Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Thực hành tiếng Việt: Thành ngữ SVIP
I. NHẬN BIẾT ĐẶC ĐIỂM VÀ CHỨC NĂNG CỦA THÀNH NGỮ
1. Đọc câu văn sau và chú ý các cụm từ in đậm.
(1) Kẻ hầu người hạ ra vào tới tấp, bưng lên cho khách toàn sơn hào hải vị, mùi thơm nức mũi. (Vua chích chòe)
(2) Mọi người trong làng luôn đoàn kết, chia ngọt sẻ bùi cho nhau.
Ba cụm từ in đậm trong các câu trên đều là những tổ hợp có cấu tạo chặt chẽ. Nghĩa của mỗi cụm từ đều hàm súc, có tính hình tượng. Đó là nghĩa chung của cả cụm từ chứ không phải là tổng số nghĩa của các từ. Kẻ hầu người hạ, sơn hào hải vị, chia ngọt sẻ bùi là các thành ngữ.
Là một cụm từ đặc biệt, nhiều khi cách kết hợp các từ trong thành ngữ không theo quy tắc thông thường.
2. Đọc các câu sau và tìm hiểu chức năng của thành ngữ.
(3) Cô đem lòng yêu, có của ngon vật lạ đều giấu đem lên cho. (Sọ Dừa)
(4) Lần này hai đội lại gặp nhau, chưa biết mèo nào cắn mỉu nào.
Ở câu (3), của ngon vật lạ có nghĩa là những thức ăn ngon, quý hiếm; ở câu (4), chưa biết mèo nào cắn mỉu nào có nghĩa là chưa biết ai thắng ai thua.
II. BÀI TẬP THỰC HÀNH: THÀNH NGỮ
1. Chỉ ra và giải nghĩa các thành ngữ trong các câu sau.
a. Tất cả những cái đó cám dỗ tôi hơn là quy tắc về phân từ; nhưng tôi cưỡng lại được, và ba chân bốn cẳng chạy đến trường.
(An-phông-xơ Đô-đê (Anlaphonse Daudet), Buổi học cuối cùng)
Thành ngữ trong câu a là ba chân bốn cẳng.
b. Lại có khi tôi cảm thấy mình dũng mãnh đến nỗi dù có phải chuyển núi dời sông tôi cũng sẵn sàng.
(Trin-ghi-dơ Ai-tơ-ma-tốp, Người thầy đầu tiên)
Thành ngữ trong câu b là chuyển núi dời sông.
2. Thử thay thành ngữ (in đậm) trong các câu sau bằng từ ngữ có ý nghĩa tương đương, rồi rút ra nhận xét.
a. Thành ra có bao nhiêu gỗ hỏng bỏ hết và bao nhiêu vốn liếng đi đời nhà ma sạch.
(Đẽo cày giữa đường)
b. Giờ đây, công chúa là một chị phụ bếp, thôi thì thượng vàng hạ cám, việc gì cũng phải làm.
(Vua chích chòe)
=> Rút ra nhận xét:
3. Nhận xét về việc sử dụng thành ngữ đẽo cày giữa đường ở hai trường hợp sau.
a. Anh làm việc này chắc nhiều người góp cho những ý kiến hay. Khác gì đẽo cày giữa đường.
b. Chín người mười ý, tôi biết nghe theo ai bây giờ? Thật là đẽo cày giữa đường.
4. Hãy đặt 4 câu, mỗi câu sử dụng một trong các thành ngữ sau.
a. Học một biết mười
b. Học hay, cày biết
c. Nở mày nở mặt
d. Mở cờ trong bụng
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây