Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Thực hành tiếng Việt: Nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng và nghĩa của những từ có yếu tố Hán Việt đó SVIP
I. LÍ THUYẾT: NGHĨA CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ HÁN VIỆT THÔNG DỤNG VÀ NGHĨA CỦA NHỮNG TỪ CÓ YẾU TỐ HÁN VIỆT ĐÓ
- Khi gặp một từ có các yếu tố Hán Việt thông dụng, trước hết, có thể tách các từ đó ra thành các yếu tố riêng biệt để xem xét. Ví dụ: thuyết minh => thuyết và minh.
- Tiếp đó, tập hợp những từ đã biết có một trong các yếu tố của từ được tách ở trên và xếp chúng vào các nhóm khác nhau. Ví dụ: nhóm có yếu tố thuyết: thuyết phục, thuyết giảng, lí thuyết, diễn thuyết,...; nhóm có yếu tố minh: minh bạch, minh mẫn, tường minh, thanh minh,...
- Dựa vào nghĩa chung của một vài từ đã biết trong nhóm để suy ra nghĩa của từng yếu tố, từ đó, bước đầu xác định được nghĩa của từ có yếu tố Hán Việt muốn tìm hiểu. Ví dụ: thuyết => có liên quan tới hành động nói; minh => có liên quan tới sự rõ ràng, sáng sủa; thuyết minh => nói rõ ràng ra (về một vấn đề nào đó).
II. BÀI TẬP THỰC HÀNH: NGHĨA CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ HÁN VIỆT THÔNG DỤNG VÀ NGHĨA CỦA NHỮNG TỪ CÓ YẾU TỐ HÁN VIỆT ĐÓ
1. Em hiểu như thế nào về nghĩa của các yếu tố Hán Việt tạo nên từ tín ngưỡng được dùng trong văn bản Lễ rửa làng của người Lô Lô? Theo em, khi chưa có từ điển trong tay ta có thể suy đoán nghĩa của các yếu tố đó và nghĩa của từ chứa đựng chúng theo cách nào?
Khi chưa có từ điển trong tay, ta có thể suy đoán nghĩa của từ tín ngưỡng như sau:
- Tách từ tín ngưỡng thành hai yếu tố riêng biệt để xem xét: tín ngưỡng => tín và ngưỡng.
- Tập hợp những từ đã biết có một trong các yếu tố của từ được tách ở trên và xếp chúng vào các nhóm khác nhau. Ta có: tín: tín nhiệm, tín đồ, bất tín, uy tín, tín tâm,...; ngưỡng: kính ngưỡng, ngưỡng vọng, ngưỡng mộ,...
- Dựa vào nghĩa chung của một vài từ đã biết trong nhóm để suy ra nghĩa của từng yếu tố, từ đó, bước đầu xác định được nghĩa của từ có yếu tố Hán Việt muốn tìm hiểu.
2. Bản sắc, ưu tư, truyền thông là các từ có yếu tố Hán Việt. Xác định nghĩa của chúng:
* Từ bản sắc:
- Yếu tố "bản": bản chất, bản lĩnh, bản quán, nguyên bản,...
-> Nghĩa của yếu tố "bản" trong từ "bản sắc":
- Yếu tố "sắc": sắc thái, sắc độ, sắc tố,...
-> Nghĩa của yếu tố "sắc" trong từ "bản sắc":
=> Nghĩa chung của từ "bản sắc":
* Từ ưu tư:
- Yếu tố "ưu": ưu phiền, ưu lo, ưu não,...
-> Nghĩa của yếu tố "ưu" trong từ "ưu tư":
- Yếu tố "tư": suy tư, tương tư,...
-> Nghĩa của yếu tố "tư" trong từ "ưu tư":
=> Nghĩa chung của từ "ưu tư":
* Từ truyền thông:
- Yếu tố "truyền": truyền nhiễm, tuyên truyền, truyền bá,...
-> Nghĩa của yếu tố "truyền" trong từ "truyền thông":
- Yếu tố "thông": thông báo, thông dịch,...
=> Nghĩa chung của từ "truyền thông":
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây