Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Tôn trọng và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong học tập và nghiên cứu SVIP
I. Lý thuyết
- Quyền sở hữu trí tuệ được Nhà nước Việt Nam và các điều ước quốc tế bảo hộ bằng pháp luật nhằm khuyến khích, thúc đẩy hoạt động sáng tạo, khai thác tài sản trí tuệ, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Tổ chức, cá nhân có quyền áp dụng các biện pháp mà pháp luật cho phép để tự bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình và có trách nhiệm tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân khác.
II. Thực hành
1. Tìm đọc Luật Sở hữu trí tuệ, cho biết các quy định cụ thể của Luật về loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả và nội dung quyền tác giả.
* Luật Sở hữu trí tuệ (ban hành năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019, 2022) quy định về 12 loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả như sau:
- Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc kí tự khác.
- Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác.
- Tác phẩm báo chí.
- Tác phẩm sân khấu.
- Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự.
- Tác phẩm mỹ thuật, mỹ thuật ứng dụng.
- Tác phẩm nhiếp ảnh.
- Tác phẩm kiến trúc.
- Bản họa đồ, sơ đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học.
- Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian.
- Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.
* Nội dung quyền tác giả được xác định theo Luật Sở hữu trí tuệ gồm quyền nhân thân và quyền tài sản, trong đó đáng chú ý là các quyền cụ thể như sau:
2. Việc tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ được thực hiện như thế nào trong văn bản đọc hiểu Văn học và tác dụng chiều sâu trong việc xây dựng nhân cách văn hoá con người (Hoàng Ngọc Hiến)?
3. Ngày nay, việc học sinh, sinh viên sao chép (photocopy) sách để phục vụ học tập và nghiên cứu ngày càng phổ biến. Theo em, việc làm này trong trường hợp nào vi phạm Luật Sở hữu trí tuệ và trong trường hợp nào được Luật cho phép?
Luật Sở hữu trí tuệ (ban hành năm 2005, sửa đổi bổ sung bởi các Luật sửa đổi vào các năm 2009, 2019 và 2022) quy định các trường hợp không xâm phạm quyền tác giả như sau:
"Điều 25. Các trường hợp ngoại lệ không xâm phạm quyền tác giả
1. Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền bản quyền nhưng phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm bao gồm:
a. Tự sao chép một bản để nghiên cứu khoa học, học tập của cá nhân và không nhằm mục đích thương mại. Quy định này không áp dụng trong trường hợp sao chép bằng thiết bị sao chép.
b. Sao chép hợp lí một phần tác phẩm bằng thiết bị sao chép để nghiên cứu khoa học, học tập của cá nhân và không nhằm mục đích thương mại.
c. Sử dụng hợp lí tác phẩm để minh họa trong bài giảng, ấn phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng nhằm mục đích giảng dạy. Việc sử dụng này có thể bao gồm việc cung cấp trong mạng máy tính nội bộ với điều kiện phải có các biện pháp kĩ thuật để bảo đảm chỉ người học và người dạy trong buổi học đó có thể tiếp cận tác phẩm này; [...]".
Như vậy, Luật Sở hữu trí tuệ cho phép việc cá nhân sao chép sách để phục vụ mục đích học tập và nghiên cứu của bản thân. Nếu việc sao chép là để phục vụ mục đích thương mại thì thuộc trường hợp vi phạm Luật.
4. Hãy viết một đoạn văn (khoảng 10 - 12 dòng) về bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu, trong đó có trích dẫn nhận định sau của Nguyễn Văn Hạnh ở bài viết Phân tích bài thơ “Việt Bắc”: “Việt Bắc ngọt ngào, đằm thắm, là một bài ca tâm tình, rất tiêu biểu cho hồn thơ, cho phong cách của Tố Hữu.”.
- HS dựa vào những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ để viết đoạn văn phân tích tác phẩm.
- HS cần lưu ý trích dẫn nhận định của Nguyễn Văn Hạnh vào bài viết của mình.
- Vị trí có thể trích dẫn nhận định:
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây