Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Thực hành tiếng Việt: Các đoạn văn diễn dịch, quy nạp, song song, phối hợp SVIP
I. Kiến thức cần nhớ
1. Đoạn văn diễn dịch
- Trình bày vấn đề theo trình tự các ý từ khái quát đến cụ thể.
- Đặc điểm:
+ Câu chủ đề đứng đầu đoạn văn.
+ Các câu còn lại phát triển ý nêu ở câu chủ đề.
Ví dụ:
Trần Đăng Khoa rất biết yêu thương. Em thương bác đẩy xe bò "mồ hôi ướt lưng, căng sợi dây thừng" chở vôi cát về xây trường học, và mời bác về nhà mình... Em thương thầy giáo một hôm trời mưa đường trơn bị ngã, cho nên dân làng bèn đắp lại đường.
(Theo Xuân Diệu)
=> Câu chủ đề: "Trần Đăng Khoa rất biết yêu thương".
2. Đoạn văn quy nạp
- Trình bày vấn đề theo trình tự từ các ý cụ thể đến ý khái quát.
- Đặc điểm:
+ Câu chủ đề là câu đứng cuối đoạn, khái quát ý từ những câu đứng trước.
Ví dụ:
Mỗi ngày thức dậy bạn cảm thấy yêu đời hơn. Mỗi ngày thức dậy bạn tìm cho mình một nguồn cảm hứng để làm việc. Mỗi ngày, chúng ta tận hưởng những thú vui khác nhau để cuộc sống này trọn vẹn hơn. Chúng ta không biết được ngày mai ra sao. Chúng ta cũng ta cũng không biết được những chuyện gì sẽ xảy đến. Chính vì thế, chúng ta hãy sống thật trọn vẹn để không phải hối tiếc về những điều đã xảy ra.
(Sưu tầm)
Câu chủ đề: "Chính vì thế, chúng ta hãy sống thật trọn vẹn để không phải hối tiếc về những điều đã xảy ra."
3. Đoạn văn song song
- Không có câu chủ đề.
- Đặc điểm:
+ Các câu trong đoạn có quan hệ bình đẳng với nhau về nghĩa.
Ví dụ:
Mưa đã ngớt. Trời rạng dần. Mấy con chim chào mào từ hốc cây nào đó bay ra hót râm ran. Mưa tạnh, phía đông một mảng trời trong vắt. Mặt trời ló ra, chói lọi trên những vòm lá bưởi lấp lánh.
(Tô Hoài, O chuột)
=> Các câu trong đoạn văn bình đẳng với nhau về nghĩa, cùng làm rõ ý tả về cảnh vật sau cơn mưa.
4. Đoạn văn phối hợp
- Có câu chủ đề ở đầu đoạn và cuối đoạn.
Ví dụ:
Các tế bào của lá cây có chứa nhiều lục lạp. Trong các lục lạp này có chứa một chất gọi là diệp lục, tức là chất xanh của lá. Sở dĩ chất diệp lục có màu xanh lục vì nó hút các tia sáng có màu khác, nhất là màu đỏ và màu lam, nhưng không thu nhận màu xanh lục mà lại phản chiếu màu này và do đó mắt ta mới nhìn thấy màu xanh lục. Như vậy, lá cây có màu xanh là do chất diệp lục chứa trong thành phần tế bào.
(Sưu tầm)
=> Câu chủ đề: "Các tế bào của lá cây có chứa nhiều lục lạp." và "Như vậy, lá cây có màu xanh là do chất diệp lục chứa trong thành phần tế bào."
Bài 2.
Bài 3.
Bài 4.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây