Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 0 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Thực hành đọc hiểu: Kiều ở lầu Ngưng Bích SVIP
Nội dung này do giáo viên tự biên soạn.
THỰC HÀNH ĐỌC HIỂU: KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH
Nguyễn Du
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Nguyễn Du (1765 - 1820), tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên.
- Quê quán ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.
- Thời đại: cuộc đời Nguyễn Du gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử của giai đoạn cuối thế kỉ XVIII – XIX. Đây là giai đoạn lịch sử đầy biến động với hai đặc điểm nổi bật là chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng và phong trào nông dân khởi nghĩa nổi lên khắp nơi, đỉnh cao là phong trào Tây Sơn.
- Cuộc đời: từng trải, phiêu bạt nhiều năm trên đất Bắc, đi nhiều, tiếp xúc nhiều với cuộc sống của nhân dân nên rất thấu hiểu họ.
2. Tác phẩm
- Đoạn trích thuộc thể loại thơ lục bát.
- Vị trí đoạn trích: Nằm ở phần thứ hai: Gia biến và lưu lạc của Truyện Kiều.
II. Đọc - tìm hiểu chi tiết văn bản
1. Sáu câu thơ đầu
- Sáu câu thơ đầu tiên đã khắc họa khung cảnh thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích, nơi giam giữ tuổi xuân của Kiều.
- Tâm trạng của nàng Kiều trong khung cảnh ấy là cô đơn, đau khổ. Nàng chỉ có mảnh trăng làm bạn vui vầy: "Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung". Nhưng hơn hết, ở Thúy Kiều là cảm giác tủi nhục, chua xót.
- Khung cảnh càng làm nổi bật rõ tâm trạng của nàng Kiều. Cảnh thì bao la, rộng lớn, người thì nhỏ bé, cô đơn. Khung cảnh trước lầu Ngưng Bích tươi đẹp, rộng lớn nhưng rợn ngợp, đối lập với sự cô đơn của nàng Kiều.
2. Tám câu thơ tiếp
- Nỗi nhớ của Thúy Kiều hướng tới Kim Trọng và cha mẹ.
a. Nỗi nhớ chàng Kim
- Nỗi nhớ chàng Kim hiện lên đầu tiên, trước cả nỗi nhớ cha mẹ. Bởi Thúy Kiều khi bán mình chuộc cha, cứu gia đình đã đặt bổn phận của người con lên trước. Với cha mẹ, Kiều đã tỏ được lòng hiếu thảo của mình. Nhưng với chàng Kim, nàng lại phản bội lại chàng. Vì thế nên khi ở nơi đất khách quê người, Thúy Kiều nhớ tới chàng Kim đầu tiên. Trình tự nỗi nhớ như vậy là hợp lý.
- Tác giả sử dụng từ "tưởng" chứ không phải từ "nhớ", giúp người đọc thấy được sự thương nhớ khôn nguôi và mong nhớ thiết tha về mối tình đầu của Thúy Kiều với chàng Kim.
- Nàng lo lắng cho chàng Kim đang từng ngày ngóng trông tin tức của mình trong vô vọng: "Tin sương luống những rày trông mai chờ".
- Nhớ về Kim Trọng, nàng cảm thấy bơ vơ, lạc lõng "bên trời góc bể". Nhưng đồng thời nàng thấy tủi nhục trước chàng Kim: "Tấm son gột rửa bao giờ cho phai".
- Hình ảnh "tấm son" ẩn dụ cho tấm lòng trinh trắng của nàng, nay đã vấy bẩn, không còn có thể gột rửa được nữa.
b. Nỗi nhớ cha mẹ
- Nếu như nhắc đến chàng Kim, tác giả sử dụng từ "tưởng" thì khi Kiều nhớ về cha mẹ, tác giả sử dụng từ "xót". Từ "xót" đã giúp diễn tả cụ thể tấm lòng hiếu thảo, xót xa, đau đớn lo lắng cho bố mẹ tuổi đã cao, không biết ai chăm sóc.
- Tác giả đã sử dụng hai điển tích: "Sân Lai" và "gốc Tử" để khẳng định niềm yêu thương, hiếu kính với cha mẹ của nàng Kiều. Tuy ở nơi xa, nàng vẫn luôn lo lắng về cha mẹ khôn nguôi.
3. Tám câu thơ cuối
- Tám câu thơ cuối là lời của nàng Kiều tự độc thoại với chính mình để giãi bày tâm trạng. Đây chính là hình thức độc thoại nội tâm.
- Không chỉ là bức tranh tâm trạng, tám câu thơ còn thể hiện những dự cảm về tương lai của nàng Kiều khi cảm nhận được những sóng gió có thể sắp ập đến. Và đúng như dự cảm ấy, ngay sau đó nàng đã bị Sở Khanh lừa.
III. Tổng kết
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây