Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Tổng kết về tiếng Việt SVIP
1. Từ ngữ tiếng Việt
a. Cách giải nghĩa từ ngữ
- Có 5 cách giải thích nghĩa của từ:
+ Giải thích bằng cách nêu khái niệm mà từ biểu thị.
+ Giải thích trực quan (bằng hiện vật hoặc tranh, ảnh, mô hình).
+ Giải thích bằng cách đặt từ cần giải thích vào một câu cụ thể.
+ Giải thích bằng các từ đồng nghĩa, trái nghĩa.
+ Giải thích bằng cách giải nghĩa các thành tố tạo nên từ đó.
b. Sửa lỗi dùng từ
2. Ngữ pháp tiếng Việt
- Câu mắc lỗi về trật tự từ là câu có thứ tự sắp xếp từ ngữ không phù hợp với quy tắc cấu tạo cụm từ, quy tắc cấu tạo câu hoặc không phù hợp với yêu cầu diễn đạt.
- Câu mắc lỗi về thành phần câu bao gồm các lỗi về cấu tạo câu, lỗi về ngữ nghĩa và lỗi về ngắt câu:
+ Những lỗi về cấu tạo thường gặp là câu thiếu chủ ngữ, câu thiếu vị ngữ hoặc câu thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ.
+ Lỗi về ngữ nghĩa là do thiết lập quan hệ ngữ nghĩa không phù hợp giữa chủ ngữ và trạng ngữ.
+ Lỗi về ngắt câu là do dùng sai dấu câu.
- Câu (đoạn văn, văn bản) mắc lỗi lô gích là câu (đoạn văn, văn bản) có những thông tin, lập luận mâu thuẫn nhau hoặc thiếu nhất quán, không đầy đủ, không rõ ràng.
- Câu mơ hồ:
3. Hoạt động giao tiếp
a. Các biện pháp tu từ
- Biện pháp tu từ là sự phối hợp các phương tiện ngôn ngữ trong hoạt động nói, viết để tạo ra cách diễn đạt gợi hình, gợi cảm, tác động mạnh vào nhận thức và tình cảm của người nghe, người đọc. Ở cấp Trung học phổ thông, học sinh đã học 6 biện pháp tu từ sau:
+ Các biện pháp tu từ ngữ nghĩa: Nói mỉa, nghịch ngữ.
+ Các biện pháp tu từ cú pháp: Liệt kê, chêm xen, lặp cấu trúc (lặp cú pháp, điệp cú pháp), đối.
- Ví dụ 1: Liệt kê: Vua Hùng yêu cầu lễ vật gồm có: Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao. Biện pháp liệt kê được thể hiện qua chuỗi lễ vật (cơm nếp, bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao), có tác dụng mô tả chi tiết, cụ thể và nhấn mạnh lễ vật mà vua Hùng đưa ra.
- Ví dụ 2: Chêm xen: Chúng tôi ra đi không tiếc đời mình/ (Những tuổi hai mươi làm sao không tiếc). Cụm (Những tuổi hai mươi làm sao không tiếc) chính là thành phần biệt lập, có tác dụng bổ sung thông tin cho câu thơ đi trước nó.
- Ví dụ 3: Lặp cấu trúc: Tôi muốn tắt nắng đi/ Cho màu đừng nhạt mất/ Tôi muốn buộc gió lại/ Cho hương đừng bay đi. Ở đây, Xuân Diệu đã sử dụng lặp lại 2 lần cấu trúc "Tôi muốn... / Cho..." để thể hiện khát khao muốn được lưu giữ lại những khoảnh khắc tươi đẹp của thiên nhiên, tạo vật.
- Ví dụ 4: Đối: Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi. Trong câu thơ này, Hạ Tri Chương đã khắc họa sâu sắc hoàn cảnh của ông thông qua phép đối giữa Thiếu tiểu li gia (Hồi trẻ rời nhà) với lão đại hồi (Khi già quay trở về).
b. Hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường
Thông thường, trong giao tiếp, chúng ta phải thực hiện đúng các quy tắc về cách phát âm, dùng từ, cấu tạo cụm từ, cấu tạo câu, dấu câu,... Tuy vậy, trong một số trường hợp, người nói/ người viết vẫn có thể phá vỡ có chủ ý một số quy tắc để thể hiện những sự vật, hiện tượng, cảm xúc, nhận xét đặc biệt nhằm tăng cường hiệu quả giao tiếp. Các trường hợp phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường là tách rời các tiếng trong từ, tạo ra những kết hợp từ bất bình thường, chuyển từ loại, thay đổi trật tự từ trong cụm từ, thay đổi trật tự từ trong câu, tỉnh lược thành phần chính của câu, tách một phận câu thành câu,...
c. Sửa lỗi về đoạn văn và văn bản
Lỗi trong đoạn văn và văn bản bao gồm hai loại:
d. Tôn trọng và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong học tập, nghiên cứu
Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ mà họ sáng tạo ra hoặc sở hữu. Tôn trọng và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong học tập, nghiên cứu có nghĩa là trích dẫn trung thực ý tưởng, lời văn của tác phẩm mà chúng ta dựa vào; trình bày tài liệu tham khảo của tiểu luận hay báo cáo trung thực, chính xác; không mạo danh tác giả hoặc tự công bố tác phẩm của người khác, sử dụng tác phẩm của người khác để thu lợi bất chính,... Tôn trọng và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là hành vi trung thực, văn minh, phù hợp với quy định của pháp luật và đạo lí.
4. Sự phát triển của ngôn ngữ
a. Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ
- Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ gồm:
+ Tín hiệu của cơ thể: Cử chỉ, nét mặt, ánh mắt, nụ cười,...
+ Tín hiệu bằng hình khối: Kí hiệu, công thức, biển báo, đồ thị,...
+ Tín hiệu bằng âm thanh: Tiếng kêu, tiếng gõ, tiếng nhạc,...
- Trong giao tiếp hằng ngày cũng như trong các bài viết, bài thuyết trình, việc phối hợp phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ với phương tiện giao tiếp ngôn ngữ giúp cho lời nói, bài viết không chỉ dễ tiếp nhận vì súc tích, cụ thể, rõ ràng mà còn hấp dẫn vì có tính biểu cảm và sinh động.
b. Ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết
- Ngôn ngữ nói sử dụng phương tiện âm thanh (lời nói) kết hợp với các phương tiện phi ngôn ngữ để thực hiện giao tiếp trực tiếp giữa người nói và người nghe. Ngôn ngữ nói sử dụng từ ngữ đơn giản, dễ hiểu, có tính biểu cảm cao và các kiểu câu đa dạng.
- Ngôn ngữ viết sử dụng phương tiện chữ viết kết hợp với các phương tiện phi ngôn ngữ để thực hiện giao tiếp giữa người viết và người đọc. Ngôn ngữ viết sử dụng từ ngữ trau chuốt, hoàn chỉnh, hạn chế dùng câu tỉnh lược, câu đặc biệt.
c. Ngôn ngữ trang trọng và ngôn ngữ thân mật
d. Giữ gìn và phát triển tiếng Việt
- Giữ gìn tiếng Việt là bảo vệ sự trong sáng và giàu có của tiếng Việt - tài sản vô cùng lâu đời và quý báu mà cha ông đã để lại cho chúng ta.
- Phát triển tiếng Việt là không ngừng mở rộng vốn từ, khả năng diễn đạt của tiếng Việt, hoàn thiện, chuẩn hóa tiếng Việt, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước và làm cho tiếng Việt ngày càng phổ biến rộng khắp.
=> Giữ gìn và phát triển tiếng Việt có vai trò quan trọng trong việc bảo toàn các giá trị văn hóa truyền thống và nâng cao vị thế dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày càng mở rộng.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây