Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Toàn cầu hóa và bản sắc văn hóa dân tộc (Phần 1) SVIP
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Nhà nghiên cứu Phan Hồng Giang (1941 - 2022) tên khai sinh là Nguyễn Đức Hân, quê ở Nghệ An.
- Ông từng học tiếng Nga tại Trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội, sau đó là sinh viên Khoa Ngữ văn, ở Trường Đại học Tổng hợp Mát-xcơ-va (Nga).
- Ông có thời gian công tác ở nhiều cơ quan như Trường Viết văn Nguyễn Du, Nhà xuất bản Văn học, Nhà xuất bản Thế giới, giữ chức Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia, Ủy viên Hội dồng Lí luận Trung ương, Phó Chủ tịch Hội đồng Văn học dịch của Hội Nhà văn Việt Nam.
- Ông là con trai thứ của nhà phê bình Hoài Thanh - người được mệnh danh là "nhà phê bình số một" trên văn đàn Việt Nam thế kỉ XX.
- Sinh thời, nhà nghiên cứu Phan Hồng Giang cho biết chính cha ông đã là nguồn cảm hứng để ông tiếp nối sự nghiệp của cha. Trước khi đến với sự nghiệp dịch thuật, Phan Hồng Giang đã nghiên cứu và phê bình văn học.
2. Tác phẩm
- Xuất xứ: In trong Một góc nhìn của tri thức.
- Phương thức biểu đạt chính:
- Mục đích của tác phẩm: Đưa ra và làm sáng tỏ vấn đề: Toàn cầu hóa có những tích cực và hạn chế, cần tiếp thu chủ động để hội nhập, phát triển mà vẫn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc.
- Nhan đề: Nhan đề tác phẩm liên quan chặt chẽ với mục đích của người viết ở chỗ cùng hướng tới vấn đề mối quan hệ giữa toàn cầu hóa và bản sắc văn hóa dân tộc.
II. Tìm hiểu chi tiết
1. Lập luận trong văn bản
a. Luận đề
b. Luận điểm, lí lẽ, bằng chứng
Tương ứng với mỗi luận điểm, tác giả bài viết lại đưa ra những lí lẽ sắc bén và dẫn chứng cụ thể, giàu sức thuyết phục:
Luận điểm | Lí lẽ | Bằng chứng |
Luận điểm 1: Bản chất của toàn cầu hóa |
- "Toàn cầu hóa là cách gọi mới cho một quá trình cũ" (Sa-mu-ơn-sân). - Toàn cầu hóa thực chất đã có từ rất lâu, khi con người mở rộng quan hệ giao lưu giữa các nước, các khu vực. - Xuất hiện nhu cầu gọi quá trình giao lưu quốc tế với cái tên mới "toàn cầu hóa". |
- "Con đường tơ lụa" xuyên Á qua núi cao và sa mạc, các tuyến hàng hải giữa các nước, ,... có thể coi là những bằng chứng hiển nhiên đầu tiên của cái gọi là quá trình "giao lưu quốc tế"... - Từ mấy thế kỉ trước, có thể nói Hội An, Phố Hiến,... đã là những "thành phố mở cửa" đầu tiên của nước ta,... - bởi những biểu hiện mang tính "bùng nổ" của tiến trình này: đó là sự xuất hiện "đại trà" của các "xa lộ thông tin" trên toàn thế giới,... các ngành công nghiệp văn hóa. |
Luận điểm 2: Tính hai mặt của toàn cầu hóa | - Toàn cầu hóa cũng có tính hai mặt như mọi hiện tượng trong đời sống. Một mặt nó là cỗ xe có động cơ mạnh làm tăng tốc độ phát triển kinh tế, mở ra kĩ thuật mới và tăng sức sống ở cả những nước giàu lẫn nước nghèo. Mặt khác, nó cũng là một tiến trình đầy tranh cãi tiến công vào chủ quyền quốc gia, làm xói mòn nên văn hóa và truyền thống địa phương, đe dọa sự ổn định kinh tế. |
- Những tác động cụ thể của toàn cầu hóa trên lĩnh vực văn hóa: + Tích cực: Sự giao thoa, gặp gỡ giữa các nền văn hóa, văn minh trên thế giới, chẳng hạn như Sự gặp gỡ giữa chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa xã hội, giữa tư tưởng Hồ Chí Minh và chủ nghĩa Mác - Lê-nin diễn ra trong thế kỉ XX ở nước ta đem lại những thay đổi cơ bản trong số phận lịch sử của dân tộc...; toàn cầu hóa đem đến những thời cơ tốt để đất nước, xã hội ta có thể thay đổi theo hướng tích cực hơn. + Tiêu cực: Mặt trái của cơ chế thị trường; những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc bị mai một; xã hội xuất hiện nhiều tệ nạn xã hội; xuất hiện lối sống thực dụng, thói đua đòi ăn chơi theo kiểu sống gấp "sống hôm nay không biết có ngày mai"; sự khủng hoảng lòng tin, hiện tượng tha hóa về nhân cách,... |
Luận điểm 3: Tính tất yếu của toàn cầu hóa |
- Toàn cầu hóa mang tính tất yếu, diễn ra ở mọi nơi trên thế giới. - Chúng ta cần chủ động đón nhận, có đối sách thích hợp để phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực. |
Toàn cầu hóa chứa đựng thời cơ và những thách thức to lớn. Trong tiến trình lịch sử của mình, dân tộc ta đã tỏ rõ khả năng luôn biết đón nhận những thời cơ thuận lợi và vượt lên trên các thách thức để đi tới. |
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây