Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Văn bản Tôi có một ước mơ (Phần 1) SVIP
TÔI CÓ MỘT ƯỚC MƠ
(PHẦN 1)
(Trích Bước đến tự do, Câu chuyện Mon-ga-mơ-ri- Montgomery)
Mác-tin Lu-thơ Kinh
I. Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm.
1. Tác giả
- Mác-tin Lu-thơ Kinh (1929 - 1968) là mục sư, nhà hoạt động nhân quyền người Mỹ gốc Phi.
- Ông là một trong những nhà lãnh đạo có ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ cũng như lịch sử của phong trào đấu tranh bất bạo động.
- Ông được nhiều người ngưỡng mộ vì là một người anh hùng, một nhà kiến tạo hòa bình và hi sinh cho những lí tưởng cao cả.
- Năm 1964, ông được chọn để trao giải Nô-ben Hòa bình cho những nỗ lực đấu tranh vì hoà bình và bình đẳng.
2. Tác phẩm
- Xuất xứ:
-
Tôi có một ước mơ là nhan đề bài diễn văn nổi tiếng nhất của Mác-tin Lu-thơ Kinh được ông phát biểu trên bậc thềm đài tưởng niệm Tổng thống Lin-côn trong cuộc tuần hành ủng hộ phong trào đòi quyền công dân vào ngày 28/8/1963.
-
Lời lẽ lay động của bài diễn văn góp phần gây áp lực, buộc Quốc hội Mỹ thông qua Đạo luật Dân quyền năm 1964 dưới thời Tổng thống Lin-đơn Bai-nơ Giôn-xơn, quy định cấm phân biệt chủng tộc trên khắp nước Mỹ.
- Thể loại: Văn nghị luận
- Bố cục: 3 phần
- Luận đề và luận điểm:
II. Đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.
1. Sự thuyết phục của các quan điểm trong văn bản
* Luận điểm 1: Thực trạng cuộc sống người da đen trái ngược với những gì đã tuyên bố trong Tuyên ngôn Giải phóng Nô lệ.
- Lí lẽ:
-
Một trăm năm trước, Lin-côn đã ký Tuyên ngôn Giải phóng nô lệ.
-
Nhưng một trăm năm sau người da đen vẫn chưa được tự do.
- Bằng chứng:
-
Một trăm năm sau, cuộc sống của người da đen vẫn bị trói trong gông cùm xiềng xích của sự phân biệt chủng tộc và kì thị một cách đáng buồn.
-
Một trăm năm sau, người da đen vẫn phải sống cô đơn trên hòn đảo nghèo đói giữa một đại dương mênh mông, thịnh vượng về vật chất.
-
Một trăm năm sau, người da đen vẫn gầy mòn trong những ngóc ngách của xã hội Mỹ và phải tìm cách tị nạn trên chính quê hương của mình.
=> Những lĩ lẽ, bằng chứng sinh động, cụ thể đã khái quát được thực trạng bất ổn trong cuộc sống của người da đen tại Mỹ.
- Yếu tố bổ trợ:
- So sánh Nó đến như một ánh bình minh hạnh phúc xóa tan màn đêm đoạ đày.
- Điệp cấu trúc Một trăm năm sau.
=> Các yếu tố bổ trợ điệp cấu trúc, ẩn dụ đã nhấn mạnh thái độ bất bình của tác giả trước thực tế cuộc sống của người da đen. Bởi, đã một thời gian dài từ ngày Tuyên ngôn Giải phóng nô lệ được kí nhưng người da đen vẫn không được hưởng quyền lợi mà phải đối mặt với nhiều bất công.
Hình ảnh so sánh Nó đến như một ánh bình minh hạnh phúc xóa tan màn đêm đoạ đày. trực tiếp bày tỏ mong muốn của tác giả là chấm dứt thực trạng cuộc sống đau khổ và hướng đến cuộc sống tốt đẹp hơn cho của người da đen.
* Luận điểm 2: Cần xác định thời điểm quan trọng để đòi lại công lí cho người da đen.
- Lí lẽ:
-
Đây không còn là lúc để lẩn tránh trong sự xoa dịu xa xỉ hay trong những liều thuốc an thần rằng mọi việc sẽ từ từ thay đổi.
-
Đây là lúc chân thật hoá những lời hứa dân chủ.
-
Đây là lúc chúng ta giải thoát khỏi bóng đêm và cái thung lũng hoang tàn của sự phân biệt chủng tộc để bước lên con đường chan hoà ánh nắng của sự bình đẳng về chủng tộc.
-
Giờ đây là lúc cần mang đất nước ra khỏi vùng cát lún của sự bất công phân biệt chủng tộc đến tảng đá vững chắc của tình anh em.
-
Đây là lúc hiện thực hoá công lí cho tất cả những người con của Tạo Hoá.
- Bằng chứng:
-
Mùa hè ngột ngạt của người da đen với sự bất mãn chính đáng sẽ không đi qua cho đến khi làn gió thu của tự do và bình đẳng mát mẻ thổi đến.
-
Năm 1963 chưa phải là năm kết thúc, mà là năm khởi đầu.
-
Những cuộc nổi dậy như những cơn lốc sẽ tiếp tục rung lắc trên nền móng của đất nước chúng ta cho đến ngày tươi sáng khi công lí chiếu rọi.
- Yếu tố bổ trợ:
=> Nhấn mạnh sự dứt khoát, quyết liệt của tác giả khi nhắc nhở chúng ta cần phải hành động kịp thời để đấu tranh cho cuộc sống của người da đen và tạo tính hàm súc, sức gợi mở cho văn bản.
* Luận điểm 3: Cần có thái độ đấu tranh kiên quyết nhưng không bạo lực.
- Lí lẽ:
-
Chúng ta đừng phạm lỗi bởi hành động sai trái.
-
Đừng tìm cách thoả mãn cơn khát tự do bằng chén hận thù và cay đắng.
-
Chúng ta phải luôn luôn tranh đấu với nguyên tắc và lòng tự trọng cao.
-
Chúng ta không được phép để cuộc phản kháng sáng tạo của chúng ta nhuốm màu bạo lực.
-
Chúng ta phải tiến lên uy nghi với cả sức mạnh vật chất và tâm hồn.
-
Đừng để tinh thần chiến đấu kì diệu vừa phôi thai đã sục sôi trong cộng đồng người da đen làm chúng ta ngờ vực tất cả người da trắng.
- Bằng chứng:
-
Rất nhiều người anh em da trắng minh chứng bằng sự hiện diện ở đây ngày hôm nay rằng họ đã nhận thức rõ vận mệnh của họ và của ta gắn liền với nhau, rằng tự do của họ liên quan đến tự do của ta.
- Yếu tố bổ trợ:
-
Điệp cấu trúc: Chúng ta phải; Chúng ta không được phép; Chúng ta không thể;...
=> Khẳng định cần có cách đấu tranh đúng đắn là bất bạo động và đây cũng tư tưởng nhân văn cao cả của tác giả.
* Luận điểm 4: Cần đoàn kết và luôn tiến về phía trước trong cuộc đấu tranh đòi công lí.
- Lí lẽ:
-
Chúng ta không thể bước đi đơn độc và trong khi bước đi, chúng ta phải thề rằng sẽ luôn tiến về phía trước.
-
Chúng ta không thể quay lại.
-
Chúng ta không bao giờ hài lòng khi người da đen vẫn còn là nạn nhân của sự tàn bạo ghê rợn không tả xiết của cảnh sát.
- Bằng chứng:
-
Chúng ta làm sao có thể hài lòng khi tấm thân nặng quằn mệt mỏi vì hành trình xa xôi vẫn không thuê được phòng xa xôi trên xa lộ cao tốc hay khách sạn trong thành phố.
-
Chúng ta không thể hài lòng khi người da đen chưa được tự do di chuyển mà chỉ từ biệt thự khu nhỏ đến biệt khu lớn dành riêng.
-
Chúng ta sẽ không hài lòng khi con cháu của chúng ta bị tước đi nhân phẩm và đoạt mất chân giá trị của mình bởi tấm bảng ghi: “Chỉ dành cho người da trắng”.
-
Chúng ta sẽ không hài lòng khi một người da đen ở Mi-xi-xi-pi không được quyền bầu cử, và khi người da đen ở Niu Oóc không cảm thấy có lí do để bầu.
- Yếu tổ bổ trợ:
-
Điệp cấu trúc: Chúng ta không thể; Chúng ta sẽ không; Có những người.
-
So sánh: Không, không, chúng ta sẽ không thể hài lòng khi công lí chưa như mưa giăng khắp nơi và chính nghĩa chưa như dòng sông chảy mạnh.
-
Ẩn dụ: khu ổ chuột.
=> Tác giả thể hiện sự xót xa trước thực cảnh người da đen còn sống trong khổ đau, đày đọa và mong kết nối sự đoàn kết giữa những người da đen để cùng đấu tranh vì tương lai tốt đẹp.
* Luận điểm 5: Niềm tin, ước mơ về tự do, công lí cho người da đen.
- Lí lẽ:
-
Bạn sẽ tiếp tục với niềm tin rằng khổ đau sẽ có ngày được đền đáp.
-
Đừng đắm chìm sâu trong tuyệt vọng.
-
Ngày nay, tôi xin chia sẻ với các bạn của tôi rằng dù hiện tại hay tương lai phải đối diện với nhiều chướng ngại, tôi vẫn có một ước mơ. Đó là ước mơ bền chặt tha thiết lẫn trong ước mơ của nước Mỹ.
-
Tôi mơ rằng một ngày kia đất nước của chúng ta sẽ vươn lên và sống đúng ý nghĩa với niềm tin rằng: “Con người sinh ra vốn bình đẳng, điều chúng ta tin là sự thật hiển nhiên”.
- Bằng chứng:
-
Tôi mơ rằng một ngày kia trên những ngọn đồi đỏ rực ở Gioóc-gia, con cháu của những người nô lệ năm xưa cùng con cháu của các chủ nô ngày trước sẽ có thể ngồi bên nhau quanh chiếc bàn tình huynh đệ.
-
Tôi mơ rằng một ngày kia, dù bang Mi-xi-xi-pi ngột ngạt bởi cái nóng của sự bất công và đàn áp cũng sẽ biến thành ốc đảo của tự do và công lí.
-
Tôi mơ rằng sẽ có một ngày bốn đứa con nhỏ của mình được sống trong một quốc gia, nơi chúng không bị đánh giá bởi màu da mà bởi phẩm cách của chúng.
-
Hãy để tự do ngân vang từ những ngọn núi hùng vĩ của Niu Oóc. Hãy để tự do ngân vang trên dãy A-lơ-ghe-ny của Pen-xô-vây-ni-a. Hãy để tự do ngân vang trên những triền dốc mượt mà của Ca-li- pho-li-a. Và không chỉ thế, hãy để tự do ngân vang từ Xtôn-Mao-thờn của Gioóc-gia. Hãy để tự do ngân vang từ Lúc-ao Mao-thòn của Ten-nơ-xi;...
- Yếu tố bổ trợ:
=> Hình ảnh ẩn dụ, liệt kê, điệp cấu trúc cho thấy biểu tượng về sự lớn lao, kì vĩ của nước Mỹ trong mơ ước của tác giả - một nước Mỹ hùng mạnh với những điều tốt đẹp sẽ đến.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây