Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Thực hành tiếng Việt: Biện pháp tu từ nghịch ngữ SVIP
I. LÝ THUYẾT
Nghịch ngữ là biện pháp tu từ kết hợp các từ ngữ biểu thị những khái niệm mâu thuẫn nhau để tạo ra những cách nói, cách viết trái với cách nói, cách viết thông thường nhằm mục đích làm nổi bật bản chất vấn đề, gây ấn tượng mạnh đối với người tiếp nhận, đồng thời làm tăng sức biểu cảm cho sự diễn đạt.
Ví dụ: Biện pháp tu từ nghịch ngữ trong tiêu đề tác phẩm Kẻ sát nhân lương thiện (Lại Văn Long), Âm thanh im lặng (Vũ Quần Phương), Tuyết bỏng (Bôn-đa-rép),...
II. BÀI TẬP
1. Xác định biện pháp tu từ nghịch ngữ trong các trường hợp dưới đây và cho biết tác dụng của biện pháp này:
a. Hạnh phúc của một tang gia - Văn Minh nữa cũng nói vào - Một đám ma gương mẫu
(Nhan đề một chương trong tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng)
b. Vì mới chết lần này là lần đầu, nên anh Xích chưa có lịch duyệt về khoản ấy.
Thực vậy, nếu chết ở tỉnh, thì ai láu, nên chọn vào đêm thứ Sáu. Như thế, vợ con có vừa vặn thì giờ để cáo phó lên báo. Và đến Chủ nhật, cất đám, có đủ các cụ, các quan, các ông, các bà, thân bằng cố hữu đi đưa đông. Ở nhà quê, nếu chết vì tai nạn, người khôn ngoan bao giờ cũng tránh ngày Chủ nhật hoặc ngày lễ, thì sự khám xét, tống táng mới mong chóng được.
(Nguyễn Công Hoan, Thịt người chết)
Biện pháp tu từ nghịch ngữ xuất hiện dày đặc trong đoạn trích trên. Biện pháp này thể hiện qua sự kết hợp các từ ngữ biểu thị những khái niệm mâu thuẫn nhau: "chết" và "lần này là lần đầu"; "chết ở tỉnh" và "nên chọn vào đêm thứ Sáu"; "chết vì tai nạn" và "tránh ngày Chủ nhật hoặc ngày lễ".
Tác dụng:
2. Đọc các ngữ liệu sau và tìm những cách diễn đạt trái với cách diễn đạt thông thường. Nêu hiệu quả của việc sử dụng cách diễn đạt ấy.
a. Trưởng bưu cục – Sao lại không? Được ông vay tiền, thực là hạnh phúc rất lớn. Thưa ông, đây, xin rất vui lòng. Tôi xin tận tâm tận lực sẵn sàng hầu ông.
(N. Gô-gôn, Quan thanh tra)
b. Chánh án – Ấy chết! Sao ông lại nghĩ thế! Được ông nhận tiền, thực vinh dự cho tôi quá rồi. Cố nhiên, tôi đem hết tài hèn sức mọn, lòng nhiệt thành, sẵn sàng đối với quan trên... để cố gắng sao cho xứng đáng...
(N. Gô-gôn, Quan thanh tra)
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây