Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Luyện tập SVIP
CÂY DỪA BÌNH ĐỊNH
Cây dừa gắn bó với người dân Bình Định chặt chẽ như cây tre đối với người dân miền Bắc. Cây dừa cống hiến tất cả của cải của mình cho con người: thân cây làm máng, lá làm tranh, cọng lá chẻ nhỏ làm vách, gốc dừa già làm chõ đồ xôi, nước dừa để uống, để kho cá, kho thịt, nấu canh, làm nước mắm,... Cùi dừa ăn sống với bánh đa, làm mứt, làm bánh kẹo, ép lấy dầu dùng để thắp, để ăn, để chải đầu, nấu xà phòng. Sọ dừa làm khuy áo, làm gáo, làm muôi. Vỏ dừa bện dây rất tốt đối với người đánh cá vì nó mềm, dẻo, dai, chịu mưa, chịu nắng. Cây dừa gắn bó với đời sống hằng ngày là như thế đấy.
Dân Bình Định có câu ca dao:
Dừa xanh sừng sững giữa trời
Đem thân mình hiến cho đời thủy chung.
Ở Bình Định, dừa là chủ yếu, dừa là tất cả. Dừa ở đây như rừng, dừa mọc ven sông, men bờ ruộng, leo sườn đồi, rải theo bờ biển. Trên những chặng đường dài suốt 50, 60 km chúng ta chỉ gặp cây dừa: dừa xiêm thấp lè tè, quả tròn, nước ngọt, dừa nếp lơ lửng giữa trời, quả vàng xanh mơn mởn, dừa lửa lá đỏ vỏ hồng,...
(Theo Hoàng Văn Huyền, Những mẩu chuyện địa lí)
Văn bản trên giới thiệu về điều gì?
TẠI SAO LÁ CÂY CÓ MÀU XANH LỤC?
Lá cây có màu xanh lục vì các tế bào của lá chứa nhiều lục lạp. Một mi-li-mét lá chứa bốn mươi vạn lục lạp. Trong các lục lạp này có chứa một chất gọi là diệp lục, tức là chất màu xanh của lá. Ánh sáng trắng của mặt trời gồm bảy màu: tím, chàm, lam, lục, vàng, cam, đỏ. Sở dĩ, chất diệp lục có màu xanh lục vì nó hút các tia sáng và lại phản chiếu màu này, do đó mắt ta mới nhìn thấy màu xanh lục. Nếu ta chiếu chất diệp lục của lá cây bằng một nguồn sáng đỏ, chất này sẽ thu nhận tất cả các tia màu đỏ, nhưng không có tia sáng màu xanh lục để phản chiếu lại, nên kết quả ta nhìn vào lá cây chỉ thấy một màu đen sì... Như vậy, lá cây có màu xanh là do chất diệp lục trong lá cây.
(Theo Vũ Văn Chuyên, Hỏi đáp về thực vật)
Nội dung của văn bản trên là gì?
HUẾ
Huế là một trong những trung tâm văn hóa, nghệ thuật lớn của Việt Nam. Huế là một thành phố đẹp. Huế đẹp của thiên nhiên Việt Nam. Huế đẹp của thơ. Huế đẹp của những con người sáng tạo, anh dũng.
Huế là sự kết hợp hài hòa của núi, sông và biển. Chúng ta có thể lên núi Bạch Mã để đón gió biển. Từ đèo Hải Vân mây phủ, chúng ta nghe tiếng sóng biển rì rào. Từ đây buổi sáng chúng ta có thể lên Trường Sơn, buổi chiều tắm biển Thuận An và ban đêm ngủ thuyền trên sông Hương.
Huế đẹp với cảnh sắc sông núi. Sông Hương đẹp như một dải lụa xanh bay lượn trong tay nghệ sĩ múa. Núi Ngự Bình như cái yên ngựa nổi bật trên nền trời trong xanh của Huế. Chiều đến, những chiếc thuyền nhỏ nhẹ nhàng lướt trên dòng nước hiền dịu của sông Hương. Những mái chèo thong thả buông, những giọng hò Huế ngọt ngào bay lượn trên mặt sóng, trên những ngọn cây thanh trà, phượng vĩ.
Huế có những công trình kiến trúc nổi tiếng được Liên hợp quốc xếp vào hàng di sản văn hóa thế giới. Huế nổi tiếng với các lăng tẩm của các vua Nguyễn với chùa Thiên Mụ, chùa Trúc Lâm, với đài Vọng cảnh, điện Hòn Chén, chợ Đông Ba,...
Huế được yêu vì những sản phẩm đặc biệt của mình. Huế là thành phố của những mảnh vườn xinh đẹp. Những vườn hoa, cây cảnh, những vườn chè, vườn cây ăn quả của Huế xanh mướt như những viên ngọc. Những chiếc nón Huế càng làm cho các cô gái Huế đẹp hơn, duyên dáng hơn.
Huế còn nổi tiếng với những món ăn mà chỉ riêng Huế mới có.
Huế còn là thành phố đấu tranh kiên cường. Tháng Tám năm 1945, Huế đã đứng lên cùng cả nước, chế độ phong kiến ngàn năm sụp đổ dưới chân thành Huế.
Huế đẹp và thơ đã đi vào lịch sử của những thành phố anh hùng.
(Dẫn theo Tiếng Việt thực hành)
Nội dung của văn bản trên là gì?
HUẾ
Huế là một trong những trung tâm văn hóa, nghệ thuật lớn của Việt nam. Huế là một thành phố đẹp. Huế đẹp của thiên nhiên Việt Nam. Huế đẹp của thơ. Huế đẹp của những con người sáng tạo, anh dũng.
Huế là sự kết hợp hài hòa của núi, sông và biển. Chúng ta có thể lên núi Bạch Mã để đón gió biển. Từ đèo Hải Vân mây phủ, chúng ta nghe tiếng sóng biển rì rào. Từ đây buổi sáng chúng ta có thể lên Trường Sơn, buổi chiều tắm biển Thuận An và ban đêm ngủ thuyền trên sông Hương.
Huế đẹp với cảnh sắc sông núi. Sông Hương đẹp như một dải lụa xanh bay lượn trong tay nghệ sĩ múa. Núi Ngự Bình như cái yên ngựa nổi bật trên nền trời trong xanh của Huế. Chiều đến, những chiếc thuyền nhỏ nhẹ nhàng lướt trên dòng nước hiền dịu của sông Hương. Những mái chèo thong thả buông, những giọng hò Huế ngọt ngào bay lượn trên mặt sóng, trên những ngọn cây thanh trà, phượng vĩ.
Huế có những công trình kiến trúc nổi tiếng được Liên hợp quốc xếp vào hàng di sản văn hóa thế giới. Huế nổi tiếng với các lăng tẩm của các vua Nguyễn với chùa Thiên Mụ, chùa Trúc Lâm, với đài Vọng cảnh, điện Hòn Chén, chợ Đông Ba,...
Huế được yêu vì những sản phẩm đặc biệt của mình. Huế là thành phố của những mảnh vườn xinh đẹp. Những vườn hoa, cây cảnh, những vườn chè, vườn cây ăn quả của Huế xanh mướt như những viên ngọc. Những chiếc nón Huế càng làm cho các cô gái Huế đẹp hơn, duyên dáng hơn.
Huế còn nổi tiếng với những món ăn mà chỉ riêng Huế mới có.
Huế còn là thành phố đấu tranh kiên cường. Tháng Tám năm 1945, Huế đã đứng lên cùng cả nước, chế độ phong kiến ngàn năm sụp đổ dưới chân thành Huế.
Huế đẹp và thơ đã đi vào lịch sử của những thành phố anh hùng.
(Dẫn theo Tiếng Việt thực hành)
TẠI SAO LÁ CÂY CÓ MÀU XANH LỤC?
Lá cây có màu xanh lục vì các tế bào của lá chứa nhiều lục lạp. Một mi-li-mét lá chứa bốn mươi vạn lục lạp. Trong các lục lạp này có chứa một chất gọi là diệp lục, tức là chất màu xanh của lá. Ánh sáng trắng của mặt trời gồm bảy màu: tím, chàm, lam, lục, vàng, cam, đỏ. Sở dĩ, chất diệp lục có màu xanh lục vì nó hút các tia sáng và lại phản chiếu màu này, do đó mắt ta mới nhìn thấy màu xanh lục. Nếu ta chiếu chất diệp lục của lá cây bằng một nguồn sáng đỏ, chất này sẽ thu nhận tất cả các tia màu đỏ, nhưng không có tia sáng màu xanh lục để phản chiếu lại, nên kết quả ta nhìn vào lá cây chỉ thấy một màu đen sì... Như vậy, lá cây có màu xanh là do chất diệp lục trong lá cây.
(Theo Vũ Văn Chuyên, Hỏi đáp về thực vật)
CÂY DỪA BÌNH ĐỊNH
Cây dừa gắn bó với người dân Bình Định chặt chẽ như cây tre đối với người dân miền Bắc. Cây dừa cống hiến tất cả của cải của mình cho con người: thân cây làm máng, lá làm tranh, cọng lá chẻ nhỏ làm vách, gốc dừa già làm chõ đồ xôi, nước dừa để uống, để kho cá, kho thịt, nấu canh, làm nước mắm,... Cùi dừa ăn sống với bánh đa, làm mứt, làm bánh kẹo, ép lấy dầu dùng để thắp, để ăn, để chải đầu, nấu xà phòng. Sọ dừa làm khuy áo, làm gáo, làm muôi. Vỏ dừa bện dây rất tốt đối với người đánh cá vì nó mềm, dẻo, dai, chịu mưa, chịu nắng. Cây dừa gắn bó với đời sống hằng ngày là như thế đấy.
Dân Bình Định có câu ca dao:
Dừa xanh sừng sững giữa trời
Đem thân mình hiến cho đời thủy chung.
Ở Bình Định, dừa là chủ yếu, dừa là tất cả. Dừa ở đây như rừng, dừa mọc ven sông, men bờ ruộng, leo sườn đồi, rải theo bờ biển. Trên những chặng đường dài suốt 50, 60 km chúng ta chỉ gặp cây dừa: dừa xiêm thấp lè tè, quả tròn, nước ngọt, dừa nếp lơ lửng giữa trời, quả vàng xanh mơn mởn, dừa lửa lá đỏ vỏ hồng,...
(Theo Hoàng Văn Huyền, Những mẩu chuyện địa lí)
Đặc điểm chung của văn bản Huế, Tại sao lá cây có màu xanh lục và Cây dừa Bình Định là gì?
Sắp xếp các cụm từ để hoàn thành khái niệm "văn bản thuyết minh":
- dùng phương thức
- giải thích đặc điểm, tính chất...
- Là văn bản
- trình bày, giới thiệu,
- của sự vật, hiện tượng.
Nhận định nào nói đúng mục đích của văn bản thuyết minh?
- Đem lại cho con người
- về sự vật, hiện tượng
- để có thái độ, hành động đúng đắn.
- những tri thức chính xác, khách quan
Văn bản thuyết minh có tính chất gì?
Ngôn ngữ của văn bản thuyết minh có đặc điểm gì?
Văn thuyết minh thường được sử dụng ở đâu?
Trong các văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận có xuất hiện yếu tố thuyết minh không?
Văn bản sau được viết theo phương thức nào?
"Giữa cơ thể và môi trường có ảnh hưởng qua lại với nhau. Môi trường có ảnh hưởng tới mọi đặc tính của cơ thể. Chỉ cần so sánh những lá mọc trong các môi trường khác nhau là thấy rõ điều đó. Để thực hiện những nhiệm vụ thứ yếu hoặc do ảnh hưởng của môi trường, lá mọc trong không khí có thể biến thành tua cuốn như ở cây đậu Hà Lan, hay tua móc có gai bám vào trụ leo như ở cây mây. Ở những miền khô ráo, lá có thể biến thành gai để giảm bớt sự thoát hơi nước như ở cây xương rồng hay dày lên và chứa nhiều nước như ở cây lá bỏng."
(Tài liệu Sinh học)
Văn bản sau thuộc kiểu văn bản nào?
"Đàn đáy là một nhạc cụ họ dây, chỉ gảy. Xưa kia chỉ dùng đệm cho hát ả đào. Đàn có bầu cộng hưởng hình thang, đáy lớn khoảng 25 cm nằm phía trên, đáy nhỏ khoảng 22 cm nằm phía dưới, hai cạnh bên khoảng 35 cm, dày 7-9 cm. Mặt đàn bằng gỗ xốp, thường là gỗ cây ngô đồng, còn gắn thêm mảnh gỗ hình chữ U có lỗ để mắc gốc dây đàn. Cần đàn dài khoảng 1,2 m, gắn 10-12 phím gọt bằng tre. Đàn đáy có 3 dây bằng tơ xe, cách nhau một quãng bốn, ứng với nốt sol, đô, fa. Tiếng đàn ấm, dịu và đục, đi với giọng nữ kết hợp tiếng phách tre hài hòa, có khả năng thể hiện những cung bậc tinh tế của tình cảm."
(Từ điển bách khoa Việt Nam, tập I, Hà Nội, 1995)
Trong các văn bản đã học sau, văn bản nào có sử dụng yếu tố thuyết minh một cách rõ nét?
CẤU TRÚC NGÔI THÁP
Cấu trúc của ngôi tháp cổ Chăm-pa gồm có ba phần: đế tháp (Bhurloca), thân tháp (Bhurvaloca) và mái tháp (Svarloca).
Đế tháp được xây dựng vững chắc và bề thế, là bộ phận chịu sức nặng của cả tòa tháp. Gắn với đế tháp là các bậc cấp để đi vào tháp và có trang trí theo các lớp (lớp trên hình lá đề, lớp giữa có các ô hình chữ nhật, lớp dưới loe ta để mở rộng chân tháp).
Thân tháp là một khối trụ đứng, đáy vuông hoặc chữ nhật, mặt ngoài có trang trí bằng trụ ốp xen kẽ với tượng người. Không gian bên trong rất hẹp, chỉ để bày vật thờ tượng trưng... Còn lại là lối đi hẹp cho người hành lễ. Tháp có một hoặc hai cửa đi chính, không có cửa sổ nên không khí bên trong âm u huyền bí.
Mái tháp được cấu tạo dạng cuốn với các lớp gạch bên trên thu dần vào lên tới đỉnh.
Cấu trúc bên ngoài mái có nhiều lớp với trang trí phong phú: các tiên nữ Áp-sa-ra, chim thần Ga-ru-da, bò thần Nan-din,... cùng với nhiều hình họa lịch ử chạm trổ rất tinh xảo.
Vòm cửa chính của tháp có hình tượng nghệ thuật đẹp với nhiều hình chạm khắc rất ấn tượng.
(Tháp cổ Chăm-pa, NXB Kim Đồng, Hà Nội, 2002)
Văn bản trên được viết theo phương thức biểu đạt nào?
CẤU TRÚC NGÔI THÁP
Cấu trúc của ngôi tháp cổ Chăm-pa gồm có ba phần: đế tháp (Bhurloca), thân tháp (Bhurvaloca) và mái tháp (Svarloca).
Đế tháp được xây dựng vững chắc và bề thế, là bộ phận chịu sức nặng của cả tòa tháp. Gắn với đế tháp là các bậc cấp để đi vào tháp và có trang trí theo các lớp (lớp trên hình lá đề, lớp giữa có các ô hình chữ nhật, lớp dưới loe ta để mở rộng chân tháp).
Thân tháp là một khối trụ đứng, đáy vuông hoặc chữ nhật, mặt ngoài có trang trí bằng trụ ốp xen kẽ với tượng người. Không gian bên trong rất hẹp, chỉ để bày vật thờ tượng trưng... Còn lại là lối đi hẹp cho người hành lễ. Tháp có một hoặc hai cửa đi chính, không có cửa sổ nên không khí bên trong âm u huyền bí.
Mái tháp được cấu tạo dạng cuốn với các lớp gạch bên trên thu dần vào lên tới đỉnh.
Cấu trúc bên ngoài mái có nhiều lớp với trang trí phong phú: các tiên nữ Áp-sa-ra, chim thần Ga-ru-da, bò thần Nan-din,... cùng với nhiều hình họa lịch ử chạm trổ rất tinh xảo.
Vòm cửa chính của tháp có hình tượng nghệ thuật đẹp với nhiều hình chạm khắc rất ấn tượng.
(Tháp cổ Chăm-pa, NXB Kim Đồng, Hà Nội, 2002)
Vì sao văn bản trên được coi là văn bản thuyết minh?
KHỞI NGHĨA NÔNG VĂN VÂN
(1833 - 1835)
Nông Văn Vân là tù trưởng dân tộc Tày, giữ chức tri châu Bảo Lạc (Cao Bằng). Không chịu nổi sự chèn ép của triều đình nhà Nguyễn, Nông Văn Vân cùng một số tù trưởng tập hợp dân chúng nổi dậy. [...]
Cuộc khởi nghĩa lan khắp miền núi Việt Bắc và một số làng người Mường, người Việt là trung du. Nhà Nguyễn đã hai lần cử những đạo quân lớn kéo lên đàn áp nhưng không hiệu quả. Lần thứ ba (năm 1835), quân triều đình tấn công dữ dội từ nhiều phía và bao vây đốt rừng. Nông Văn Vân chết trong rừng. Cuộc khởi nghĩa bị dập tắt.
(Lịch sử 7)
Văn bản "Khởi nghĩa Nông Văn Vân" có phải văn bản thuyết minh không?
CON GIUN ĐẤT
Giun đất là động vật có đốt, gồm khoảng 2500 loài, chuyên sống ở vùng đất ẩm. Đầu giun đất có cơ phát triển và trơn để đào chui trong đất. Mình giun đất có chất nhờn để da luôn ướt, giảm ma sát khi chui trong đất. Giun đất có màu nâu khi ở trong lòng đất, có màu rêu trên lưng khi sống trong rêu. Giun đất có sức sống mạnh, dù bị chặt đứt, nó vẫn có thể tái sinh.
Giun đất có tác dụng đào bới làm xốp đất. Phân giun đất là thứ phân bón rất tốt cho thực vật. Giun đất được dùng làm phương tiện xử lí rác, làm sạch môi trường.
Giun đất dùng để chăn nuôi gia súc. Người cũng có thể ăn giun đất vì nó có 70% lượng đạm trong cơ thể. Giun đất có thể dùng làm thuốc chữa bệnh. Giun đất là giống vật có ích.
(Theo Bách khoa tri thức thế kỉ XXI)
Văn bản "Con giun đất" có phải văn bản thuyết minh không?
Văn bản nào dưới đây không phải là văn bản thuyết minh?
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây