Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Thực hành tiếng Việt SVIP
Thực hành tiếng Việt
I. Cơ sở lý thuyết
1. Biệt ngữ xã hội
a. Khái niệm
Biệt ngữ xã hội là những từ ngữ được dùng hạn chế trong một nhóm người có chung một đặc điểm nào đó (nghề nghiệp, vị trí xã hội, tuổi tác,..), chẳng hạn như biệt ngữ của giới trẻ,..
Ví dụ: Vào ngày khai giảng, ngoài các hoạt động trong phần lễ, các bạn còn được quẩy hết mình trong phần hội.
(Theo Mực tím Online)
Trong ví dụ trên, quẩy là biệt ngữ của giới trẻ dùng để chỉ ý vui chơi thoải mái.
b. Chức năng và giá trị
Biệt ngữ xã hội gắn liền với môi trường và bản thân tầng lớp xã hội tạo ra nó. Mục đích sáng tạo ra biệt ngữ chính là để giữ bí mật trong phạm vi nhóm của mình. Vì vậy, người ngoài nhóm thường không hiểu được biệt ngữ.
Mặc dù biệt ngữ xã hội chỉ được dùng trong một phạm vi hạn chế nhưng theo thời gian, vẫn có những biệt ngữ dần trở lên phổ biến và sau đó trở thành từ ngữ toàn dân. Trong các tác phẩm văn chương, điện ảnh, biệt ngữ xã hội được dùng như một phương tiện tu từ với mục đích làm cho câu chuyện và nhân vật trở nên chân thật hơn.
2. Thành ngữ
II. Luyện tập
Câu 1. Xác định biệt ngữ xã hội trong các trường hợp sau và giải thích ý nghĩa của chúng.
a. Tại sao bạn ấy hay…chém gió?
b. Không chỉ sở hữu thành tích học tập khủng, Nam còn đạt được nhiều giải thưởng trong các cuộc thi văn nghệ của trường.
(Theo Mực tím online)
Câu 2. Tìm ít nhất ba biệt ngữ xã hội của giới trẻ và điền thông tin vào bảng dưới đây:
Câu 3. Khi viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học, chúng ta có thể sử dụng các biệt ngữ xã hội không? Vì sao?
Khi viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học, chúng ta không nên sử dụng các biệt ngữ xã hội. Biệt ngữ xã hội là những từ ngữ được dùng hạn chế trong một nhóm người có chung một đặc điểm nào đó (nghề nghiệp, vị trí xã hội, tuổi tác,..). Nói cách khác, biệt ngữ xã hội có phạm vi giao tiếp hạn chế, chủ yếu được dùng trong tầng lớp xã hội tạo ra nó và trong hoàn cảnh giao tiếp không theo nghi thức (sinh hoạt hằng ngày). Vì vậy, nếu học sinh sử dụng biệt ngữ xã hội trong bài văn phân tích một tác phẩm văn học thì sẽ không phù hợp.
Câu 4. Đọc đoạn trích sau và thực hiện những yêu cầu bên dưới:
Phú ghẻ “nổ” một tràng khiến Cường tắt đài. Nó ghệt mặt một hồi rồi ngẩn ngơ hỏi lại:
- Chẳng lẽ tụi mày đến đây để chơi trò “phá đám”?
(Nguyễn Nhật Ánh, Trại hoa vàng)
Câu 5. Hiện nay, giới trẻ có những cách nói như: anh hùng bàn phím, liệu cơm không gắp nổi mắm. Những cụm từ này xuất phát từ những thành ngữ, tục ngữ nào? Tìm thêm các trường hợp tương tự.
Câu 6. Xác định thành ngữ trong câu văn sau và nêu tác dụng của thành ngữ đó:
Tôi ba chân bốn cẳng lội xuống nước, không kịp xắn hai ống quần, bùn dưới chân tôi kêu lép bép.
(Đỗ Chu, Bồng chanh đỏ)
Câu 7. Em hãy viết một đoạn hội thoại (khoảng bốn đến năm câu) có sử dụng thành ngữ vừa xác định ở câu 6.
Gợi ý:
Vừa về, tôi vội vứt cặp sách rồi chạy vào mở TV lên xem.
Mẹ tôi: Sao con vừa về đã chạy tót vào phòng như gặp cướp thế?
Tôi: Tại vì..tại vì…tại vì hôm nay có chương trình Đường lên đỉnh Olympia mẹ ạ.
Mẹ tôi: Lần sau đừng có mà ba chân bốn cẳng như thế nhé con, không tốt đâu con.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây