Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Thực hành tiếng Việt (Thành phần biệt lập) SVIP
Thực hành tiếng Việt
Thành phần biệt lập
I. Tri thức ngữ văn
1. Khái niệm
Thành phần biệt lập là thành phần phụ có tính độc lập với nòng cốt câu.
Ví dụ: Hình như lá phong năm nay không được đỏ như năm trước.
Từ Hình như là một thành phần biệt lập, nó không làm thay đổi nòng cốt của câu "Lá phong năm nay không được đỏ như năm trước".
2. Phân loại
Thành phần biệt lập gồm có 4 loại sau:
- Thành phần phụ chú: được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu, thường được tách biệt bằng dấu gạch ngang, dấu phẩy, dấu ngoặc đơn hoặc dấu hai chấm.
Ví dụ: Bên dưới con thác (và đây là cảnh tượng đáng kinh ngạc hơn), là một mớ những đường ống thủy tinh kếch xù từ đâu đó tít trên trần rủ xuống vực vào lòng sông.
(Rô-a Đan, Xưởng Sô-cô-la)
Phần in đậm trong ví dụ trên là thành phần phụ chú, được dùng để bổ sung thông tin cho khung cảnh “bên dưới con thác”.
- Thành phần gọi - đáp: được dùng để dùng để gọi đáp, tạo lập hoặc duy trình quan hệ giao tiếp.
Ví dụ: Hai bà cháu chợt nhận ra cô Gió, bà tươi tỉnh hẳn lên:
- Đào ơi, có gió rồi, con nghỉ tay đi. Ôi, cô Gió thật là tốt quá! Bà cứ tỉnh cả người.
(Xuân Quỳnh, Cô Gió mất tên)
Trong ví dụ trên, Đào ơi được dùng để hô gọi, nhằm bắt đầu cuộc thoại.
- Thành phần cảm thán: được dùng để diễn tả cảm xúc của người nói.
Ví dụ: Ôi, cô Gió thật là tốt quá!
(Xuân Quỳnh, Cô Gió mất tên)
Trong câu trên, Ôi biểu lộ cảm xúc (sự xúc động mạnh mẽ) của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.
- Thành phần tình thái: được dùng để diễn tả thái độ, cách đánh giá của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.
Ví dụ: Tàu Nau-ti-lơtx dường như đứng yên một chỗ, vì xung quanh chẳng thấy một điểm nào động đậy.
(Giuyn Véc-nơ, Hai vạn dặm dưới biển)
Trong ví dụ trên, dường như biểu thị ý phỏng đoán một cách dè dặt, dựa trên những gì người nói trực tiếp cảm nhận.
II. Luyện tập
Câu 1. Xác định thành phần biệt lập trong các trường hợp sau và cho biết chức năng của chúng.
a. Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về.
(Hữu Thỉnh, Sang thu)
b. Cả ba cùng chạy vào, cùng nói:
- Bác Tai ơi, bác có đi với chúng cháu đến nhà lão Miệng không? Chúng cháu đến nói cho lão biết, từ nay chúng cháu không làm cho lão ăn nữa. Chúng cháu cũng như bác, lâu nay vất vả nhiều rồi, nay phải nghỉ ngơi mới được.
(Truyện ngụ ngôn Việt Nam, Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng)
c. Trẻ con chúng tôi la ó, té nhau, reo hò. Ôi, con suối; con suối khi nó cạn, chúng tôi ngẩn ngơ. Chúng tôi thỏa thuê tắm, khi ra về tiếng ào ào vọng mãi.
(Duy Khán, Tuổi thơ im lặng)
Câu 2. Cho biết thành phần phụ chú trong mỗi trường hợp sau bổ sung thêm thông tin gì?
a. Đêm ấy ông khách - đích thị Bọ Dừa, cụ giáo thông thái chả bao giờ nói sai - ngủ lại dưới vòm lá trúc thật.
(Trần Đức Tiến, Giọt sương đêm)
b. Và bởi vậy, truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng vẫn còn sống mãi trong lòng người đọc - vượt ra khỏi giới hạn không gian và thời gian.
(Theo Minh Khuê, Sức hấp dẫn của truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng”)
c. Vài ngày ngâm rửa như thế, mới bắt đầu một trong những quy trình then chốt - gọt thủy tiên.
(Theo Giang Nam, Cách gọt củ hoa thủy tiên)
d. Giữa dây buộc một miếng vải đỏ hay một vật bất kì làm dấu (gọi là tâm điểm) để xác định đội thắng.
(Trần Thị Ly, Kéo co)
Câu 3. Dựa vào thành phần gọi - đáp trong các trường hợp bên dưới, hãy cho biết tính chất mối quan hệ giữa người nói và người nghe:
a. Thưa ông, độ này trời hạn, cạn khô cả.
(Truyện cười dân gian Việt Nam, Vắt cổ chày ra nước)
b. - Hay là chúng ta đem cho nó cái áo bông cũ, chị ạ.
- Ừ, phải đấy, để chị về lấy.
(Thạch Lam, Gió lạnh đầu mùa)
Câu 4. So sánh hai câu sau và cho biết sự khác nhau về nghĩa giữa chúng:
a. Chắc chắn trời sẽ mưa.
b. Có lẽ trời sẽ mưa.
Theo em, vì sao lại có sự khác biệt ấy?
- Chắc chắn: khẳng định dứt khoát là như thế, thể hiện mức độ tin cậy cao về sự việc được đề cập đến trong câu.
- Có lẽ: biểu thị ý phỏng đoán hoặc khẳng định một cách dè dặt về điều nghĩ rằng có thể là như thế, thể hiện mức độ tin cậy thấp về sự việc được đề cập trong câu.
Chính vì việc sử dụng thành phần tình thái khác nhau nên hai câu trên cũng thể hiện những nội dung, mức độ thông tin khác nhau.
Câu 5. Viết đoạn văn khoảng năm câu thể hiện những cảm xúc của em khi được chiêm ngưỡng một cảnh đẹp, trong đó có ít nhất một câu chứa thành phần biệt lập. Xác định chức năng của (những) thành phần biệt lập này.
Gợi ý bài làm:
Hà Nội, thủ đô của Việt Nam, nơi lưu giữ những truyền thống văn hóa ngàn đời của người Việt. Khi đến với Hà Nội, em không khỏi choáng ngợp với khung cảnh Hà Nội hiện ra trước mắt. Em cứ nghĩ Hà Nội sẽ là nơi ồn ào tiếng xe cộ, đầy khói bụi mịt mờ. Nhưng em đã sai. Hiện ra trước mắt em, đó là sự dịu dàng, nhẹ nhàng của vùng đất nghìn năm văn hiến. Em đã được tới rất nhiều di tích lịch sử nổi tiếng tại đây như hồ Gươm, hoàng thành Thăng Long, nhà tù Hỏa Lò,...Nếu có cơ hội, mọi người hãy tới thủ đô Hà Nội để trải nghiệm, tham quan nơi đây.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây