Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 0 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Thực hành đọc hiểu: Vườn quốc gia Tràm Chim - Tam Nông SVIP
Nội dung này do giáo viên tự biên soạn.
Thực hành đọc hiểu:
Vườn quốc gia Tràm Chim - Tam Nông
I. Tìm hiểu chung
- Thể loại: Văn bản thông tin
- Đề tài:
- Chủ đề: Giới thiệu cảnh quan của vườn quốc gia Tràm Chim - Tam Nông.
- Bố cục:
- Các phương tiện giao tiếp trong văn bản:
+ Ngôn ngữ
+ Phi ngôn ngữ: Hình ảnh
II. Khám phá văn bản
1. Hệ thống thông tin trong văn bản
a. Các thông tin và vai trò của thông tin trong văn bản
- Giới thiệu khái quát về vườn quốc gia Tràm Chim.
+ Tràm Chim tại Tam Nông là khu bảo tồn thiên nhiên ngập nước rộng 7612 héc-ta, nằm giữa 4 xã, cách thị trấn Tam Nông 800 mét đường chim bay.
+ Các loài sinh vật nơi đây vô cùng phong phú:
Thực vật: rừng sậy, lau, sen, súng, lúa ma (còn gọi là lúa trời), lác, năng...
Động vật bò sát: trăn, rắn, lươn, rùa.
Các loại cá đồng.
Động vật có cánh: chim nước, cò, vịt trời, diệc, cồng cộc, nhiều loại chim sếu, đặc biệt là sếu cổ trụi đầu đỏ.
Vai trò của thông tin này trong văn bản: thiết lập cho người đọc hiểu về vị trí địa lí của Tràm Chim và sự phong phú, đa dạng của các sinh vật ở nơi đây.
- Giới thiệu thông tin về sếu đều đỏ:
+ Thời gian sếu đầu đỏ kéo đến Tràm Chim: mùa khô, đặc biệt khoảng từ tháng 3 - tháng 7.
+ Thức ăn: củ năng và các loài bò sát nhỏ.
+ Tập tính: sống tập trung thành đàn cùng nhiều loài chim khác, bay cùng nhau khá đông. Chim sếu bao giờ cũng cặp đôi vui đùa, nhảy múa, gần gũi với loài người.
Vào mùa sinh sản, sếu còn biết phân chia lãnh thổ cho từng cặp. Sếu sống khoảng 30 năm, đẻ một hay hai trứng, ấp từ 28 đến 32 ngày, trứng nở, thường chỉ nở một con.
+ Biểu tượng:
Chính vì thế, hình ảnh sếu (chim hạc) thường được chạm khắc trên các bộ đồ thờ, mặt trống đồng.
+ Biệt danh: thường được gọi là "sứ thần của môi sinh, "nhà quý tộc đáng yêu trong các loài chim".
+ Đặc điểm sinh học: bộ lông xám nhạt, mượt mà, phơn phớt xanh màu ngọc trai, cổ cao, đầu và một số phần cổ trụi lông, da đỏ sẫm, đôi cánh danh rộng khi bay. Sếu thường cao từ 1,5 đến 1,6 mét, có con cao trên 1,7 mét. Ngón chân út của sếu ngắn và nhô cao hẳn lên so với các ngón chân khác.
Chúng có dáng vẻ cao ráo, thanh tú, gây ấn tượng mạnh mẽ nhất cho người yêu thích và có tâm hồn nghệ sĩ. Khi múa, sếu ngẩng cao đầu, xòe cánh chạy vòng tròn rồi cúi đầu nhảy tung lên cao, xoay tròn thân mình rất đẹp. Trong mùa sinh sản, sếu múa ghép đôi.
+ Ngôn ngữ: sếu có đến 15 cách thông tin khác nhau qua tiếng kêu để kết bầy khi bay, gọi nhau, chào hỏi, tỏ tình, biểu hiện thái độ khi báo nguy.
+ Hành động:
+ Sự biến mất và xuất hiện: xưa kia sếu có nhiều ở Việt Nam, nhưng vào đầu năm 1952 thì hoàn toàn biến mất ở Đồng Tháp Mười. Sau hơn 30 năm biến mất, vào đầu năm 1988, sếu xuất hiện trở lại Tràm Chim - Tam Nông.
Nguyên nhân của sự biến mất: do sự di dân ồ ạt của con người và chiến tranh kéo dài làm cho hệ sinh thái thay đổi khiến cho sếu không thể sống được, phải kéo nhau bay đi nơi khác.
Vai trò của những thông tin này: cung cấp cho người đọc những thông tin về sếu đầu đỏ - một loài động vật quý hiếm. Từ đó kêu gọi bảo vệ loài vật đang có nguy cơ tuyệt chung và giữ sự cân bằng sinh thái.
b. Trật tự trình bày văn bản thông tin
- Theo trật tự khái quát đến cụ thể: từ cái nhìn khái quát về vườn quốc gia Tràm Chim và sự đa dạng của sinh vật, tác giả giới thiệu về sếu đầu đỏ với những đặc điểm, tập tính. Qua đó cho thấy tầm quan trọng của sếu đầu đỏ và lời kêu gọi bảo vệ loài động vật đang tuyệt chủng này.
- Theo trật tự kết quả - nguyên nhân: trình bày sự xuất hiện, biến mất của sếu đầu đỏ, sau đó đưa ra nguyên nhân của sự biến mất. Từ đó kêu gọi bảo vệ sự cân bằng sinh thái.
2. Phương tiện phi ngôn ngữ trong văn bản
- Phương tiện phi ngôn ngữ trong văn bản: hình ảnh loài sếu đầu đỏ.
- Tác dụng: cung cấp phương tiện trực quan để người đọc dễ dàng hình dung về loài sếu đầu đỏ và không gian sống của chúng.
3. Thái độ và quan điểm người viết đối với thông tin được trình bày trong văn bản
- Tác giả thể hiện niềm tự hào về sự phong phú, đa dạng trong hệ sinh thái của vườn quốc gia Tràm Chim - Tam Nông. Đặc biệt là sự trân trọng và tình yêu thương dành cho loài sếu đầu đỏ (chim hạc)
- Biểu hiện:
+ Sử dụng ngôn ngữ gần gũi, sinh động, thể hiện sự yêu thích, ngợi ca: "trông thật kì thú", "biểu tượng của sức mạnh, sự trường tồn", "gây ấn tượng mạnh mẽ", "thật tuyệt vời".
+ Cách miêu tả: đưa ra một cách chi tiết, cụ thể những đặc tính, môi trường sống của loài sếu đầu đỏ cùng vai trò, ý nghĩa quan trọng của nó trong đời sống tinh thần của người Việt.
+ Đưa ra lời kêu gọi bằng từ ngữ: "khẩn thiết" để kêu gọi bảo vệ sự cân bằng sinh thái và bảo vệ loài vật đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
III. Tổng kết
1. Nội dung:
2. Hình thức văn bản:
Sử dụng ngôn ngữ phong phú, sinh động; cách thức tổ chức thông tin phù hợp; kết hợp sử dụng ngôn ngữ và phương tiện phi ngôn ngữ.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây