách của các nhân vật trong truyện được thể hiện qua
Phương thức biểu đạt chính của văn bản là
Truyện sử dụng ngôi kể nào?